CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.2.1. Mô hình nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu đi trước về các yếu tố ảnh hưởng đến HQTC của doanh nghiệp của trong và ngoài nước, tác giả đã kế thừa và đề xuất thực hiện kiểm định 10 biến chia làm 2 nhóm là nhóm các biến nội sinh (biến độc lập) và nhóm các biến ngoại sinh (biến kiểm soát). Trong đó các nhân tố thuộc biến nội sinh bao gồm:
doanh thu từ hoạt động môi giới (DTMG), chi phí từ hoạt động môi giới (CPMG), quy mô tài sản của CTCK (SIZE), đòn bẩy tài chính (DBTC), tốc độ tăng trưởng (GROWTH), tính thanh khoản (TTK), tỷ lệ tài sản dài hạn (TLTSHD), tỷ lệ chi phí trên doanh thu (TLCPDT). Đối với biến ngoại sinh sẽ gồm các nhân tố: tỷ lệ lạm phát (LAMPHAT), tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP).
Bảng tóm tắt các biến và kí hiệu viết tắt như sau:
Bảng 2.1: Kí hiệu viết tắt của các biến
Tên biến Kí hiệu
Biến phụ thuộc
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE Biến độc lập
Doanh thu từ hoạt động môi giới DMTG
Chi phí từ hoạt động môi giới CPMG
Quy mô tài sản của CTCK SIZE
Đòn bẩy tài chính DBTC
Tốc độ tăng trưởng GROWTH
Tính thanh khoản TTK
Tỷ lệ tài sản dài hạn TLTSDH
Tỷ lệ chi phí trên doanh thu TLCPDT
Biến kiểm soát
Tỷ lệ lạm phát LAMPHAT
Tỷ lệ tăng trưởng GDP GDP
Bài nghiên cứu dựa trên mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phương Anh (2021), sau đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, cuối cùng đưa ra 2 mô hình như sau:
Mô hình nghiên cứu đề xuất:
ROAit=β0+β1*DTMGit+β2*CPMGit+β3*SIZEit+β4*DBTCit+β5*GROWTHit+ β6*TTKit+β7*TLTSDHit+β8*TLCPDTit+β9*LAMPHATit+β10*GDPit+εi
ROEit=β0+β1*DTMGit+β2*CPMGit+β3*SIZEit+β4*DBTCit+β5*GROWTHit+ β6*TTKit+β7*TLTSDHit+β8*TLCPDTit+β9*LAMPHATit+β10*GDPit+εi
Trong đó:
β0: Hệ số chặn
β1,β2,β3,β4,β5,β6,β7,β8,β9,β10: Các hệ số góc ε: Sai số ngẫu nhiên
i: Công ty i t: Năm t
Bảng 2.2: Cách đo lường các biến trong mô hình
Tên biến Kí hiệu Phương pháp đo lường Phân loại
biến Tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản ROA Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản
Biến phụ thuộc Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu
ROE Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Biến phụ thuộc
Doanh thu từ hoạt
động môi giới DTMG Logarit của giá trị doanh thu hoạt động môi giới
Biến độc lập
Tên biến Kí hiệu Phương pháp đo lường Phân loại biến Chi phí từ hoạt
động môi giới CPMG Logarit của giá trị chi phí hoạt động môi giới
Biến độc lập Quy mô tài sản
của CTCK SIZE Logarit giá trị của tổng tài sản Biến độc lập
Đòn bẩy tài chính DBTC Nợ phải trả
Tổng tài sản
Biến độc lập Tốc độ tăng
trưởng GROWTH Tổng tài sản năm n-tổng tài sản năm n-1 tổng tài sản năm n-1
Biến độc lập Tính thanh khoản TTK Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Biến độc lập Tỷ lệ tài sản dài
hạn TLTSDH Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
Biến độc lập Tỷ lệ chi phí trên
doanh thu TLCPDT Chi phí hoạt động
Doanh thu hoạt động
Biến độc lập
Tỷ lệ lạm phát LAMPHAT Chỉ số giá tiêu dùng CPI Biến kiểm soát Tỷ lệ tăng trưởng
GDP GDP GDP năm n-GDP năm n-1
GDP năm n-1
Biến kiểm soát Thứ nhất, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản và được đồng bộ về định dạng để khi mô hình chạy sẽ ra kết quả có ý nghĩa, trường hợp định dạng không đồng bộ sẽ khiến mô hình chạy ra kết quả với ý nghĩa không đúng hoặc là sẽ không thể chạy mô hình.
