CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 – 2020
2.1. Tổng quan tình tình hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
2.1.1. Số lượng các Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020 Bảng 2.1: Số lượng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020
NHTM NN NHTM CP
Ngân hàng 100% vốn nước
ngoài
Ngân hàng liên doanh
2013 5 33 5 4
2014 5 33 5 4
2015 7 28 5 3
2016 4 31 8 2
2017 4 31 9 2
2018 4 31 9 2
2019 4 31 9 2
2020 4 31 9 2
(Nguồn: Báo cáo thường niên (BCTN) của NHNN) Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đƣợc phân thành thành bốn nhóm là: nhóm NHTM NN, nhóm NHTMCP, nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài và nhóm ngân hàng liên doanh.
Nhìn chung, số lƣợng NHTM trong giai đoạn 2013 – 2016 có sự tăng giảm liên tục, nhƣng từ năm 2016 trở đi số lƣợng ngân hàng bắt đầu có sự ổn định. Với dữ liệu từ bảng 2.1 đƣợc thống kê từ NHNN, số lƣợng NHTMCP đang chiếm nhiều nhất với 31 ngân hàng, 9 ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, 4 NHTM NN và 2 ngân hàng liên doanh tính đến năm 2020.
2.1.2. Hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt nam giai đoạn 2013 – 2020
* Tăng trưởng huy động vốn
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020
(Nguồn: Theo thống kê BCTN của NHNN) Dựa vào biểu đồ 2.1, có thể thấy tăng trưởng huy động vốn năm 2013 đạt 19.9%, giữ mức cao nhất trong giai đoạn 2013 – 2020. Đến cuối năm 2014, huy động vốn giảm xuống còn 17%, mặc dù thấp hơn so với năm 2013 nhƣng vẫn là mức tăng tốt ngay cả khi lãi suất huy động đƣợc điều chỉnh giảm, cho thấy kênh đầu tƣ gửi tiền tại hệ thống ngân hàng vẫn hấp dẫn, an toàn góp phần duy trì thanh khoản ổn định cho hệ thống các TCTD.
Năm 2015 - 2016, trong bối cảnh lạm phát ổn định ở mức thấp, chênh lệch lãi suất huy động giữa VND – ngoại tệ đƣợc duy trì hợp lý đã góp phần nâng cao giá trị đồng nội tệ, và các kênh đầu tƣ khác (chứng khoán, bất động sản) chƣa hồi phục hoàn toàn, tiền gửi ngân hàng vẫn là kênh lựa chọn đầu tƣ chủ yếu. Tăng trưởng huy động vốn toàn hệ thống năm 2015 – 2016 lần lượt là 16.2% và 18.54%.
Đến năm 2017 – 2018, huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng lại giảm mạnh,
19.90
17.00
16.20
18.54
15.02
12.61
15.37 14.90
0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tăng trưởng huy động vốn (%)
Tăng trưởng huy động vốn (%)
năm 2018 đạt 12.61% thấp hơn so với mức tăng 15.02% của năm 2017 và 18.54%
của năm 2016.
Sau mức tăng nhẹ năm 2019, sang năm 2020, huy động vốn của hệ thống ngân hàng lại có sự suy giảm còn 14.9%. Sự tăng trưởng không đồng đều này là do sự bất ổn của nền kinh tế khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, đe dọa trực tiếp tới hoạt động SXKD và chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.
* Thị phần huy động vốn của các NHTM Việt Nam
Biểu đồ 2.2: Thị phần huy động vốn của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020
(Nguồn: Theo thống kê BCTN của NHNN) Trong nhóm TCTD khác có sự tham gia rất lớn của các NHTM CP, các TCTD còn lại như công ty tài chính, NH liên doanh, NH 100% vốn nước ngoài đều chỉ chiếm phần nhỏ. Chính vì vậy, thị phần huy động vốn của nhóm NHTM NN vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với các nhóm khác, sau đó mới đến các NHTMCP.
Trong giai đoạn 2013 – 2017, khi thị phần huy động của nhóm NHTM NN tăng từ 43.1% lên 47.72% thì thị phần của nhóm TCTD khác (cụ thể là nhóm NHTM CP) giảm xuống từ 55.4% xuống còn 51.48%. Nguyên nhân có thể là do trong thời gian này, các NHTM CP chƣa đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm và ƣu
43.1 43.05 45.5 46.78 47.72 47.23 46.29 44.46
55.4 55.53 53.7 52.41 51.48 51.98 52.98 54.85
1.5 1.42 0.8 0.81 0.8 0.79 0.73 0.69
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Thị phần huy động vốn (%)
NHTM NN TCTD khác NHCSXH
đãi thu hút khách hàng, trong khi nhóm NHTM NN luôn chú trọng tới khách hàng mục tiêu của mình.
