CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại
Mở rộng tín dụng đối với DNNVV được hiểu là Ngân hàng thương mại cần có những biện pháp để cải thiện và đổi mới cách thức cấp tín dụng nhằm tạo điều kiện cho nhiều DNNVV có thể tiếp cận với tín dụng ngân hàng, tăng doanh số cho vay cũng nhƣ thu nhập cho ngân hàng, đồng thời cũng nâng cao hiệu quả của nguồn vốn ngân hàng.
Nhƣ vậy, mở rộng tín dụng đối với DNNVV đƣợc biểu hiện ở quy mô và chất lƣợng tín dụng. Quy mô tín dụng là sự gia tăng số lƣợng các DNNVV có quan hệ tín dụng cùng với tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay, bảo lãnh, tín dụng chứng
từ, dƣ nợ tín dụng…Chất lƣợng tín dụng của NHTM là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự tăng trưởng về quy mô, hiệu quả, an toàn trong hoạt động tín dụng, thể hiện năng lực quản lý tín dụng của ngân hàng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tín dụng vì lợi ích của khách hàng.
1.2.2 Các chỉ ti u đo lường hoạt động tín dụng tại n n n t ươn mại
Việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNNVV đƣợc hiểu là khả năng NHTM đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của DNNVV về khối lƣợng tín dụng, về sự đa dạng sản phẩm, …và cuối cùng là chất lƣợng tín dụng.
1.2.2.1 Số lƣợng KHDNNVV
Thực tế đang chứng minh rằng, DNNVV đang chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Một NHTM sở hữu số lƣợng lớn KH là DNNVV sẽ giúp NHTM có một lƣợng dữ liệu KH dồi dào, là cơ sở cho mở rộng tín dụng, bán chéo bán thêm sản phẩm tín dụng, phi tín dụng, tƣ vấn…, giúp nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đem lại nguồn lợi lớn trong tương lai đối với NHTM.
Số tuyệt đối:
Mức tăng số lƣợng
KHDNNVV =
Số lƣợng
KHDNNVV năm N
- Số lƣợng KHDNNVV năm (N-1)
Chỉ tiêu này thể hiện lƣợng KHDNNVV đang quan hệ với NHTM, nếu chỉ tiêu lớn hơn 0 thể hiện mức độ tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV tại NHTM.
Số tươn đối:
Tốc độ tăng số lƣợng
KHDNNVV =
Số lƣợng KHDNNVV năm N -1 Số lƣợng KHDNNVV năm (N-1)
Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ tăng trưởng số lượng KHDNNVV. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0, phản ánh số lƣợng DNNVV năm N > số lƣợng DNNVV năm (N-1).
Tỷ trọng KHDNNVV Tỉ trọng khách
hàng DNNVV =
Số lƣợng KHDNNVV Số lƣợng KH toàn hệ thống MSB
Chỉ tiêu này phản ánh số lƣợng KHDNNVV chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số lƣợng KH toàn ngân hàng
1.2.2.2 Dƣ nợ
Dƣ nợ là chỉ tiêu thời điểm, phản ánh quy mô tín dụng của nhóm DNNVV tại ngân hàng vào thời điểm đó
Số tuyệt đối:
Mức tăng dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV
= Dƣ nợ tín dụng đối
với DNNVV năm N - Dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV năm (N-1) Chỉ tiêu này cho biết số tiền mà ngân hàng đang cấp tín dụng cho KHDNNVV tại năm N so với năm (N-1). Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0, phản ánh sự gia tăng dƣ nợ tín dụng năm N lớn hơn năm (N-1).
Số tươn đối:
Tốc độ tăng dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV =
Dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV năm N
-1 Dƣ nợ tín dụng DNNVV năm (N-1)
Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ tăng dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0, phản ánh Dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV năm N > Dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV năm (N-1)
Tỉ lệ dƣ nợ tín dụn đối với DNNVV Tỉ lệ dƣ nợ tín dụng đối với
DNNVV =
Dự nợ tín dụng đối với DNNVV năm N Tổng dƣ nợ toàn hệ thống
Chỉ tiêu này cho biết tỉ lệ tín dụng đối với KHDNNVV chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng dƣ nợ. Chỉ tiêu này càng lớn càng phản ánh mức độ chú trọng mở rộng quy mô cho vay với KHDNNVV.
