Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 21 - 31)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNVV đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. DNNVV chiếm phần lớn các doanh nghiệp trên toàn thế giới và là những người đóng góp quan trọng về tạo việc làm và phát triển kinh tế. DNNVV đại diện khoảng 90% doanh nghiệp và hơn 50% việc làm trên toàn thế giới. Các DNNVV chính thức đóng góp tới 40% thu nhập quốc dân ở các nền kinh tế mới nổi. Những con số này cao hơn đáng kể khi tính cả các DNNVV phi chính thức.

Theo Ngân hàng thế giới (World Bank), dựa vào quy mô, DNNVV gồm ba loại sau: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Tiêu chí để phân loại DNNVV của World Bank chủ yếu dựa vào số lƣợng lao động bình quân, tài sản và doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. World Bank còn đƣa thêm tiêu chí về quy mô vay trung bình để phân loại DNNVV.

Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNNVV theo Ngân hàng Thế Giới Quy mô công ty Nhân viên T i sản Doan t u n năm

Siêu nhỏ <10 <$100,000 <$100.000

Nhỏ <50 <$3 triệu <$3 triệu

Vừa <300 <$15 triệu <$ 15 triệu

Quy mô vay trung bình

Siêu nhỏ <$10.000

Nhỏ <$100.000

Vừa <$ 1 triệu (<$2 triệu đối với một số quốc gia tiên tiến) (Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng thế giới)

Tại châu Âu, tiêu chí để xác định doanh nghiệp có phải là DNNVV phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp đó bao gồm: nhân viên, doanh thu, tổng tài sản.

Tuy nhiên trên thực tế, một doanh nghiệp có thể rất nhỏ trong những tiêu chí trên, nhƣng doanh nghiệp đó lại có quyền kết nối với các nguồn tài nguyên khác vì doanh nghiệp đó thuộc sở hữu, liên kết, hợp tác về mặt pháp lý/thực tế với những doanh nghiệp lớn hơn, thì lúc đó, doanh nghiệp sẽ không thuộc phân khúc DNNVV nữa. Hoặc với những doanh nghiệp phức tạp hơn, doanh nghiệp đó sẽ đƣợc phân tích cụ thể trước khi xác định doanh nghiệp đó có thuộc phân khúc DNNVV hay không. Các bước để xác định DNNVV trong các trường hợp cụ thể thông qua 4 bước: Bước 1: Tôi có phải là doanh nghiệp hay không? Bước 2: Xác định các tiêu chí cần đƣợc kiểm tra và mức tối đa của từng tiêu chí đó (quy mô của doanh nghiệp về nhân viên, doanh thu, tổng tài sản). Bước 3: Giải thích ý nghĩa của những tiêu chí và cách áp dụng các tiêu chí đó (dữ liệu đƣợc tính toán là những số liệu gần nhất, doanh nghiệp mới thành lập thì dựa trên kê khai, trên cơ sở số liệu trung thực dưới dạng kế hoạch kinh doanh. Bước 4: Làm cách nào để tính toán những dữ liệu này (xem doanh nghiệp thành lập là doanh nghiệp tự chủ, hay doanh nghiệp liên doanh, liên kết, đối tác). Theo định nghĩa của châu Âu, DNNVV có tính đến các yếu tố sau theo 3 tiêu chí: Số lƣợng nhân viên; doanh thu hàng năm và tổng tài sản cụ thể nhƣ sau:

Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Châu Âu.

Loại ìn doan n iệp

Số lƣợn n n vi n (n ƣời)

Doan số n năm

Bản c n đối kế toán – Tổn t i sản Trung bình <250 <50 triệu EUR <= 43 triệu EUR

Nhỏ <50 <= 10 triệu EUR <=10 triệu EUR

Bé <10 <= 2 triệu EUR <= 2 triệu EUR

Đối với Mĩ thì DNNVV dựa trên ngành mà họ hoạt động. Ví dụ: nếu một công ty là một phần của ngành sản xuất, thì công ty đó có thể đƣợc phân loại là doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu có tối đa 500 nhân viên. Nhƣng một doanh nghiệp có liên quan ngành thương mại bán buôn chỉ có thể có 100 người. Sự khác biệt cũng

tồn tại giữa các lĩnh vực của một ngành. Ví dụ, trong ngành khai khoáng, các công ty khai thác quặng niken hoặc đồng có thể có tới 1.500 nhân viên, nhƣng một công ty khai thác bạc chỉ có thể có tối đa 250 nhân viên để đƣợc coi là một DNVVN.

