CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại MSB
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2021)
Đại hội đồng cổ đôn gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định những vấn đề quan trọng của MSB theo quy định của pháp luật và Điều lệ. Đại hội đồng cổ đông hoạt động qua phiên họp thường niên, phiên họp bất thường và lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Đại hội đồng cổ đông có quyền thông qua định hướng phát triển của MSB, bầu, miễn, nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và thực hiện các quyền hạn khác.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của MSB, có toàn quyền nhân danh
MSB quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của MSB, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT của MSB bao gồm 6 thành viên trong đó có Tổng giám đốc kiêm thành viên Hội đồng quản trị, 01 thành viên độc lập và 04 thành viên không phải là người điều hành
Hội đồng quản trị thành lập các Ủy ban làm tham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, có các đơn vụ sau: Ủy ban Quản lý rủi ro, hội đồng Xử lý rủi ro, Ủy ban Nhân sự, Ủy ban Chiến lƣợc, Ủy ban Công nghệ, Văn phòng Hội đồng quản trị.
Ban kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của Pháp luật, quy định nội bộ. Điều lệ và nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát của MSB có 03 thành viên và đều là thành viên chuyên trách. Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc, bộ phận kiểm toán nội bộ, đƣợc sử dụng các nguồn lực của MSB, đƣợc thuê chuyên gia và tổ chức bên ngoài để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Tổn Giám đốc là người điều hành cao nhất của MSB, điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của ngân hàng và chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phù hợp quy định của pháp luật và điều lệ của MSB. Hiện tại nhân sự giúp việc của Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc, 3 Ngân hàng chuyên doanh và 12 Khối/Ban hỗ trợ. MSB xây dựng cơ cấu tổ chức theo chiều dọc thành các Ngân hàng chuyên doanh vận hành xuyên suốt từ phân khúc đến giải pháp/ sản phẩm và các kênh bán, hỗ trợ. Việc phân chia hoạt động kinh doanh theo các Ngân hàng chuyên doanh nhằm xây dựng quy trình, cơ chế riêng cho từng phân khúc KH cũng nhƣ định vị khẩu vị rủi ro phù hợp với phân khúc đó, giúp đảm bảo đƣợc chất lƣợng phục vụ tốt nhất và nâng cao hiệu quả kinh doanh theo từng mũi nhọn đã xác định.
a. Các Ngân hàng chuyên doanh
Ngân hàng bán lẻ có sứ mệnh là cỗ máy tăng trưởng chính cho ngân hàng, tạo ra cả thu nhập và nguồn vốn trong phạm vi rủi ro cho phép thông qua việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chuyên biệt cho các đối tƣợng KH cá nhân theo quy định của MSB trong từng thời kỳ.
Ngân hàng doanh nghiệp với sứ mệnh là cỗ máy chủ đạo đem lại lợi nhuận và tăng trưởng cho MSB trong các ngành trọng tâm chiến lược, đồng thời tạo nguồn KH chất lƣợng cho phân khúc KH bán lẻ và KHDN.
Ngân hàng định chế tài chính với sứ mệnh tạo lập thị trường trong các công cụ thị trường vốn, tạo doanh thu và lợi nhuận lớn cho ngân hàng đồng thời cung cấp giải pháp tài chính liền mạch cho các ngân hàng chuyên doanh khác.
Kết cấu theo ngành dọc tại các ngân hàng chuyên doanh nhƣ sau:
Các mảng kinh doanh, nghiệp vụ đƣợc điều hành trực tiếp, xuyên suốt từ hội sở xuống đến các đơn vị kinh doanh và từng cán bộ bán hàng (CBBH); Mô hình đảm bảo triển khai nhanh chóng, đồng bộ toàn bộ nghiệp vụ trên hệ thống, tối ƣu hoạt động hỗ trợ chung, giúp các Trung tâm KHDN tăng hiệu quả triển khai; Có trung tâm phân khúc thương mại, sản xuất, xây dựng với vai trò hiểu KH, xác định công việc của từng phân khúc, làm đầu não thiết kế các giải pháp kinh doanh, vận hành để phục vụ KH.
b. Và 12 phòng ban hỗ trợ bao gồm:
Biểu đồ 2. 2: Kết cấu ngành dọc tại ngân hàng chuyên doanh
S&D GIẢI PHÁP
PHÂN KHÚC
Trung tâm KHDN Trung tâm KHDN
TGD NGÂN HÀNG CHUYÊN DOANH
Trung tâm KHDN
Khối KHDN nhà nước: Với sứ mệnh tập trung vào các nhóm KH có nguồn vốn nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty, các KH tiềm năng khác.