1.2.2.2 Dƣ nợ tín dụng bình quân
Số tuyệt đối:
Mức tăng dƣ nợ tín dụng bình quân đối với DNNVV
=
Dƣ nợ tín dụng bình quân đối với DNNVV năm N
-
Dƣ nợ tín dụng bình quân đối với DNNVV năm (N-1)
Trong đó dƣ nợ tín dụng bình quân năm = (Dƣ nợ tại thời điểm t* số ngày dƣ nợ tồn tại)/ tổng số ngày trong năm. Chỉ tiêu này chỉ ra rằng số tiền bình quân trong năm mà ngân hàng đang cấp tín dụng cho KH DNNVV tại năm N so với năm trước đó. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0 phản ánh sự gia tăng dƣ nợ tín dụng bình quân năm N lớn hơn năm (N-1).
Số tươn đối:
Tốc độ tăng dƣ nợ tín dụng bình quân đối với DNNVV
=
Dƣ nợ tín dụng bình quân đối với DNNVV năm N Dƣ nợ tín dụng bình quân đối với DNNVV năm (N-1) Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân qua năm trước thay đổi bao nhiêu phần trăm
1.2.2.3 Cơ cấu dƣ nợ
Dƣ nợ tín dụng đang đƣợc phân chia theo kỳ hạn, ngành nghề. Điều nay phản ánh NHTM đang chú trọng vào lĩnh vực ngành nghề, kỳ hạn nào của hoạt động tín dụng.
1.2.2.4 Tỉ lệ nợ xấu
Tỉ lệ nợ xấu =
Dƣ nợ Khách hàng nhóm 3,4,5 Tổng dƣ nợ Khách hàng DNNVV
Chỉ tiêu này thể hiện tỉ lệ nợ xấu tại NHTM. Chỉ tiêu này càng thấp thì
NHTM càng có chất lƣợng tín dụng tốt và ngƣợc lại
1.2.2.5 Tỷ trọng thu nhập từ tín dụn đối với DNNVV Tỷ trọng thu nhập từ
tín dụng đối với DNNVV
=
Thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV Tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng toàn hệ thống Chỉ tiêu này dùng để thể hiện mức độ đóng góp của DNNVV vào tổng thu nhập toàn hệ thống MSB, chỉ tiêu này càng lớn càng phản ánh tầm quan trọng của DNNVV trong tổng thu nhập của ngân hàng. Từ đó có những biện pháp phù hợp nâng cao hiệu quả hoạt động này
1.2.2.6 Mức độ đa dạng của các loại sản phẩm
Nếu ngân hàng sẵn sàng cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ đi kèm với các sản phẩm tín dụng, hay đa đạng hóa các sản phẩm tín dụng để đáp ứng đƣợc nhiều nhu cầu của KH thì ngân hàng đó càng nâng cao và thu hút đƣợc số lƣợng KH, qua đó gia tăng dƣ nợ và các khoản thu từ phí. Đối với hoạt động tín dụng, ngoài các sản phẩm cho vay thông thường, các ngân hàng cũng thiết kế những sản phẩm đặc thù theo từng lĩnh vực kinh doanh của KH. Tiêu biểu nhƣ công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ngoài sản phẩm cho vay, tiền gửi, …NH cũng chào bán dịch vụ thanh toán quốc tế như TTR, DP, DA, LC, tài trợ xuất khẩu trước giao hàng, chiết khấu bộ chứng từ, thƣ tín dụng trả chậm…. Các doanh nghiệp xây dựng, thương mại ngoài các sản phẩm thông thường được chào bán thêm các sản phẩm tài trợ hợp đồng đầu ra, tài trợ khoản phải thu, tiện ích gồm thấu chi, trả lương…
1.2.3 Các nhân tố ản ƣởn đến mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân n t ƣơn mại
1.2.3.1 Các nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan gồm những yếu tố có mối quan hệ tới đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội tại nơi ngân hàng hoạt động, sẽ tác động đến môi trường kinh doanh của NHTM, cụ thể:
Thứ nhất, thực trạng nền kinh tế quốc gia.
Trong những năm qua, với các chính sách đổi mới của Nhà nước Việt Nam mà đặc biệt là sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nền kinh tế nhiều thành phần đã hình thành, tồn tại và phát triển. Từ một quốc gia kém phát triển, Việt Nam đã gia nhập nhóm các quốc gia đang phát triển, sự phát triển của nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM mở rộng hoạt động kinh doanh của mình nhƣ các hoạt động tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, hoạt động thanh toán,…Ngƣợc lại, chúng ta có thể thấy rằng, hệ thống NHTM nước ta đã kém phát triển như thế nào trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hầu hết các hoạt động của NHNN với sức ỳ rất lớn đã tác động rất xấu đến toàn bộ nền kinh tế.
