CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngày 31/01/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 214/QĐ-NHNN nhằm chuyển đổi hoạt động của Agribank sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ, dẫn đến thực hiện tái cơ cấu toàn bộ bộ máy quản trị, hội đồng thành viên, ban điều hành, ban kiểm soát...Cho đến nay, qua nhiều nỗ lực cải tổ mạnh mẽ, mô hình cơ cấu quản trị của Agribank ngày càng được kiện toàn. Ban kiểm soát và Kiểm toán nội bộ đang dần được hoàn thiện. Trong đó, KTNB trực thuộc Ban kiểm soát (đứng đầu là Trưởng Ban kiểm soát và các Thành viên ban Kiểm soát), và báo cáo Ban kiểm soát.
Đứng đầu KTNB là Trưởng kiểm toán nội bộ người trực tiếp giao việc, lãnh đạo KTNB và ký báo cáo gửi Trưởng ban Kiểm soát.
Từ chỗ chỉ được coi là một đơn vị trực thuộc Hội đồng thành viên mang tính chất giúp việc như sơ đồ 2.2, thì dần dần, vị thế của Ban kiểm soát đã được kiện toàn, củng cố, trở thành đơn vị kiểm soát chuyên trách do chủ sở hữu là NHNN trực tiếp quyết định sơ đồ 2.3:
- Báo cáo chủ sở hữu trong trường hợp Hội đồng thành viên có quyết định vi phạm nghiêm trọng theo quy định của pháp luật, điều lệ hoặc có quyết định vượt quá thẩm quyền được giao. Như vậy Hội đồng thành viên và Ban kiểm soát đều do Chủ sở hữu quyết định, Ban kiểm soát không trực thuộc Hội đồng thành viên.
- Định kỳ thông báo với Hội đồng thành viên khi phát hiện người quản lý Agribank có hành vi vi phạm; thông báo Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc về hệ thống kiểm soát nội bộ...Tức là đã thiết lập được mối quan hệ thông tin, báo cáo qua lại với nhau giữa Hội đồng thành viên và Ban kiểm soát, đồng thời Ban kiểm soát
hoàn toàn tách biệt khỏi công tác quản trị điều hành, đảm bảo khả năng giám sát độc lập, khách quan.
Sơ đồ 2.5: Mô hình cơ cấu quản lý điều hành của Agribank 2015
Theo mô hình trên, có thể thấy rõ một sự tiến bộ rất đáng kể trong xây dựng cơ cấu tổ chức tạo thế “kiềng ba chân”, đảm bảo sự độc lập giữa Hội đồng thành viên đại diện chủ sở hữu), Tổng giám đốc (ban quản lý điều hành). Từ đó cho thấy Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát, mang đến vị thế độc lập để ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ phát huy vai trò tham mưu, tư vấn khách quan của mình.
Bộ máy kiểm toán nội bộ của Agribank được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc từ Trụ sở chính đến các khu vực, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát. Đứng đầu hệ thống kiểm toán nội bộ là Trưởng kiểm toán nội bộ, giúp việc Trưởng kiểm toán nội bộ là các phó trưởng kiểm toán nội bộ.
Nhiệm vụ của Trưởng KTNB: theo như quy chế tổ chức và hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ (ban hành kèm Quyết định số 969/QĐ-HĐQT-BKS ngày 22/12/2014 của HĐTV, trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau:
- Đưa ra các nhu cầu tuyển dụng, xây dựng kế hoạch đào tạo và trình lên cấp có thẩm quyền để phát triển nguồn lực cho bộ phận kiểm toán nội bộ nhằm có được các kiểm toán viên đủ tiêu chuẩn để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Đảm bảo các kiểm toán viên phải tuân thủ các quy tắc: trung thực, khách quan, bảo mật, trách nhiệm và thận trọng.
Ngân hàng cũng đã có văn bản quy định cụ thể và triển khai các nội dung phù
hợp nhằm đảm bảo các hoạt động kiểm tra độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ.
Vai trò và quyền hạn KTNB: độc lập với các đối tượng kiểm toán độc lập với Ban Điều hành, các phòng ban, đơn vị. Điều lệ của Kiểm toán nội bộ được phê duyệt bởi HĐTV và thủ tục kiểm tra nội bộ thuộc sự kiểm soát của Ban Kiểm soát.
Theo các quy định và trên thực tế, bộ phận kiểm toán nội bộ không tham gia vào quy trình thiết kế, lựa chọn, điều hành các phương pháp kiểm soát nội bộ hoặc thực hiện các hoạt động và có thể ảnh hưởng tới tính độc lập, khách quan của các kiểm toán viên (cụ thể tại Điều 6, Quy định về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ, ban hành kèm với Quyết định 969/QĐ-HĐQT-BKS ngày 22/12/2014 của HĐTV).
Bộ phận Kiểm toán nội bộ cũng thực hiện đánh giá rủi ro để lập kế hoạch và thực hiện việc kiểm toán các phòng ban và đơn vị (phù hợp với Quy trình Kiểm toán nội bộ trong Quyết định 362/QĐ-HĐQT-BKS ngày 31/03/2009 của Trưởng Ban Kiểm soát).
Sơ đồ 2.6: Cơ cấu tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ của Agribank
Bộ phận Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm trước Ban Kiểm soát, HĐTV về
việc đưa ra các kết quả, đánh giá, các kết luận kiểm toán nội bộ và các khuyến nghị trong báo cáo kiểm toán nội bộ (Theo Khoản 2, Điều 16 - Trách nhiệm của kiểm toán nội bộ, Quyết định số 969/QĐ-HĐQT-BKS ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 của HĐTV).
Theo mô hình này, tại Trụ sở chính có hai phòng kiểm toán nội bộ 1 và 2 có 16 nhiệm vụ tương đối giống nhau, ngoài ra còn có các phòng kiểm toán nội bộ khu vực và phòng kế hoạch chuyên tổng hợp, xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, các cuộc kiểm toán đột xuất, xây dựng chương trình công tác tháng, quý, đề xuất thiết lập hồ sơ rủi ro, theo dõi đánh giá các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của các đơn vị được kiểm toán...
Như vậy qua hai phần 2.2.1 và 2.2.2 ta có thể thấy cơ sở pháp lý cũng như cơ cấu tổ chức của ngân hàng nói chung, Ban kiểm soát và bộ phận kiểm toán nội bộ nói riêng đã khá đầy đủ, ngày càng được kiện toàn theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, từ đó hứa hẹn tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho kiểm toán nội bộ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.