Tại Canada, các DNNVV là các doanh nghiệp sử dụng ít hơn 500 người lao động. Các doanh nghiệp từ 500 nhân viên trở lên đƣợc coi là doanh nghiệp lớn.

Công nghiệp Canada – một tổ chức hoạt động để tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công nghiệp tại Canada – coi doanh nghiệp nhỏ có ít hơn 100 nhân viên, áp dụng với công ty sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có 49 nhân viên trở xuống. Một tổ chức khác, Thống kê Canada – thực hiện nghiên cứu và thu thập dữ liệu liên quan đến doanh nghiệp và thương mại trong nước – đồng quan điểm với Công nghiệp Canada rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có không quá 499 nhân viên. Tuy nhiên, việc phân loại DNNVV dựa trên nghiên cứu và dữ liệu thu thập đƣợc cũng quy định rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tổng doanh thu dưới 50 triệu đô la.

Tại khu vực Châu Á, HongKong phân loại DNNVV theo ngành sản xuất và số lƣợng nhân viên. Trong ngành sản xuất, DNNVV là doanh nghiệp có số nhân viên dưới 100 người và ngành phi sản xuất, DNNVV có số nhân viên dưới 50 người. Bên cạnh đó, các ngân hàng tại đây cũng đưa ra việc phân loại theo tiêu chí doanh thu hàng năm, mức độ tập trung tƣ bản, năng lực tín dụng…

Tại Trung Quốc, Với Luật Thúc đẩy DNNVV của Trung Quốc có hiệu lực vào năm 2003, định nghĩa mới về DNNVV cũng ra đời. Các hướng dẫn mới dựa trên số lƣợng lao động, doanh thu và tổng tài sản của doanh nghiệp. Định nghĩa về DNNVV ở Trung Quốc khá phức tạp. Chẳng hạn nhƣ các tiêu chí cụ thể về tổng tài sản của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, bao gồm khai thác, chế tạo, điện, khí, nước và sản xuất, cung cấp và xây dựng. Tuy nhiên, trong các ngành như vận tải, kinh doanh bán buôn và bán lẻ, khách sạn và nhà hàng, không có yêu cầu về tài sản. Hướng dẫn cho lĩnh vực công nghiệp yêu cầu các DNNVV phải sử dụng tối đa 2.000 người và có doanh thu hàng năm không vượt quá 300 triệu RMB. Tổng tài sản của họ không đƣợc vƣợt quá 400 triệu RMB. Cụ thể từng ngành nghề nhƣ sau:

Bảng 1.3: Tiêu chí phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Trung Quốc Loại hình

doanh nghiệp

Ngành nghề Số lƣợng lao độn (n ƣời)

Tổng tài sản (Triệu RMB)

Doanh thu

Nhỏ Công nghiệp <300 <40 <30

Xây dựng <600 <40 <30

Bán sỉ <100 <30

Bán lẻ <100 <10

Vận chuyển <500 <30

Bưu kiện <400 <30

Khách sạn, Nhà hàng <400 <30

Trung bình Công nghiệp 300 – 2000 40 – 400 30 – 300

Xây dựng 600 – 3000 40 – 400 30 – 300

Bán sỉ 100 – 200 30 – 300

Bán lẻ 100 – 500 10 – 150

Vận chuyển 500 – 3000 30 – 300

Bưu kiện 400 – 1000 30 – 300

Khách sạn, Nhà hàng 400 – 800 30 – 300

Tại đất nước Thái Lan, DNNVV gồm doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Việc phân loại dựa vào số lƣợng nhân công, tài sản và ngành hàng kinh doanh.

