Các chỉ tiêu đánh giá Chất lƣợng tín dụng

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2013 – 2020 (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về Chất lƣợng tín dụng

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá Chất lƣợng tín dụng

Chất lƣợng tín dụng của các NHTM có thể đƣợc đánh giá qua rất nhiều các chỉ tiêu định tính và định lƣợng. Các chỉ tiêu định tính có thể kể đến nhƣ sau:

- Hoạt động tín dụng tuân thủ đúng theo các quy trình, nguyên tắc: HĐTD của các NHTM có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội và luôn gắn liền với rất nhiều rủi ro. Chính vì vậy, việc các NHTM đảm bảo HĐTD diễn ra đúng với quy trình tín dụng, các nguyên tắc tín dụng là vô cùng quan trọng trong nỗ lực hạn chế tối đa rủi ro.

- Trình độ của cán bộ nhân viên: Thể hiện qua trình độ chuyên môn và kỹ năng chăm sóc khách hàng của các cán bộ tín dụng. Một ngân hàng sở hữu các cán bộ nhân viên có trình độ, chuyên môn tốt sẽ mang lại tính hiệu quả cho HĐTD, đảm bảo khả năng thu hồi nợ cũng nhƣ đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

- Nền tảng khoa học công nghệ: Một ngân hàng sở hữu nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho HĐTD, hỗ trợ làm giảm bớt tính phức tạp trong thủ tục và tiện lợi hơn trong công tác nghiệp vụ của cán bộ nhân viên, nâng cao hiệu quả hoạt động cũng nhƣ hiệu quả theo dõi, giám sát tín dụng của bộ phận tín dụng.

- Uy tín của ngân hàng: Thể hiện qua giá trị thương hiệu và hình ảnh của ngân hàng trên thị trường, giá trị uy tín quyết định rất nhiều đến CLTD và khả năng tìm kiếm khách hàng mới của ngân hàng. Nó cho thấy tính hiệu quả trong cách thức làm việc của ngân hàng cũng nhƣ trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên.

Các chỉ tiêu định tính trên đều có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp một cách nhìn tổng quát về CLTD ngân hàng. Tuy nhiên, khi đi sâu vào phân tích đánh giá CLTD, các chỉ tiêu định tính thường rất khó có thể xác định được một cách chính xác vì cần phải đánh giá khách quan từ nhiều phía, và phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của các nhà nghiên cứu trong việc tìm kiếm và thu thập thông tin. Thông tin thu thập được từ quá trình khảo sát các đối tượng nghiên cứu thường mang rất nhiều những yếu tố chủ quan, trong đó có những yếu tố rất khó xác định và biến động theo từng thời điểm.

Khác với các chỉ tiêu định tính có phần khó xác định, chủ quan và mơ hồ, các chỉ tiêu định lƣợng lại giúp cho các ngân hàng cũng nhƣ nhà nghiên cứu có thể dễ dàng hơn trong việc đánh giá CLTD một cách chính xác và khoa học thông qua những chỉ số đƣợc tính toán cụ thể. Một số chỉ tiêu định lƣợng đƣợc sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu đánh giá CLTD của ngân hàng đó là:

* Rủi ro tín dụng: Được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu, trong đó nợ xấu là các khoản nợ nhóm 3, 4, 5 theo quy tắc phân loại trong Quyết định 439/2005/QĐ- NHNN và Quyết định 22/VBHN-NHNN của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh mức độ RRTD trên tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng, cho biết trên 100 đồng cho vay có bao nhiêu đồng nợ xấu. Tỷ lệ này càng cao thì CLTD càng thấp. Theo ngân hàng thế giới, tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, tốt ở mức 1 – 3%.

Công thức xác định nhƣ sau:

Tỷ lệ nợ xấu =

x 100%

Khi nợ xấu xảy ra sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu cũng như chi phí hoạt động của ngân hàng, giải quyết càng chậm thì chi phí càng cao và nhất là ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của NHTM; rủi ro tồn đọng vốn hoặc mất vốn của ngân hàng (xói mòn vốn chủ sở hữu, xói mòn lợi nhuận) ảnh hưởng tới khả năng cấp vốn cho thị trường, từ đó sẽ làm HĐTD của ngân hàng suy yếu nhanh chóng.

Ngoài ra, đối với người đi vay, khi có lịch sử bị nợ xấu, người vay sẽ bị các ngân hàng, các tổ chức tín dụng (TCTD) từ chối các khoản vay khác khi có nhu cầu. Điều này đôi khi sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho khách hàng thật sự có nhu cầu vay vốn lúc cần thiết. Cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của các chủ thể đi vay khác cũng bị hạn chế hơn khi RRTD buộc các NHTM hoặc thắt chặt cho vay hay thậm chí phải thu hẹp quy mô hoạt động. Qua đó có thể thấy, RRTD đƣợc coi là chỉ tiêu phản ánh một cách rõ nét nhất CLTD của các ngân hàng.

* Tỷ lệ nợ quá hạn: Theo Thông tƣ 11/2021/TT-NHNN: “Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả đƣợc đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi theo thỏa thuận”. Vậy tỷ lệ dƣ nợ quá hạn thể hiện tổng dƣ nợ cả gốc và lãi đã quá hạn thanh toán nhƣng chƣa thể thu hồi đƣợc từ khách hàng, đƣợc xác định dựa trên dƣ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ vào thời điểm cuối kỳ. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì CLTD càng thấp. Công thức đƣợc xác định nhƣ sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn =

x 100%

* Tỷ lệ dự phòng rủi ro: Dự phòng rủi ro (DPRR) là khoản chi phí đƣợc ngân hàng trích lập hàng kỳ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra trong HĐTD, khi khách hàng không thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Tỷ lệ trích lập dự

phòng đƣợc xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa DPRR phải trích với tổng dƣ nợ của ngân hàng vào thời điểm cuối kỳ. Chỉ tiêu này có giá trị càng cao thì CLTD của ngân hàng càng thấp và ngƣợc lại. Công thức xác định:

Tỷ lệ nợ dự phòng rủi ro =

x 100%

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2013 – 2020 (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)