Thực trạng tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 51 - 86)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.2.3.1. Thực trạng về phương pháp tiếp cận của Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Phương pháp kiểm toán mà bộ phận KTNB Agribank sử dụng trong các cuộc kiểm toán là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro” tương ứng với thông lệ chung về KTNB. Trước khi tiến hành kiểm toán, KTNB đánh giá và phân loại các rủi ro, từ đó định hướng kiểm toán theo mức độ rủi ro: những nghiệp vụ và các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao phải được kiểm toán trước và ít nhất mỗi năm một lần; trong một giai đoạn nhất định 3 đến 5 năm , phải đảm bảo tính toàn diện, sao cho tất cả các quy trình nghiệp vụ, các đơn vị, bộ phận của Agribank phải được kiểm toán; các quy trình, đơn vị, bộ phận được đánh giá là có rủi ro trung bình ít nhất 2 năm kiểm toán một lần, rủi ro thấp ít nhất 5 năm kiểm toán một lần. Quyết định 969/QĐ-HĐTV-BKS về quy chế tổ chức và hoạt động của KTNB, tại điều 13 đã trình bày phương pháp kiểm toán nội bộ như sau:

Điều 13. Phương pháp thực hiện KTNB

1. Phương pháp thực hiện KTNB là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.

2. KTNB phải xác định, phân tích, đánh giá nhừng rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro cho từng hoạt động của Agribank để phục vụ cho hoạt động KTNB. Ho sơ rủi ro bao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm tàng, tác động có thể có của các rủi ro đó đối với hoạt động của Agribank và khả năng xảy ra những rủi ro đó. Dựa trên đánh giá về tác động, khả năng xảy ra của các rủi ro; từng rủi ro được phân loại thành rủi ro cao, trung bình hoặc thấp. Việc đánh giá, phân loại rủi ro phải được thực hiện ít nhất một nám một lần.

3. Kết quả đánh giá rủi ro sẽ là căn cứ để Trưởng KTNB làm việc với Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và HĐTV trong quá trinh lập kế hoạch KTNB hàng nám. Các hoạt động có rủi ro sẽ được xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp, trong đó những hoạt động, đơn vị được coi là có rủi ro cao sẽ được ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực, thời gian hơn để kiểm toán, được kiểm toán trước và được kiểm toán thường xuyên hơn các hoạt động, đơn vị có rủi ro thấp hơn.

4. Kế hoạch KTNB phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của Agribank và sự thay đổi của các rủi ro đi kèm theo.

Căn cứ vào kết quả phân tích và đánh giá rủi ro, Trưởng kiểm toán nội bộ làm việc với Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và Hội đồng thành viên trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán hàng năm. Kế hoạch kiểm toán năm chỉ rõ những đơn vị nào cần phải được kiểm toán, đơn vị đó cần được kiểm toán toàn diện hay chỉ kiểm toán một hoặc một số quy trình, nghiệp vụ. Bộ phận KTNB của Agribank hầu như chỉ thực hiện kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán năm đã được phê duyệt. Như vậy, về mặt cơ bản, phương pháp tiếp cận hiện đại đã được quy định bằng văn bản, tạo nền móng cho việc thực hiện kiểm toán nội bộ đi đúng hướng với thông lệ quốc tế. Vậy thực tế quy định trên có được áp dụng triệt để, đúng nghĩa tại ngân hàng.

Hộp 2.1 Phương pháp tiếp cận của kiểm toán nội bộ - Nguồn Quyết định 969/QĐ-HĐTV-BKS của Agribank

2.2.3.2. Thực trạng về quy trình kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Tuy chưa ban hành sổ tay KTNB để có những hướng dẫn thống nhất về kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng, nhưng Ban kiểm soát ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ban hành quy trình kiểm toán nội bộ theo quyết định số 362/QĐ-HĐQT-BKS, trong đó có quy định về quy trình KTNB hoạt động tín dụng cũng bao gồm 4 bước: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo và giám sát sau kiểm toán:

a. Lập kế hoạch kiểm toán năm

Căn cứ theo Quyết định 125/QĐ-BKS ngày 29/12/2017 Quy định Hệ thống chỉ tiêu, thanh điểm, phương pháp đánh giá và xây dựng hồ sơ rủi ro về hoạt động của các chi nhánh trong hệ thống Agribank. Trưởng Ban Kiểm soát ban hành quyết định thành lập tổ để thực hiện báo cáo mức độ rủi ro các chi nhánh từ đó làm căn cứ để chọn mẫu chi nhánh có mức độ rủi ro đi kiểm toán qua các năm. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá bao gồm:

+ Bộ chỉ tiêu định lượng:

1. Nhóm chỉ tiêu về môi trường kiểm soát 2. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động tín dụng 3. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động huy động vốn

4. Nhóm chỉ tiêu về kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh, tài chính 5. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động thanh toán quốc tế kinh doanh ngoại tệ 6. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động xây dựng cơ bản

+ Bộ chỉ tiêu định tính:

1. Nhóm chỉ tiêu về môi trường kiểm soát 2. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động tín dụng 3. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động huy động vốn 4. Nhóm chỉ tiêu hoạt động tiền tệ kho quỹ 5. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động tài chính kế toán

6. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ

7. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động thẻ 8. Nhóm chỉ tiêu về CNTT

9. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động xây dựng cơ bản.

Căn cứ vào quyết định của Ban Kiểm soát về lựa chọn các chỉ tiêu định lượng , định tính trọng số của các bộ chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu và từng chỉ tiêu để tính điểm đối với từng chi nhánh theo phương pháp quy định tại văn bản 125/QĐ-BKS ngày 29/12/2017. Từ đó, phần mềm sẽ chạy ra các chi nhánh trong hệ thống Agribank được phân nhóm theo 03 mức độ rủi ro về hoạt động như sau: Nhóm A (đánh giá mức độ rủi ro thấp) có mức điểm dưới 40, Nhóm B (đánh giá mức độ rủi ro trung bình) có mức điểm từ 40 đến dưới 65, Nhóm C (đánh giá mức độ rủi ro cao) có mức điểm từ 65 trở lên. Kiểm toán nội bộ thực hiện tính điểm, đánh giá, xây dựng hồ sơ rủi ro đối với các chi nhánh định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban Kiểm soát. Trường hợp thực hiện theo định kỳ năm, số liệu được tính tại thời điểm 31/10 của năm đánh giá hoặc thời điểm khác do Ban Kiểm soát quyết định trên cơ sở đề xuất của Trưởng kiểm toán nội bộ. Qua đó, các đoàn kiểm toán sẽ được thành lập trên cơ sở rủi ro của chi nhánh lần lượt: Đoàn kiểm toán toàn diện, đoàn kiểm toán tín dụng, đoàn kiểm toán ngoài tín dụng và đoàn kiểm toán CNTT.

Cụ thể minh họa phần mềm chấm điểm rủi ro chi nhánh được chạy như sau:

Hình 2.1: Bộ chỉ tiêu định tính, định lượng – Nguồn: Phần mềm chấm điểm rủi ro chi nhánh của Agribank

Hình 2.2: Kết quả xếp hạng chấm điểm rủi ro – Nguồn: Phần mềm chấm điểm rủi ro chi nhánh của Agribank.

Hình 2.3: Kết quả xếp hạng chấm điểm rủi ro – Nguồn: Phần mềm chấm điểm rủi ro chi nhánh của Agribank.

Sau đó đoàn kiếm toán sẽ lập báo cáo chuẩn bị kiểm toán cụ thể sử dụng phần mềm IPCAS để truy vấn về các vấn đề kiếm toán tín dụng tại chi nhánh. Từ đó, rút ngắn thời gian làm việc tại chi nhánh nâng cao hiệu quả đối chiếu số liệu chứng từ giấy với số liệu trên phần mềm IPCAS:

Hình 2.4: Báo cáo chuẩn bị kiểm toán hoạt động tín dụng – Nguồn: Báo cáo chuẩn bị kiểm toán của Agribank.

b. Thực hiện kiểm toán

Căn cứ vào các bước cấp tín dụng tại chi nhánh và rủi ro có thể xảy ra tại các bước thực hiện cho vay KVNB đưa ra các thủ tục công việc cần làm tại các bước cho vay cấp tín dụng. Cụ thể như sau:

STT Các bước cho vay

Rủi ro có thể sảy ra Thủ tục KTNB

1 Tiếp nhận, thu thập, đánh giá hồ sơ, thông tin

về nhu cầu

Rủi ro chính có thể xảy ra:

- Khách hàng không đủ hồ sơ, không đáp ứng được các điều kiện vay vốn,

Thủ tục kiểm soát chính: Người

-Kiểm tra các hồ sơ vay vốn của khách hàng có đầy đủ theo quy định và còn hiệu lực, tính pháp lý:

vay vốn của khách hàng

quan hệ khách hàng thực hiện - Thu thập, rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn.