Thứ hai, sự gia tăng chi phí vốn.
Sự ra đời của hệ thống pháp luật kinh tế, sự nới lỏng pháp luật kinh tế kết hợp với sự gia tăng cạnh tranh cùng với lạm phát làm tăng chi phí trung bình thực tế của tài khoản tiền gửi. Ngân hàng buộc phải trả lãi do thị trường cạnh tranh quyết định cho phần lớn tiền gửi. Ngân hàng đang phải đối mặt với những KH có trình độ giáo dục hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn. Để có đƣợc các khoản tiền gửi trung thành, ngân hàng cần phải trả chi phí lớn hơn và cũng phải thích nghi với ý thích thay đổi của xã hội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm.
Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn sở hữu nhiều hơn để tài trợ cho các tài sản của mình. Điều đó buộc ngân hàng phải tìm cách cắt giảm các chi phí hoạt động khác nhƣ giảm số lƣợng lao động, thay thế các thiết bị lỗi thời bằng hệ thống xử lý điện tử hiện đại. Các ngân hàng cũng buộc phải tìm các nguồn vốn mới nhƣ chứng khoán hóa một số tài sản, theo đó một số khoản cho vay của ngân hàng đƣợc tập hợp lại và đƣa ra khỏi bảng cân đối kế toán. Các chứng khoán được đảm bảo bằng các món vay được bán trên thị trường mở, nhằm huy động vốn mới một cách rẻ hơn và đáng tin cậy hơn. Hoạt động này cũng có thể tạo ra một khoản thu phí không hề nhỏ cho ngân hàng, lớn hơn so với các nguồn vốn truyền thống.
Thứ ba, các vấn đề liên quan đến chính sách, thể chế.
Các hệ thống văn bản pháp luật quy định hoạt động ngân hàng hiện nay ở nước ta được xem là môi trường chính trị, pháp lý liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Chúng ta đều hiểu rằng môi trường chính trị, pháp lý ổn định là cơ sở nền tảng cho ngân hàng phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên, hiện nay các chính sách pháp luật kinh tế, các Luật, nghị định, thông tƣ liên quan đến tài chính, ngân hàng ở nước ta vẫn còn nhiều chông chênh, chưa đồng bộ và chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế nên ít nhiều đã có những tác động nhất định đến kinh doanh của ngân hàng. Điều đó cho thấy rằng, nền tảng pháp luật, chính trị tốt, các vấn đề liên quan đến chính sách, thể chế rõ ràng, minh bạch và tiến bộ sẽ thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các NHTM.
Thứ tư, các yếu tố liên quan đến cách mạng công nghệ và môi trường văn hóa xã hội.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ đƣợc tạo nên bởi sự hội tụ của các công nghệ mới chủ yếu nhƣ Internet kết nối vạn vật, robot cao cấp, công nghệ in ấn 3D, điện toán đám mây, công nghệ di động không dây, trí tuệ thông minh nhân tạo, công nghệ nano, khoa học về vật liệu tiên tiến, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử,… ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực, trong đó ngành ngân hàng chịu ảnh hưởng sâu sắc. Những tác động to lớn khi ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí giao dịch, vận chuyển, quản lý và góp phần tiết kiệm về mặt tài chính cho các ngân hàng.
Có thể thấy, ngoài các yếu tố về công nghệ đã làm ảnh hưởng đến các hoạt động ngân hàng, bên cạnh đó văn hóa vùng miền, trình độ dân trí, sự đa dạng các thành phần kinh tế của khu vực ngân hàng hoạt động ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Dân cƣ đông đúc, dân trí cao, các thành phần kinh tế đa dạng sẽ là tiềm năng to lớn để ngân hàng có thể kinh doanh có hiệu quả và có thể là ngƣợc lại.
Thứ năm, các yếu tố liên quan đến KH.
KH là nhân tố ảnh hưởng lớn đến mở rộng tín dụng của NHTM. KH của NHTM thuộc các thành phần kinh tế của xã hội. Các KH có nền tảng tài chính vững vàng, có đạo đức tốt, có thu nhập cao, ổn định sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản tín dụng của ngân hàng khi đến hạn. Ngoài ra, khi KH sử dụng nhiều sản phẩm của ngân hàng sẽ giúp hiệu quả hoạt động ngân hàng tăng lên, giúp hệ thống tài chính phát triển vững mạnh, nhộn nhịp hơn.
