Các nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2013 – 2020 (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng tín dụng

Các yếu tố đƣợc phân tích trong bài nghiên cứu đƣợc chia làm hai nhóm đó là nhóm nhân tố định lƣợng vi mô và vĩ mô. Các yếu tố định lƣợng này rất quan trọng và có tác động nhiều nhất, thường xuyên nhất và giúp ngân hàng có thể dễ dàng trong việc đánh giá một cách chi tiết về CLTD, từ đó đƣa ra những những giải pháp cải thiện và nâng cao CLTD một cách tốt nhất vì chúng mang tính chính xác, cụ thể và khoa học. Những nhân tố định tính tác động đến CLTD của ngân hàng bao gồm khách hàng của ngân hàng, các yếu tố từ môi trường thiên nhiên, chính sách pháp luật của nhà nước... mang những tính chất ngẫu nhiên, không thường xuyên, không đặc trƣng nên không đƣợc chọn để nghiên cứu.

1.2.1. Các nhân tố vi mô 1.2.1.1. Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng được hiểu một cách đơn giản là tốc độ gia tăng tổng dư nợ cho vay của các TCTD trong một thời kỳ nhất định. Việc ngân hàng gia tăng các khoản tín dụng có ý nghĩa quan trọng và là điều rất cần thiết để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng về vốn của các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân trong quá trình phát triển của toàn xã hội. Tuy nhiên, tốc độ TTTD của một ngân hàng ở mức quá cao hoặc cao hơn so với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống thì hiểu rằng ngân hàng này đang có mức độ rủi ro cao hơn so với chính nó hoặc so với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống. Tốc độ tăng trưởng này có thể là kết quả của việc ngân hàng so vay quá nhiều so với VCSH, hoặc cho vay tập trung quá vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao dẫn đến giảm CLTD.

Bercoff và các cộng sự (2002) đã nghiên cứu về hệ thống ngân hàng của Argentina và chứng minh rằng TTTD ảnh hưởng và làm suy giảm đến các khoản cho vay. Thật vậy, các khoản cho vay quá mức bởi các ngân hàng thường được coi là yếu tố then chốt làm giảm chất lƣợng cho vay theo các nghiên cứu của Keeton và

Morris (1987); Sinkey và Greenwalt (1991); Keeton (1999); Salas và Saurina (2002); Jimenez và Saurina (2006).

Ngƣợc lại, Louzis và cộng sự (2010), Le (2016) lại cho rằng TTTD và RRTD có mối quan hệ ngược chiều vì khi RRTD năm trước tăng cao, các ngân hàng thường có xu hướng thận trọng hơn trong việc cho vay khiến tốc độ TTTD suy giảm ở năm hiện tại.

1.2.1.2. Tỷ lệ nợ xấu năm trước

Việc thu hồi nợ không hiệu quả là nguyên nhân làm tăng nợ xấu và ngân hàng sẽ gặp phải những khó khăn khi xử lý các khoản nợ xấu. Thêm vào đó, các khoản nợ xấu tồn đọng các năm trước chưa được giải quyết triệt để cho đến thời điểm hiện tại cũng sẽ làm tăng RRTD dẫn đến suy giảm CLTD.

Các nghiên cứu của Salas và Saurina (2002), Klein (2013), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Nguyễn Minh Sáng (2018) đều chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu năm trước tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu hiện tại. Das và Ghosh (2007), khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM Nhà nước (NHTM NN) ở Ấn Độ từ năm 1994 đến 2005, cũng nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ và cùng chiều giữa RRTD của giai đoạn trước (điển hình là tỷ lệ nợ xấu trong kỳ trước) và RRTD trong kỳ hiện tại. Nói cách khác, tăng trưởng cho vay trong giai đoạn này sẽ làm tăng RRTD của các ngân hàng trong giai đoạn sau.

1.2.1.3. Chi phí hoạt động

Trong thực tế, RRTD và chi phí hoạt động có tương quan với nhau nhưng mối quan hệ giữa hai biến này vẫn chưa rõ ràng bởi ảnh hưởng của chi phí hoạt động lên RRTD của các ngân hàng có thể là cùng chiều hoặc ngƣợc chiều.

Podpiera và Weill (2008) đã kiểm định mối quan hệ giữa hiệu quả chi phí (Cost Efficiency) liên quan đến việc lựa chọn đầu vào (chẳng hạn: vốn và lao động) để tạo đầu ra với chi phí thấp nhất trong khu vực ngân hàng Séc giai đoạn 1994–

2005, và kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết quản lý kém, tức là hiệu quả chi phí thấp sẽ dẫn đến gia tăng RRTD. Cụ thể, khi hiệu quả của việc sử dụng chi phí thấp, tức là khả năng quản lý của các nhà quản trị kém, do đó có thể tác động lớn đến hành vi cung cấp tín dụng của ngân hàng. Theo đó, các tác giả xác định sự quản trị yếu kém là do: (1) Yếu kém kỹ năng trong việc xếp hạng tín dụng và do đó sẽ có

thể quyết định cho vay các khoản vay không sinh lời hoặc thậm chí làm cho ngân hàng mất vốn; (2) không có trình độ thẩm định tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản vay đúng; (3) khó kiểm soát và theo dõi mục đích sử dụng vốn của khách hàng sau khi cấp tín dụng cho khách hàng.