- Nhận diện và đánh giá người có liên quan tới khách hàng vay vốn, nhập thông tin người có liên quan của khách hàng trên IPCAS theo quy định.

- Thu thập thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng từ CIC, thông tin tín dụng tại Agribank của người có liên quan.

- Chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng.

- Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện vay vốn, tuân thủ các quy định của Agribank và pháp luật có liên quan. Lập báo cáo đề xuất cho vay.

- Xác định dư nợ người có liên quan với khách hàng vay vốn tại Chi nhánh và trong hệ thống? làm cơ sở đánh giá khả năng vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng?

- Kiểm tra giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đã phải là bản gần nhất, (cá nhân thì có đầy đủ hộ khẩu, cmtnd) hay chưa?

- Phương án xin vay vốn đã đầy đủ cơ sở và căn cứ chưa? Các tài liệu chứng minh vốn đối ứng và cơ sở dụng vốn có đúng thực tế và khớp với số liệu trên phương án xin vay vốn không?

- Chấm điểm khách hàng có phù hợp với các thông số BCTC và phương án như quy định hay không?

- Tra cứu thông tin

khách hàng CIC đã thực hiện chưa?

2 Thẩm định cho vay

Rủi ro chính có thể xảy ra:

- Hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ, hoặc không logic giữa các tài liệu/hồ sơ

Báo cáo đề xuất cho vay không đầy đủ thông tin theo quy định để làm căn cứ đề xuất cho vay/không cho vay

Thiếu thông tin CIC của khách hàng (đối với trường hợp phải thu thập), thông tin tín dụng tại Agribank của người có liên quan, Không có phiếu chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ

Khách hàng không đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn: năng lực pháp luật dân sự của khách hàng;

tính hợp pháp của mục đích vay vốn; tính khả thi của phương án sử dụng vốn; khả năng tài chính để trả nợ; …

TSBĐ hồ sơ không đầy đủ, tình trạng pháp lý và khả năng thu hồi không đáp ứng quy định; khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết của bên bảo lãnh không đủ.

Thủ tục kiểm soát chính: Người

- Kiểm tra tính logic, hợp lệ và hồ sơ thẩm định có đầy đủ không?

- Kiểm tra các hồ sơ minh chứng cho báo cáo thẩm định có đủ cơ sở và đầy đủ không?

(như chứng minh vốn đối ứng, cơ sở của dự án vay vốn…đã phù hợp hay không?)

- TSBĐ của khách hàng có đầy đủ và tình hình pháp lý có đúng quy định cho vay? Giá trị TSBĐ có được định giá hợp lý? TSBĐ đã được đăng ký thế chấp chưa?

thẩm định thực hiện

- Xác định cụ thể người có liên quan của khách hàng, tổng dư nợ cấp tín dụng của khách hàng và người có liên quan.

- Kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng.

- Thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng và cơ sở để đánh giá các điều kiện vay vốn.

- Đánh giá tính đầy đủ về hồ sơ, tình trạng pháp lý và khả năng thu hồi của TSBĐ đối với trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản.

Thẩm định khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết của bên bảo lãnh.

- Ghi ý kiến về kết quả thẩm định, trình Người quyết định cho vay xem xét quyết định.

3 Thẩm định lại, thông

qua Hội đồng tín dụng tại Agribank nơi cho vay

- Việc có hay không thẩm định lại; thẩm định lại toàn bộ hoặc một/một số nội dung về khoản vay do người có thẩm quyền tại Agribank nơi cho vay quyết định..

- Hội đồng tín dụng tại Chi nhánh áp dụng với một khách hàng khi

- Đối với các khoản vay đủ điều kiện theo quy định phải có hội đồng thẩm định thì phải kiểm tra: Quyết định thành lập hội đồng tín dụng, Biên bản thẩm định

tổng mức cấp tín dụng trên 50%

thẩm quyền tín dụng của Giám đốc/ trình vượt thẩm quyền cấp tín dụng của Giám đốc chi nhánh/

theo yêu cầu của GĐ hoặc chủ tịch HĐTD

Rủi ro chính có thể xảy ra:

Thẩm định chưa đầy đủ, ý kiến chưa hợp lý, thiếu cơ sở về các nội dung quan trọng như: Pháp lý khách hàng; Pháp lý của phương án/dự án; Tình hình SXKD; Tình hình tài chính; Tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng với các TCTD; Cơ cấu vốn tham gia;

Hiệu quả kinh tế của PA/DA...