Ngân hàng quản lý tín dụng với vai trò quản trị các KH chiến lƣợc và KH sau đầu tƣ đƣợc giao, đầu mối thực hiện giao dịch các khoản nợ với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản, công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam, các cá nhân/tổ chức có nhu cầu.
Khối quản lý tài chính với vai trò là quản lý hiệu quả bảng tổng kết tài sản, đƣa ra kết cấu chiến lƣợc của BCTC (cấu trúc nợ/có; doanh thu/chi phí) và là đơn vị đo lường hiệu quả cho ngân hàng chuyên doanh, theo nhóm KH, sản phẩm, CBBH và tối ƣu hóa bảng cân đối.
Khối vận hành với vai trò thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo nguyên tắc KH là trọng tâm trong các hoạt động vận hành liên quan đến nghiệp vụ sản phẩm và quy trình.
Khối văn phòng và dịch vụ nội bộ với vai trò hỗ trợ các công việc nội bộ trong ngân hàng nhƣ: các thủ tục mua sắm, soạn thảo và ban hành văn bản nội bộ, các giấy tờ nội bộ…
Khối quản trị rủi ro với vai trò là chủ động xác lập các giới hạn và quản trị giới hạn để đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lƣợc của ngân hàng: tổ chức và thực hiện công tác quản lý rủi ro, bao gồm: Rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản; rủi ro tín dụng đối tác, rủi ro hoạt động, rủi ro an ninh thông tin và các mảng rủi ro trọng yếu khác nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của MSB an toàn và hiệu quả.
Khối công nghệ với vai trò là chủ động đề xuất và ứng dụng các giải pháp công nghệ phù hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng.
Khối chiến lƣợc với vai trò là nghiên cứu, hoạch định, triển khai và giám sát các hoạt động chiến lƣợc nhằm đạt mục tiêu của ngân hàng trong mỗi thời kỳ.
Khối marketing và truyền thông với vai trò là chủ động phát triển và quản lý thương hiệu; triển khai các hoạt động marketing và truyền thông để hoàn thành mục
tiêu chiến lƣợc của ngân hàng.
Khối pháp lý và tuân thủ với vai trò đảm bảo các hoạt động của ngân hàng tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và quy định nội nộ của MSB.
Khối ngân hàng số với vai trò là tổ chức triển khai các sáng kiến, hành động số hóa trọn vẹn, bao gồm từ việc đánh giá, thiết kế, thử nghiệm đến khi vận hành và triển khai thực tế, đảm bảo tiến độ và hiệu quả kỳ vọng.
Trung tâm mua sắm tập trung với vai trò tổ chức, đầu mối mua sắm tài sản, dịch vụ cho toàn hệ thống, thực hiện công tác quản lý các hoạt động mua sắm tài sản, dịch vụ, công cụ… theo đúng ngân sách xây dựng hàng năm.
2.1.3 Tình hình hoạt độn kin doan iai đoạn 2017 – 2021 2.1.3.1 Tăn trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu a. Về tổng tài sản
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: BCTC) Biểu đồ 2.3: Tổng tài sản và vốn chủ sử hữu của MSB giai đoạn 2017 – 2021
Quy mô tài sản của MSB tăng trưởng đều qua các năm nhờ tăng trưởng tín dụng trong top đầu những NHTMCP. Trong giai đoạn 2017 – 2021, tốc độ tăng
trưởng kép hàng năm của tài sản đạt 16.1%, trong đó hoạt động cho vay KH tăng khoảng 29% – 30% mỗi năm.