Bên cạnh đó, DeYoung & Whalen (1994), Barr & Siems (1994), Berger &

DeYoung (1997) lại cho rằng mức độ sử dụng chi phí hoạt động và RRTD có mối quan hệ cùng chiều. Việc ngân hàng ít nỗ lực trong việc đảm bảo chất lƣợng khoản vay dường như sẽ có hiệu quả chi phí tốt hơn, tuy nhiên trong dài hạn thì RRTD sẽ tăng.

1.2.1.4. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

Khi NHTM phát sinh nợ xấu, để đảm bảo an toàn, ngân hàng phải tăng chi phí liên quan đến quản lý RRTD trong khi hạch toán rủi ro tài sản. Điều này làm cho tỷ lệ chi phí DPRR trên tổng tài sản tăng khi nợ xấu tăng. Messai và Jouini (2013) đã chỉ ra rằng các khoản chi phí dự phòng có tác động tích cực đến RRTD.

Tuy nhiên ngược lại, qua nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của 17 Các nước châu Âu giai đoạn 2000-2008, Makri et al. (2014) cho thấy chi phí dự phòng rủi ro có tác động tiêu cực đến RRTD.

1.2.2. Các nhân tố vĩ mô

1.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Tăng trưởng GDP)

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa thực tế hàng năm là thước đo cho thấy sự thay đổi về GDP của một quốc gia trong một năm và điều chỉnh theo mức lạm phát. Đây là một công cụ phổ biến phản ánh sự phát triển về điều kiện kinh tế và mức sống của một quốc gia.

Các nghiên cứu của Salas và Suarina (2002), Fofack (2005), Filip (2015), Ghosh (2015), đã cho kết quả ngƣợc chiều trong mối quan hệ giữa RRTD và tăng trưởng kinh tế. Có nghĩa là sự thay đổi trong chu kỳ kinh doanh có tác động đến khả năng thanh toán lãi vay và nợ của người đi vay. Tăng trưởng GDP thực tế thường tạo ra thu nhập nhiều hơn, bởi khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, các hoạt động SXKD của các chủ thể trong nền kinh tế đƣợc cải thiện, do đó các khoản nợ sẽ đƣợc hoàn trả đầy đủ hơn, góp phần làm giảm RRTD, cải thiện CLTD hiệu quả. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế phát triển âm sẽ làm tăng RRTD của các NHTM. Khi nền

kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, RRTD có xu hướng tăng do giá trị tài sản ròng của người đi vay giảm. Điều này là do sự suy giảm về giá trị tài sản đảm bảo, nên người cho vay thận trọng hơn, và do đó, TTTD có xu hướng giảm.

1.2.2.2. Lạm phát

Là hiện tƣợng thể hiện sự tăng lên của mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Sự tăng lên của mức giá làm giảm giá trị tiền tệ được đo lường bằng sức mua đối nội của nó.

Khi lạm phát tăng, người tiêu dùng giảm nhu cầu chi tiêu khiến hàng hóa tiêu thụ thấp, doanh nghiệp gặp khó khăn do HĐKD trì trệ, dẫn đến lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng, thậm chí có thể xảy ra tình trạng thua lỗ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, điều này khiến cho RRTD của NHTM tăng lên. Và phù hợp với nghiên cứu của Tanaskovic (2015), Castro (2012), Klein (2013), PGS.TS Tô Ngọc Hƣng và cộng sự (2013) về tác động ngƣợc chiều của lạm phát đến RRTD.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu trước đây như Fofack (2005), Pasha và Khemraj (2009), Nkusu (2011) cho rằng lạm phát tăng cao có thể làm cải thiện năng lực trả nợ của các khách hàng bởi việc làm giảm giá trị thực của các khoản vay khi lãi suất cho vay là cố định (các ngân hàng không thể điều chỉnh lãi suất nhƣng lạm phát lại thay đổi suất sinh lợi thực của khoản vay này).

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Với ý nghĩa hình thành khung lý thuyết cho toàn bộ bài nghiên cứu, những nội dung được trình bày trong chương 1 gồm có:

- Khái niệm về CLTD và sự cần thiết nâng cao CLTD của các NHTM.

- Trên cơ sở đó, bài luận đƣa ra các chỉ tiêu để đánh giá CLTD gồm: Rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng.

- Các nhân tố định lƣợng tác động đến CLTD của NHTM gồm: Các nhân tố vi mô (Tỷ lệ nợ xấu năm trước, Tăng trưởng tín dụng, Chi phí hoạt động và Chi phí DPRR tín dụng), các nhân tố vĩ mô (Tốc độ tăng trưởng GDP và Lạm phát).

Nội dung trình bày của chương 1 là nền tảng lý luận khi đánh giá thực trạng cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLTD của các NHTM Việt Nam ở các chương sau.

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2013 – 2020 (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)