Thứ hai, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữuvà cũng được đồng bộ về định dạng để chạy mô hình.
Thứ ba, doanh thu từ hoạt động môi giới (DTMG) được tính bằng logarit giá trị của doanh thu môi giới do khi xét đến mức độ tương đồng giữa các biến với nhau thì các biến độc lập và các biến kiểm soát được đo lường dưới dạng tỷ lệ và không quá 100%, trong khi đó giá trị của doanh thu từ hoạt động môi giới thì lại quá lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Thứ tư, chi phí từ hoạt động môi giới (CPMG) cũng được tính bằng logarit giá trị của chi phí môi giới với nguyên nhân tương tự như DTMG. Chí phí từ hoạt động môi giới qua các năm có sự chênh lệch rất lớn và có thể dễ dẫn đến sai số lớn khi chạy mô hình. Vì vậy việc logarit sẽ khiến cho biến này ít biến động hơn để mô hình chạy đem lại kết quả chính xác.
Thứ năm, quy mô tài sản của CTCK (SIZE) được tính bằng logarit giá trị của tổng tài sản tương tự như DTMG và CPMG. Giá trị tổng tài sản là một giá trị lớn và không có tính dừng. Vì vậy, muốn chạy mô hình thì ta cần phải lượng hóa nó để giá trị của tổng tài sản có tính dừng, giúp mô hình có thể chạy ra kết quả có ý nghĩa.
Thứ sáu, đòn bẩy tài chính (DBTC) được tính bằng tỷ lệ giữa nợ phải trả và tổng tài sản. Theo bảng cân đối kế toán, nợ phải trả chính bằng tổng của nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn, đồng thời vốn chủ sở hữu chính bằng vốn góp của các chủ sở hữu. Từ các dữ kiện trên, tác giả có thể đo lường được biến DBTC.
Thứ bảy, tốc độ tăng trưởng (GROWTH) được tính bằng tỷ lệ tăng (giảm) giữa tổng tài sản của năm sau so với tổng tài sản của năm trước đó. Việc tính toán dưới dạng tỷ lệ giúp chạy mô hình hồi quy có ý nghĩa.
Thứ tám, tính thanh khoản (TTK) được tính bằng tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn và được thu thập toàn bộ dựa trên báo cáo tài chính của các công ty, từ đó giúp đo lường được biến này. Tỷ lệ này cũng được đồng bộ về mặt định dạng để việc chạy mô hình diễn ra suôn sẻ.
Thứ chín, tỷ lệ tài sản dài hạn (TLTSDH) được đo lường bằng tỷ lệ giữa tài sản dài hạn và tổng tài sản. Theo đó, tổng tài sản được xác định bằng tổng số giữa tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Kết quả sẽ được để dưới một định dạng chung.
Thứ mười, tỷ lệ chi phí trên doanh thu (TLCPDT) được tính bằng tỷ lệ giữa doanh thu hoạt động trên chi phí hoạt động. Số liệu được tác giả thu thập trên báo cáo kết quả kinh doanh từ đó có thể đo lường được biến TLCPDT.
Thứ mười một, tỷ lệ lạm phát (LAMPHAT) được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI, thu thập tại một số trang web uy tín và được định dạng dưới dạng phần trăm (%).
Cuối cùng, tỷ lệ tăng trưởng GDP được xác định bằng tỷ lệ tăng (giảm) của GDP năm sau so với GDP năm trước. Tỷ lệ này cũng được tác giả tham khảo trên một số trang web uy tín, từ đó thu thập và định dạng số liệu dưới dạng phần trăm (%).