Trong trường hợp số lượng lao động phù hợp với một loại hình doanh nghiệp nhưng doanh thu lại phù hợp với loại hình doanh nghiệp khác thì giá trị nào cao hơn đƣợc sử dụng để xác định loại hình doanh nghiệp.

Bảng 1.4: Tiêu chí phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thái Lan Loại hình

doanh nghiệp

Ngành nghề Số lƣợng lao độn (n ƣời)

Doanh thu (Triệu Baht)

Siêu nhỏ Chế tạo <=5 <=1,8

Dịch vụ và thương mại <=5 <=1,8

Nhỏ Chế tạo <=50 <=100

Dịch vụ và thương mại <=30 <=50

Trung bình Chế tạo <=200 <=500

Dịch vụ và thương mại <=100 <=300 Ở Việt Nam, theo Điều 6, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/08/2021 của Chính phủ, quy định:

DNNVV đƣợc phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

“1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhƣng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm

không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhƣng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhƣng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhƣng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này”.

Từ các tiêu chí phân loại DNNVV của World Bank và ở một số quốc gia trên thế giới, chúng ta thấy rằng DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của mỗi quốc gia thì việc áp dụng các tiêu chí để xác định DNNVV có khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn khi xác định DNNVV, các quốc gia đã dựa chủ yếu vào các tiêu chí sau:

Số lượng lao động thường xuyên; Tổng tài sản; Doanh thu hàng năm; Đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Đây là các tiêu tiêu cơ bản để xác định DNNVV tại mỗi quốc gia và cũng là những tiêu chí có tính định hướng để luận văn làm rõ các tiêu chí cụ thể khi xác định DNNVV tại Việt Nam.

Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa DNNVV tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/08/2021 cho toàn bộ chương này.

1.1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ nhất, DNNVV có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và tiềm lực tài chính nhỏ.

Với lượng vốn đầu tư giới hạn và số lượng lao động tối đa là 200 người thì quy mô của doanh nghiệp là tương đối nhỏ. Điều này mang lại một số lợi thế cho

DNNVV như khả năng dễ thành lập, dễ gia nhập thị trường, khả năng thu hồi vốn nhanh. Những lợi thế này đã tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển trong nhiều ngành nghề, trên nhiều địa bàn, lấp vào các khoảng trống mà các doanh nghiệp lớn để lại.

Tuy nhiên, do quy mô vốn nhỏ nên DNNVV bị hạn chế trong khả năng tiến hành đầu tư vào mặt bằng, nhà xưởng, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu. Các DNNVV thường không đạt được lợi thế về quy mô như các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, quy mô nhỏ và vấn đề minh bạch thông tin hạn chế cũng khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận với các nhà đầu tƣ để huy động vốn từ các ngân hàng cũng như từ thị trường chứng khoán. Vì vậy, các DNNVV phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn phi chính thức, chiếm dụng từ đối tác và lợi nhuận giữ lại. Đối với các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nguồn tài trợ này cũng không phải lúc nào cũng đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp do hạn chế về thủ tục vay vốn đối với ngân hàng, phương án sản xuất kinh doanh chưa hoàn thiện, tài sản bảo đảm chƣa đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn của ngân hàng.

Thứ hai, DNNVV tận dụng được quy mô, nguồn lao động, nguyên vật liệu.

Loại hình doanh nghiệp và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phong phú giúp DNNVV hoạt động dưới nhiều loại hình doanh nghiệp như hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần... trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Nhờ quy mô nhỏ, có khả năng tận dụng được nguồn lao động và nguyên vật liệu tại trong địa phương, dễ dàng đáp ứng được những thay đổi trong nhu cầu của thị trường nên DNNVV phát triển nhanh chóng, là nhân tố đóng góp vào ổn định đời sống xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Thứ ba, chiến lược sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực cạnh tranh hạn chế.

