CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Kết quả của mô hình nghiên cứu
3.2.2. Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (Regression)
Sau khi đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến xuất hiện trong mô hình là không quá nghiêm trọng, tác giả đã thực hiện hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất gộp (Pooled OLS), mô hình các tác động cố định (FEM) và mô hình các tác động ngẫu nhiên (REM) đối với các biến. Khi p-value nhỏ hơn 5% thì các biến đó có tác động tới tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản hoặc tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Với những biến có hệ số hồi quy β lớn hơn 0 thì biến đó sẽ có tác động cùng chiều với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản hoặc tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và ngược lại. Sau khi thực hiện các mô hình hồi quy như đã nói ở trên, tác giả thu lại kết quả được tổng hợp trong bảng 3.3 và bảng 3.4 dưới đây.
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp kết quả chạy mô hình đối với biến phụ thuộc ROA
Biến
Pooled OLS FEM REM
Co.efficient Pvalue Co.efficient Pvalue Co.efficient Pvalue
DTMG 0,033 0,016 0,029 0,044 0,033 0,015
CPMG -0,023 0,101 -0,023 0,152 -0,023 0,100
SIZE 0,028 0,078 0,032 0,050 0,028 0,077
DBTC -0,077 0,001 -0,081 0,001 -0,077 0,001
GROWTH 0,020 0,000 0,019 0,001 0,020 0,000
TTK -0,000 0,848 -0,000 0,837 -0,000 0,848
TLTSDH -0,071 0,077 -0,073 0,071 -0,071 0,076
TLCPDT -0,004 0,065 -0,004 0,117 -0,004 0,064
LAMPHAT -0,815 0,000 -0,815 0,000
GDP -1,035 0,002 -1,035 0,001
_cons -0,288 0,018 -0,390 0,000 -0,288 0,017
R-squared 0,271 0,172 0,271
Prob>F 0,000 0,000 0,0000
Nguồn: Kết quả chạy mô hình từ phần mềm STATA
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp kết quả chạy mô hình đối với biến phụ thuộc ROE
Biến
Pooled OLS FEM REM
Co.efficient Pvalue Co.efficient Pvalue Co.efficient Pvalue
DTMG -0,014 0,915 -0,098 0,500 -0,076 0,590
CPMG 0,155 0,271 0,200 0,207 0,189 0,215
SIZE 0,023 0,883 0,066 0,677 0,055 0,726
DBTC -0,495 0,035 -0,508 0,034 -0,505 0,031
GROWTH 0,098 0,066 0,087 0,119 0,090 0,096
TTK 0,000 0,614 0,000 0,812 0,000 0,750
TLTSDH -0,638 0,109 -0,747 0,063 -0,720 0,068
TLCPDT -0,004 0,842 -0,003 0,889 -0,003 0,875
LAMPHAT -0,134 0,932 -0,039 0,989
GDP -0,080 0,980 0,118 0,985
_cons -1,470 0,220 -1,563 0,181 -1,552 0,217
R-squared 0,046 0,045 0,045
Prob>F 0,113 0,268 0,311
Nguồn: Kết quả chạy mô hình từ phần mềm STATA Từ kết quả chạy mô hình Pooled OLS đối với biến phụ thuộc ROA, ta thấy các biến: doanh thu từ hoạt động môi giới (DTMG), tốc độ tăng trưởng (GROWTH) có p-value nhỏ hơn 0,05 nên có tác động đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của các CTCK và tác động theo chiều hướng tích cực nhẹ. Tương tự, các biến: đòn bẩy tài chính (DBTC), tỷ lệ lạm phát (LAMPHAT), tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP) cũng
có p-value nhỏ hơn 0,05 nên cũng có quan hệ với ROA nhưng lại tác động theo chiều hướng tiêu cực. Trong đó, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ tăng trưởng GDP ảnh hưởng tiêu cực rất mạnh tới ROA. Các biến còn lại có p-value lớn hơn mức ý nghĩa 5% vì vậy không đem lại ý nghĩa thống kê. Xét sang kết quả chạy mô hình Pooled OLS đối với biến phụ thuộc ROE, ta thấy biến đòn bẩy tài chính có tác động tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các CTCK niêm yết trên TTCK Việt Nam với tác động tiêu cực khá lớn.
Kết quả từ mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) đối với biến phụ thuộc ROA cho biết doanh thu từ hoạt động môi giới (DTMG), quy mô tài sản của các CTCK (SIZE), tốc độ tăng trưởng (GROWTH) có ảnh hưởng tới ROA và ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực. Biến đòn bẩy tài chính (DBTC) có tác động tiêu cực tới ROA. Các biến khác trong mô hình có p-value lớn hơn 0,05 nên không đem lại ý nghĩa thống kê. Xét mô hình các ảnh hưởng cố định đối với biến phụ thuộc ROE, ta thấy đòn bẩy tài chính (DBTC) và doanh thu từ hoạt động môi giới (DTMG) có tác động tiêu cực tới ROE.