Trong giai đoạn 2020 – 2021, với khẩu vị rủi ro chặt chẽ, MSB có danh mục cho vay khá an toàn, ít bị ảnh hưởng. Nhờ chính sách đồng hành cùng KH, hỗ trợ tối đa cho KH… mà MSB giữ chân đƣợc KH cũ và phát triển đƣợc KH mới. Năm 2021, tổng tài sản của ngân hàng ghi nhận giá trị 203,665 tỷ đồng, tăng 15.3% so với năm 2020 và bằng 107.2% so với mốc 190,000 tỷ đồng theo kế hoạch đặt ra đầu năm 2021.
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: BCTC) Biểu đồ 2.4: Tổng tài sản của MSB giai đoạn 2017 – 2021
b. Về vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu cũng có sự tăng trưởng ấn tượng khi ghi nhận con số 22,037 tỷ đồng năm 2022, gấp 1.6 lần con số này năm 2017. Con số này thể hiện sự cố gắng của ngân hàng khi có các biện pháp tăng vốn chủ sở hữu.
Hệ số an toàn vốn theo CAR xét trong 5 năm từ 2017 đến hết 2021, có sự sụt giảm năm 2019 và bắt đầu tăng trưởng từ năm 2020, ghi nhận con số 11.52% năm
2021, cao hơn số tối thiểu 8% theo quy định của NHNN. Việc duy trì tỉ lệ vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn ở mức cao là nền tảng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngân hàng trong các năm tiếp theo.
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2021) Biểu đồ 2.5: Hệ số an toàn vốn theo CAR1 của MSB giai đoạn 2017 – 2021
2.1.3.2 Hoạt động cho vay
Nhu cầu vay của KH MSB tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2017, cho vay KH đạt 36,213 tỷ đồng cho toàn bộ các KH. Hoạt động cho vay KH tăng khoảng 29% – 30% mỗi năm.
Năm 2021, cho vay KH ghi nhận con số ấn tƣợng là 101,563 tỷ đồng, tăng 280% so với năm 2017 và gấp 1.28 lần con số năm 2020. Trong đó, hoạt động cho vay KH tăng trưởng ở tất cả các kỳ hạn và phân khúc. Phân khúc KH lớn, doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng chính (đạt 45.1%) trong cơ cấu cho vay KH tại ngân hàng. Ngoài ra, năm 2021 cũng ghi nhận con số ấn tƣợng từ nhóm KHDNNVV với tổng cho vay nhóm KH này tăng 40.4% so sánh với năm 2020.
Con số này phản ánh chiến lƣợc của MSB trong việc tập trung khai thác nhóm
1 CAR từ năm 2019 về trước tính theo TT36
KHDNNVV với mục tiêu trở thành động lực tăng trưởng chính trong giai đoạn tiếp theo.
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2021) Biểu đồ 2.6: Cho vay khách hàng theo phân khúc và kỳ hạn
MSB có sự dich chuyển ngành nghề, lĩnh vực cho vay hướng về các hoạt động mang tính bền vững, thúc đẩy hồi phục kinh tế sau ảnh hưởng của dịch bệnh.
Danh mục cho vay KHDN đƣợc đa dạng hóa và tăng mạnh nhất ở nhóm vận tải, vật liệu xây dựng, sản xuất, đặc biệt là mảng năng lƣợng và điện tái tạo. Cho vay KH cá nhân đƣợc thúc đẩy bởi vay kinh doanh và tiêu dùng.
Bên cạnh đó, MSB quan tâm tới công tác quản trị rủi ro, đặc biệt khi bối cảnh dịch bệnh tiềm ẩn nhiểu rủi ro. Tỉ lệ nợ xấu của MSB đƣợc cải thiện giảm còn 1.15% năm 2021
Đơn vị: %
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2021) Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ nợ xấu2 của MSB năm 2017 – 2021
2.1.3.3 Hoạt độn u động vốn
Cơ cấu nguồn vốn huy động đƣợc đa dạng hóa và có hiệu quả nhờ các chính sách, sản phẩm làm tăng tỉ lệ tiền gửi không kì hạn/tổng tiền gửi lên tới 35.8%. Tiền gửi của KH từ năm 2017 đến năm 2021 có mức tăng trưởng hàng năm kép đạt gần 14%.