Nhiều DNNVV thiếu một chiến lƣợc kinh doanh rõ ràng, phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp mà đa phần chỉ xây dựng các kế hoạch sản xuất

kinh doanh mang tính tạm thời, ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu biến động của thị trường. Do đó, DNNVV thường có xu hướng đi chệnh ra sức mệnh và mục tiêu đề ra ban đầu và thiếu sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý.

Trong thời đại khoa học kỹ thuật thay đổi nhanh chóng, đầu tƣ vào khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm chi phí trở thành điều kiện cốt lõi để giúp bất kỳ một doanh nghiệp nào nâng cao năng lực cạnh tranh.

DNNVV có quy mô vốn bị hạn chế nên việc đầu tƣ nâng cấp, đổi mới các máy móc thiết bị, quy trình sản xuất thường không được thường xuyên nên dẫn tới xu hướng rơi vào tình trạng công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém. Hệ quả là các DNNVV thường sử dụng công nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất cao, thiếu kinh nghiệm và trình độ trong nắm bắt thông tin thị trường cũng như Marketing sản phẩm, dịch vụ.

Thứ tư, hoạt động của DNNVV phụ thuộc vào biến động của môi trường kinh doanh.

Quy mô vốn thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh mang nặng tính thời vụ, thiếu chiến lƣợc kinh doanh dài hạn, nguồn vốn thiếu đa dạng dẫn đến mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và tính ổn định của DNNVV tương đối thấp. Chính vì vậy, những thay đổi trong môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh thường có những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của DNNVV. Tuy vậy, với quy mô nhỏ, DNNVV cũng có những lợi thế nhất định khi dễ dàng chuyển hướng kinh doanh sản xuất, tăng giảm lao động, thậm chí di chuyển địa điểm sản xuất dễ dàng hơn các doanh nghiệp lớn.

Thứ năm, bộ máy điều hành gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao nhưng năng lực quản trị chưa cao.

Với số lƣợng lao động không nhiều, cơ cấu tổ chức sản xuất cũng nhƣ bộ máy quản lý trong các DNNVV tương đối gọn, không có quá nhiều các khâu trung gian. Điều này làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; các quyết định, các chỉ tiêu...đến với người lao động một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí quản lý

doanh nghiệp. Áp dụng mô hình quản lý trực tiếp nên các quyết định thường đựa được đưa ra nhanh chóng, nhạy bén với những thay đổi trong môi trường kinh doanh.

Tuy nhiên, việc đƣa ra các quyết định nhanh chóng kết hợp với việc thiếu nghiên cứu tình hình thị trường thường dẫn tới rủi ro cho doanh nghiệp khi các quyết định đƣa ra thiếu tính chuẩn xác. Đây là hạn chế xuất phát từ thực tế một bộ phận ban lãnh đạo DNNVV ít được đào tạo qua các trường lớp chính quy, thiếu những kiến thức cơ bản về tài chính, luật pháp, quản trị kinh doanh…

1.1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế

DNNVV có vai trò rất lớn trong quá trình tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia hay các vùng miền, kể cả ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Các DNNVV hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân từ sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ... đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người tiêu dùng. Ở những nền kinh tế có đặc điểm phát triển khác nhau thì vai trò của DNNVV đƣợc thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nhƣng thực tế cho thấy tầm quan trọng của DNNVV ngày càng lớn khi mà phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng thể hiện thông qua số lƣợng doanh nghiệp, hoạt động có mặt ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại nhƣ một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế mỗi quốc gia.

Thứ nhất, DNNVV tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giảm thất nghiệp.

Do các DNNVV tham gia kinh doanh ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế với đa dạng các sản phẩm nên có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều đối tƣợng lao động ở nhiều cùng miền khác nhau. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất kinh doanh không yêu cầu trình độ cao nên có thể sử dụng đƣợc cả lao động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chƣa phát triển. Đặc biệt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, trong khi các doanh nghiệp lớn thường phải sa thải nhân công để cắt giảm chi phí thì các DNNVV, với tính chất linh hoạt và năng động của mình, có thể thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường, có thể đứng vững mà không

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 21 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)