Thứ sáu, đối thủ cạnh tranh.
Bất cứ hình thức kinh doanh nào cũng đều có đối thủ cạnh tranh và dịch vụ tín dụng của ngân hàng cũng không ngoại lệ. Không có một ngân hàng nào độc chiếm được thị trường, đồng nghĩa với việc ngân hàng nào cũng có đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh của NHTM là các chủ thể kinh doanh cùng cung ứng các dịch vụ thỏa mãn như cầu của KH về ngân hàng – tài chính trên cùng thị trường hoặc phân đoạn thị trường với những tác động làm suy giảm lợi ích của NHTM trong phạm vi không gian, thời gian nhất định. Tác giả chia đối thủ cạnh tranh của ngân hàng gồm đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ngân hàng là các ngân hàng có cùng sản phẩm dịch vụ tương tự, nhưng có chất lượng khác nhau và hoàn toàn có thể thay thế sản phẩm của ngân hàng ….Đối thủ gián tiếp xuất hiện ngày càng nhiều bao gồm công ty tài chính phi ngân hàng cùng cung cấp sản phẩm dịch vụ giống NHTM nhƣng vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu của KH ….Vì vậy, mỗi ngân hàng đều dành nguồn lực phân tích đối thủ cạnh tranh,.. từ đó tạo ra đƣợc chính sách sản phẩm cạnh tranh để tìm kiếm đƣợc KH và chiếm lĩnh thị phần tài chính.
1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan
Bên cạnh các yếu tố chủ quan kể trên, thì yếu tố nội tại của NHTM (yếu tố bên trong của doanh nghiệp) cũng ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các yếu tố liên quan đến quy mô vốn.
Vốn là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay với các NHTM. Thực tế cho thấy rằng, hiện nay các NHTM nước ta quy mô vốn nhỏ, năng lực sử dụng
vốn hạn chế, hầu hết nguồn vốn đƣợc huy động từ các tầng lớp dân cƣ, các tổ chức kinh tế – xã hội, các trung gian tài chính khác,…. nên hoạt động huy động vốn không hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Nên trong quá trình hoạt động, các NHTM cần phải chú trọng cả hai mặt đó là huy động vốn và sử dụng vốn.
Thứ hai, các yếu tố liên quan đến chiến lược kinh doanh của NHTM.
Với bất kỳ tổ chức nào, việc xây dựng chiến lƣợc đều có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi chiến lược đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn, là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động của tổ chức một cách đồng bộ, nhất quán và có hệ thống. Sự thiếu vắng chiến lƣợc hoặc chiến lƣợc xây dựng không rõ ràng, không có luận cứ vững chắc sẽ khiến cho hoạt động của tổ chức mất phương hướng, chỉ thấy trước mắt mà không thấy được dài hạn, hoặc chỉ thấy cục bộ mà không thấy đƣợc tổng thể toàn bộ hoạt động của hệ thống. Đối với ngành Ngân hàng nói chung hay các NHTM nói riêng, Chiến lƣợc kinh doanh là “kim chỉ nam”
cho mọi hoạt động của ngành, đó sẽ là “điểm tựa”, là “khởi nguồn” để xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển.
Thứ ba, các yếu tố liên quan đến nhân lực và quản trị NHTM.
Chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc xem là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu cũng như thỏa mãn cao nhất nhu cầu của người lao động. Để đánh giá đƣợc chất lƣợng nguồn nhân lực, có thể căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau, nhƣ: sức lao động, tuổi thọ, giới tính, trình độ chuyên môn nguồn nhân lực,…. Trong khi đó, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp có tính đặc thù cao, chủ yếu sử dụng vốn do huy động và đi vay nên kinh doanh ngân hàng thường gắn với rủi ro rất cao. Mỗi ngân hàng đều bỏ ra một chi phí không nhỏ để đào tạo và trả lương cho nhân sự của mình theo yêu cầu công việc. Vì vậy, chất lượng nhân sự là vấn đề hết sức quan trọng, bởi vì hầu hết các cuộc sụp đổ của ngân hàng đều là hậu quả của những quyết định thiếu sót đƣợc tích tụ dần sau một thời gian dài. Do đó, đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân lực cũng là một yếu tố dẫn đến thành công của các NHTM.