Trên thị trường liên ngân hàng, MSB vẫn luôn được biết đến với vị thế nhà tạo lập thị trường trong nhiều họat động, các hoạt động đầu tư giấy tờ có giá, tiền gửi/vay trên thị trường 2 cũng góp phần hỗ trợ nguồn vốn giá tốt cho MSB. Kể từ
2 Tỷ nợ nợ xấu năm 2016 – 2020 tính theo TT02/2013/TT-NHNN, năm 2021 tính theo TT 11/2021/TT-
NHNN
2.17 2.21
1.73
1.62
1.15
0 0.5 1 1.5 2 2.5
2017 2018 2019 2020 2021
năm 2021, ngân hàng cũng hướng tới nguồn vốn huy động trung hạn với các đối tác là các tổ chức tài chính uy tín nước ngoài như Commerzbank, Mizuho, OPEC Fund… Dự kiến nguồn vốn nước ngoài trung hạn này trong năm 2022 có thể tăng tới 200 triệu USD.
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.8: Hoạt động huy động vốn tại MSB giai đoạn 2017 – 2021
(Nguồn: BCTC MSB) 2.1.3.4 Kết quả kinh doanh
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB giai đoạn 2017 – 2021 Đơn vị: tỷ đồng
C ỉ ti u Năm
2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021 Thu nhập lãi thuần 1,602 2,902 3,062 4,822 6,216
Lãi thuần từ HĐ dịch vụ 136 272 522 821 2,873
Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối 65 209 155 270 383
Lãi thuần từ chứng khoán kinh 32 (14) 3 (8) 2
doanh
Lãi thuần từ Chứng khoán đầu tƣ 1,030 721 150 561 350
Lãi thuần từ HĐ khác 381 590 779 717 663
TN từ góp vón, mua cổ phần 0 36 43 0 101
Tổn TN từ HĐ kin doan 3,246 4,716 4,714 7,183 10,588 Chi phí HĐ (2,066) (2,924) (2,502) (3,586) (3,932) LN t uần từ HĐKD trước Dự
phòng 1,182 1,793 2,213 3,597 6,656
Chi phí Dự phòng rủi ro tín dụng (1,017) (740) (925) (1,073) (1,568)
LNTT 164 1,053 1,288 2,523 5,088
LNST 122 868 1,044 2,011 4,035
(Nguồn: BCTC MSB) Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2017 – 2021 có sự phát triển lớn, ghi nhận 6,656 tỷ đồng năm 2021, tăng gấp 2 lần năm 2017.
Thu nhập lãi thuần vẫn là nguồn đóng góp chủ yếu cho tổng thu nhập của ngân hàng, với tỷ trọng thu nhập lãi thuần/tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh năm 2020, năm 2021 lần lƣợt là 67%, 59%. Năm 2021 cũng ghi nhận con số ấn tƣợng của lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, 136 tỷ đồng năm 2017 tăng lên 2,873 tỷ đồng năm 2021, cao gấp 21 lần nhờ chiến lược tăng cường thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm xây dựng một MSB phát triển ổn định và bền vững từ hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Về chi phí, MSB tiếp tục chú trọng vào đầu tƣ cho các dự án công nghệ, phát triển nguồn nhân lực do đó tổng chi phí hoạt động năm 2021 tăng 190% so với năm 2017. Cụ thể, chi về nhân sự tăng 254%, chi về tài sản tăng 132%, chi công cụ dụng cụ tăng 138%. Tập trung chủ yếu là chi phí nhân sự, chiếm 63% tổng chi phí hoạt động. Trong giai đoạn 2017 – 2021, do tác động của dịch bệnh nên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của MSB tăng hơn 500 tỷ đồng so với năm 2017 nguyên nhân là do tăng trích lập dự phòng cho vay KH.
Năm 2017, lợi nhuận sau thuế của MSB đạt 122 tỷ đồng. Với tốc độ tăng