Kết quả từ mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) đối với biến phụ thuộc ROA cho thấy doanh thu từ hoạt động môi giới (DTMG), tốc độ tăng trưởng (GROWTH) có ảnh hưởng tích cực tới ROA. Bên cạnh đó, các biến đòn bẩy tài chính (DBTC), tỷ lệ lạm phát (LAMPHAT), tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP) có ảnh hưởng tiêu cực tới ROA. Trong đó tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ tăng trưởng GDP có tác động tiêu cực mạnh nhất. Kết quả từ mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) đối với biến phụ thuộc ROE cho rằng đòn bẩy tài chính (DBTC) có tác động tiêu cực tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Các biến còn lại có p-value lớn hơn 0,05 nên không có ý nghĩa thống kê.
Kiểm định Hausman là kiểm định nhằm xem xét mức độ phù hợp giữa mô hình các tác động cố định (FEM) và mô hình các tác động ngẫu nhiên (REM). Ta có kết quả kiểm định mô hình Hausman như bảng 3.5 và bảng 3.6 dưới đây.
Bảng 3.5: Kết quả kiểm định Hausman đối với biến phụ thuộc ROA
Biến
(b) fixed
(B) random
(b-B) Difference
sqrt(diag(V_b- V_B))
S.E
DTMG 0,029 0,033 -0,003 0,005
CPMG -0,023 -0,023 0,000 0,007
SIZE 0,032 0,028 0,003 0,002
DBTC -0,081 -0,077 -0,003 0,005
GROWTH 0,019 0,020 -0,001 0,001
TTK -0,000 -0,000 -1,52e-06 0,000
TLTSDH -0,073 -0,071 -0,002 0,006
TLCPDT -0,004 -0,004 0,000 0,000
b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg Test: Ho: difference in coefficients not systematic
chi2(8) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 17,93
Prob>chi2 = 0,0218
(V_b-V_B is not positive definite)
Bảng 3.6: Kết quả kiểm định Hausman đối với biến phụ thuộc ROE
Biến
(b) fixed
(B) random
(b-B) Difference
sqrt(diag(V_b- V_B))
S.E DTMG -0,098 -0,076 -0,022 0,034 CPMG -0,200 -0,189 0,011 0,044 SIZE 0,066 0,055 0,011 0,025 DBTC -0,508 -0,505 -0,003 0,041 GROWTH 0,087 0,090 -0,003 0,011 TTK 0,000 0,000 -0,000 0,000 TLTSDH -0,747 -0,720 -0,026 0,063 TLCPDT -0,003 -0,003 0,000 0,004 b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg Test: Ho: difference in coefficients not systematic
chi2(8) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 0,72
Prob>chi2 = 0,9995
Kiểm định Hausman với biến phụ thuộc ROA và ROE cho kết quả lần lượt là prob=0,0218<0,05 và prob=0,9995>0,05, vì vậy mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) được cho là phù hợp hơn để sử dụng làm mô hình giải thích chiều hướng tác
động của các biến đối với ROA và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) sẽ phù hợp để giải thích cho ROE. Dựa vào kết quả, tác giả đã tổng hợp lại chiều hướng tác động của các biến lên hiệu quả tài chính của các CTCK niêm yết trên TTCK Việt Nam tại bảng 3.7 dưới đây. Khi chạy mô hình với 10 biến bao gồm cả biến độc lập và biến kiểm soát, tác giả thu được 4 biến được cho là có tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty.
Biến doanh thu môi giới (DTMG) có hệ số beta dương nên có tác động cùng chiều với ROA với mức tác động khá thấp, khoảng 2,9%. Biến quy mô tài sản của CTCK và tốc độ tăng trưởng (GROWTH) cũng có hệ số beta dương nên cũng ảnh hưởng tích cực tới HQTC, ý nghĩa vè mặt thống kê của quy mô tài sản ở mức 5%
còn tốc độ tăng trưởng ở mức 1%, điều này là phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2020) [13] và nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007) [5]. Biến đòn bẩy tài chính có hệ số beta âm nên có quan hệ ngược chiều với ROA, ROE. Đối với ROA, tác động của đòn bẩy tài chính là không quá lớn với ý nghĩa thống kê là 1%, phù hợp với nghiên cứu của IIyukhin (2015) [2]. Nhưng tác động tiêu cực của đòn bẩy tài chính lên ROE ở mức lên tới trên 50%.
Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết
Tên biến Chiều hướng tác
động đối với ROA
Chiều hướng tác động đối với ROE Biến độc lập
Doanh thu từ hoạt động môi giới
(DTMG) Cùng chiều Không ảnh hưởng
Chi phí từ hoạt động môi giới (CPMG) Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Quy mô tài sản của CTCK (SIZE) Cùng chiều Không ảnh hưởng Tốc độ tăng trưởng (GROWTH) Cùng chiều Không ảnh hưởng
Đòn bẩy tài chính (DBTC) Ngược chiều Ngược chiều
Tính thanh khoản (TTK) Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Tỷ lệ tài sản dài hạn (TLTSDH) Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Tỷ lệ chi phí trên doanh thu (TLCPDT) Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Biến kiểm soát
Tỷ lệ lạm phát (LAMPHAT) Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP) Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Nguồn: Tác giả tự tổng hợp