- Không xác định người có liên quan của khách hàng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng và người có liên quan vượt thẩm quyền.

Thủ tục kiểm soát chính: Người thẩm định lại thực hiện

- Người thẩm định lại không phải người thẩm định khoản vay

định lại có đầy đủ thành phần và chữ ký hay không? (Hội đồng tín dụng tại TSC thành lập để rà soát, đánh giá rủi ro và đưa ra ý kiến đề

xuất TGĐ phê

duyệt/cấp tín dụng đối với một khách hàng có tổng mức cấp tín dụng trên 50% thẩm quyền cấp tín dụng của TGĐ;

đưa ý kiến đề xuất TGĐ trình HĐTV phê duyệt cấp tín dụng đối với một khách hàng có tổng mức cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐTV; Các trường hợp khác theo yêu cầu TGĐ hoặc chủ tịch HĐTD)

- Kiểm tra nội dung thẩm định lại có phù hợp hay không? Và áp dụng với khách hàng có đúng như quy định?

4 Quyết định Rủi ro chính có thể xảy ra: - KTV kiểm tra bản

cho vay - Các bước kiểm soát trên chưa thực hiện đầy đủ, hiệu quả, chưa đúng theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của Agribank, các chốt kiểm soát chưa đảm bảo hoạt động độc lập, hiệu quả (việc thẩm định khoản vay chưa đầy đủ, hợp lý, thiếu thông tin và cơ sở về các nội dung quan trọng, Hồ sơ khoản vay và báo cáo đề xuất giải ngân chưa hợp lý, chưa đầy đủ, khoản vay phải thông qua Hội đồng tín dụng nhưng không thông qua hoặc Hội đồng chưa đúng/đủ thành viên, Hội đồng chưa đạt hiệu quả trong rà soát, đánh giá rủi ro,…)

Thủ tục kiểm soát chính: Người có thẩm quyền quyết định cho vay thực hiện

1. Trường hợp đồng ý cho vay:

a. Đối với khoản vay thuộc thẩm quyền:

- Người quyết định cho vay ghi ý kiến đồng ý và ký phê duyệt trên Báo cáo đề xuất cho vay.

- Trường hợp khoản vay do Agribank nơi cho vay quyết định cho vay và phân công cho PGD

quyết định cho vay có đúng thời điểm đề nghị cho vay không và có đầy đủ chữ ký người có thẩm quyền hay không?

Và các trường hợp đồng ý cho vay và không đồng ý cho vay phải có ghi nhận của Người có thẩm quyền quyết định ch vay ghi ý kiến vào?

- Đối với trường hợp khoản vay vượt quyền phán quyết: Người quyết định cho vay ghi ý kiến chấp thuận cho vay và giao Phòng KH lập hồ sơ, tài liệu có liên quan, Giám đốc Agribank nơi cho vay ký trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

KTVNB chỉ cần sử dụng kết quả kiểm tra các khoản vượt quyền của Ban Khách hàng lớn làm cơ sở căn cứ không phải kiểm tra lại.

thực hiện nghiệp vụ giải ngân, quản lý: Ngoài nội dung chấp thuận đồng ý cho vay, phải có thêm nội dung phân công cho PGD được ký kết và sử dụng con dấu của PGD để thực hiện thủ tục giải ngân với khách hàng, thực hiện quản lý hồ sơ và quản lý khoản vay, giao cho phòng KH phê duyệt đơn xin vay trên hệ thống IPCAS do PGD khai báo.

b. Trường hợp khoản vay vượt quyền phán quyết: Người quyết định cho vay ghi ý kiến chấp thuận cho vay và giao Phòng KH lập hồ sơ, tài liệu có liên quan, Giám đốc Agribank nơi cho vay ký trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Trường hợp từ chối cho vay:

Ký thông báo cho khách hàng việc từ chối cho vay và lý do từ chối cho vay khi khách hàng có yêu cầu

5 Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp

đồng bảo đảm tiền

Rủi ro chính có thể xảy ra:

- Người đại diện Ngân hàng/Khách hàng vay/Bên bảo đảm tài sản ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền (không

- KTV kiểm tra hợp đồng ký kết có đầy đủ thành phần và người đại diện theo quy định của pháp luật và Agribank

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 51 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)