Năm 2018, tỷ trọng huy động vốn của nhóm NHTM NN đảo chiều giảm nhẹ và chuyển sang tăng ở nhóm TCTD khác, tỷ trọng đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) vẫn giữ nguyên. Cụ thể, huy động vốn của nhóm NHTM NN chiếm 47.23% tổng huy động toàn hệ thống; nhóm các TCTD khác chiếm 51.98%;
NHCSXH chiếm 0.79% trong tổng huy động toàn ngành. Trong hai năm 2019 – 2020, tỷ trọng huy động vốn của nhóm NHTM NN và NHCSXH tiếp tục giảm nhẹ trong khi nhóm TCTD khác tăng, cụ thể trong năm 2020, huy động vốn của nhóm NHTM NN chiếm 44.46% huy động toàn hệ thống; NHCSXH chiếm 0,69% huy động toàn hệ thống và nhóm các TCTD khác chiếm nhiều nhất với 54.85%.
2.1.3. Hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020
* Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Tình hình TTTD của các NHTM trong những năm 2013 – 2020 đƣợc trình bày trong bảng 2.2:
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020
Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tốc độ TTTD (%)
12.51 12.00 17.26 18.71 18.17 13.89 13.65 12.13 (Nguồn: Theo thống kê BCTN của NHNN)
Biểu đồ 2.3: Tốc độ TTTD các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020
0 5 10 15 20
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tốc độ tăng trưởng (%)
Tốc độ tăng trưởng (%)
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới, giai đoạn 2013 – 2020 chính là thời kỳ phục hồi và và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đây cũng chính là giai đoạn các NHTM cố gắng đẩy mạnh TTTD.
Năm 2013, tốc độ TTTD của các NHTM ở mức 12.51%, tuy nhiên lại giảm xuống còn 12% vào năm 2014 do vẫn bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 2007 – 2009. Sang đến giai đoạn 2015 – 2017, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ TTTD toàn hệ thống đã có những tiến triển tốt hơn nhiều so với thời kỳ trước. Cụ thể, TTTD dao động ở mức 17 – 18%, có thể thấy mức tăng trưởng cho vay trong thời gian này bắt đầu có sự phục hồi và tăng trưởng rõ rệt. Sự tăng trưởng này được coi là dấu hiệu tích cực đến nền kinh tế nói chung, và sự tin tưởng vào việc khôi phục ngành, khôi phục hoạt động SXKD và cải thiện chất lƣợng cuộc sống của người dân nói riêng. Đến năm 2017 – 2020, TTTD lại giảm mạnh từ 18.17% (năm 2017) xuống ở mức dưới 13% (năm 2020), sự suy giảm này là do có tự tăng lên của quy mô và sự kiểm soát chặt chẽ từ Nhà nước và Chính phủ qua rất nhiều những văn bản quy phạm pháp luật và những quy định nhằm ổn định CLTD và sự an toàn trong HĐKD.
* Thị phần tín dụng của các NHTM Việt Nam
Biểu đồ 2.4: Thị phần tín dụng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020
(Nguồn: Theo thống kê BCTN của NHNN)
46.84 55.83
49.1 48.9 48.3 48.3 47.41 46.69
48.84 40.09 47.9 48.3 49.1 49.1 50.07 50.82
4.32 4.08 3 2.8 2.6 2.6 2.52 2.49
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Thị phần tín dụng
NHTM Nhà nước TCTD khác NHCSXN
Trong giai đoạn 2013 – 2020 đã có nhiều sự thay đổi về thị phần tín dụng của các NHTM Việt Nam. Dựa vào biểu đồ 2.4, có thể thấy nhóm các NHTM NN so với ngành có tăng trưởng tín dụng thấp hơn, ngược lại, các NHTMCP lại có tăng trưởng cho vay cao qua các năm.
Theo thống kê của NHNN, thị phần tín dụng của các NHTM NN trong các năm 2013 – 2015 có sự tăng giảm thất thường và giảm đều từ năm 2015 đến năm 2020. Tuy nhiên, nhìn nhung các NHTM NN vẫn có thị phần tín dụng chiếm tỉ trọng cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Trong nhóm TCTD khác với đa số là các NHTM CP, thị phần tín dụng có sự suy giảm từ 48.84% vào năm 2013 xuống còn 40.09% vào năm 2014, lý do một phần là do đang trong thời điểm cơ cấu lại các TCTD nên có ảnh hưởng đến HĐTD.
Nhƣng từ năm 2014 trở đi, các NHTM CP phát triển hơn nhờ có những chính sách, ƣu đãi thu hút đƣợc nhiều khách hàng có nhu cầu vay nên thị phần tín dụng của nhóm TCTD tăng trưởng đều, đến năm 2020 đạt 50.82%.
Đối với nhóm NHCSXH, thị phần chiếm ít nhất và không có sự thay đổi nhiều. Nguyên nhân chính là do Chính phủ đã tăng số hộ nghèo và cận nghèo gây áp lực cho nhóm NHCSXH trong việc đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng.
Tuy nhiên, đối tƣợng khách hàng chủ yếu của NHCSXH chính là những hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, trong khi đó, đối tƣợng khách hàng của các ngân hàng khác là tất cả các chủ thể trong nền kinh tế có nhu cầu về vốn.