CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1.3. Khái quát về kết quả hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Năm 2019 là năm bản lề, đóng vai trò quan trọng cho việc hoàn thành nhiệm vụ đặt ra cho năm 2020 và cho giai đoạn tái cơ cấu 2016 – 2020. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã bám sát định hướng, chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các đơn vị trong toàn hệ thống triển khai linh hoạt, hiệu quả những nhiệm vụ và giải pháp kinh doanh
(Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2020).
- Huy động nguồn vốn:
Đến 31/12/2019, tổng nguồn vốn Agribank đạt 1.351.404 tỷ đồng, trong đó huy động vốn từ nền kinh tế đạt 1.347.382 tỷ đồng, tăng trưởng 161.094 tỷ đồng (+13,6%), đạt 135,8% kế hoạch năm 2019. Trong đó, vốn huy động nội tệ đạt 1.332.638 tỷ đồng (+ 13,8%), chiếm 98,9% tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Nguồn vốn dân cư tăng trưởng ổn định, đạt 1.065.285 tỷ đồng (+14,2%), chiếm tỷ trọng 79,1% tổng vốn huy động từ nền kinh tế.
Lãi suất huy động, phí điều hòa vốn điều hòa nội bộ được điều hành chủ động, linh hoạt theo diễn biến thị trường và tuân thủ quy định về lãi suất của NHNN. Năm 2019, Agribank tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất huy động ở mức thấp, phù hợp với mức lãi suất của các NHTM lớn để vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh trong huy động vốn, vừa có điều kiện giảm lãi suất cho vay theo định hướng của Chính phủ, NHNN.
Sơ đồ 2.2: Nguồn vốn Agribank-Nguồn:Báo cáo thường niên Agribank năm 2019
- Cấp tín dụng:
Đến ngày 31/12/2019, tổng dư nợ và đầu tư đạt 1.325.463 tỷ đồng, trong đó cho vay nền kinh tế đạt 1.121.900 tỷ đồng, tăng 117.308 tỷ đồng (tương ứng 11,7%) so với đầu năm, đạt 116,7% kế hoạch. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, 69,7% tổng dư nợ cho vay của Agribank. Doanh số cho vay gói tín dụng tiêu dùng đạt 7.457 tỷ đồng với 193 nghìn cá nhân, hộ gia đình góp phần
hạn chế tín dụng đen. Hình dưới đây mô tả tình hình tăng trưởng của Agribank giai đoạn 2015-2019:
Sơ đồ 2.3: Tín dụng Agribank-Nguồn:Báo cáo thường niên Agribank năm 2019
Trong năm 2019, nợ xấu của Agribank có xu hướng tăng cao do ảnh hưởng của dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt, cho vay theo các chương trình tín dụng chính sách và khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh,… tuy nhiên nợ xấu tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu được cảnh báo, giám sát thường xuyên, nằm trong tầm kiểm soát của Agribank. Chất lượng tín dụng tiếp tục được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm dần qua các năm.
Sơ đồ 2.4: Nợ xấu Agribank-Nguồn:Báo cáo thường niên Agribank năm 2019
- Sản phẩm dịch vụ:
Bên cạnh việc đầu tư cho hệ thống thiết bị, máy móc nhằm vận hành ổn định, đáp ứng yêu cầu mở rộng và phát triển sản phẩm dịch vụ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam còn đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ để bổ sung tiện ích dịch vụ E-banking; mở rộng hợp tác với các đơn vị Fintech và triển khai dịch vụ thu hộ; tăng cường các kênh thanh toán điện tử; đẩy mạnh triển khai thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công (thuế, điện nước sinh hoạt, học phí…); mở rộng sản phẩm trực tuyến tại máy rút tiền tự động đa chức năng; triển khai đề án phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông thôn và hoàn thiện việc chuyển đổi thẻ Chip không tiếp xúc thương hiệu Visa, Master card; tiếp tục thực hiện 8.705 phiên giao dịch phục vụ trên 800.000 khách hàng qua 68 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng.
Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có 215 sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng, với 3.061 máy rút tiền tự động, 81 CDM chiếm 17% số lượng máy rút tiền tự động tại Việt Nam, 24.554 thiết bị chấp nhận thanh toán. Tổng số thẻ đang hoạt động đến ngày 31/12/2019 là 12,6 triệu thẻ. Doanh thu phí dịch vụ năm 2019 là 6.695 tỷ đồng, thu ròng dịch vụ đạt 5.507 tỷ đồng.