Kết quả mô hình và thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2013 – 2020 (Trang 52 - 58)

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT

3.4. Kết quả ƣớc lƣợng

3.4.2. Kết quả mô hình và thảo luận kết quả nghiên cứu

3.4.2.1. Kết quả mô hình

Bảng 3.13: Kết quả tổng hợp từ các mô hình hồi quy OLS, REM, FEM và GLS

Pooled OLS REM FEM FGLS

0.4099215***

(8.03)

0.3749654***

(7.36)

0.2200833***

(4.23)

0.477481***

(11.37)

TTTD -0.0018047

(-0.43)

-0.0013667 (-0.33)

0.0006753 (0.16)

-0.003593 (-1.47) CPDPRR 0.548586***

(4.57)

0.5643366***

(4.53)

0.5580649***

(3.56)

0.4850079***

(7.77)

CIR 0.0269463***

(4.08)

0.0299996***

(4.42)

0.0466138***

(5.90)

0.0143844***

(3.24)

GDP -0.0101987

(-0.20)

-0.011643 (-0.24)

-0.0227364 (-0.51)

0.0273404 (0.96) INF 0. 1134247*** 0.119848*** 0.1417674*** 0.1147804***

(2.60) (2.83) (3.66) (4.57) Constant -0.0101613**

(-2.07)

-0.0112862**

(-2.31)

-0.0167574***

(-3.29)

-0.0069754*

(-2.48) Chú thích:

*: Mức ý nghĩa 10%

**: Mức ý nghĩa 5%

***: Mức ý nghĩa 1%

(Nguồn: Tổng hợp qua phần mềm thống kê Stata 16) - Chiều tác động của các biến động lập được tổng hợp dưới đây:

Bảng 3.14: Chiều tác động của các biến sau nghiên cứu Các biến Kỳ vọng ban đầu Kết quả mô hình

+ +

TTTD + Không tác động

CPDPRR + +

CIR + +

GDP - Không tác động

INF + +

3.4.2.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, liên quan đến tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chất lượng tín dụng của các NHTM Việt Nam:

- Lạm phát: Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan cùng chiều của lạm phát với tỷ lệ nợ xấu đúng nhƣ giả thuyết H6. Cụ thể, với mức ý nghĩa 0.1%, khi lạm phát tăng 1% thì RRTD tăng 11.48% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Điều này có thể giải thích rằng khi lạm phát tăng lên làm giảm thu nhập thực của khách hàng, trong trường hợp lãi suất cho vay thả nổi thì khả năng trả nợ của khách hàng càng giảm sút, làm nợ xấu gia tăng. Ngoài ra, khi lạm phát trong nền kinh tế tăng, NHNN thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ (CSTT), HĐTD của các NHTM cũng bị ảnh hưởng do lãi suất cho vay tăng, chi phí đầu vào trong hoạt động SXKD của các chủ thể tăng làm hiệu quả kinh doanh suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của họ đối với ngân hàng. Khi ngân hàng siết chặt cho

vay khiến nền kinh tế thiếu sự thanh khoản, nhiều doanh nghiệp (thường là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ) có nguy cơ phá sản, các ngân hàng bị đƣa vào tình thế xấu bởi các khoản nợ khó đòi tăng đáng kể. Mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và tỷ lệ nợ xấu cũng đƣợc thể hiện qua các nghiên cứu của tác giả Pestova và Mamovo (2011), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Phạm Dương Phương Thảo và Nguyễn Linh Đan (2018). Qua đó, có thể kết luận rằng lạm phát có tác động tiêu cực đến CLTD của các NHTM, khi lạm phát tăng thì chất lƣợng cho vay giảm và ngƣợc lại.

- Tăng trưởng kinh tế: Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế không tác động đến RRTD tại các NHTM Việt Nam. Điều này có thể giải thích rằng hành vi trả nợ của khách hàng không phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế mà phụ thuộc vào ý chí trả nợ của khách hàng và các yếu tố khác. Mặt khác, theo tác giả Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng GDP hiện tại không ảnh hưởng ngay đến RRTD của ngân hàng mà thay vào đó tốc độ tăng trưởng GDP trong quá khứ lại có tác động rất mạnh đến RRTD ở năm hiện tại.

Sự không tác động giữa tăng trưởng kinh tế và RRTD cũng được thể hiện trong nghiên cứu của tác giả Ravi P.S. Poudel (2013) khi xác định các nhân tố vĩ mô tác động đến RRTD trong ngành ngân hàng tại Nepal giai đoạn 2001 – 2011 và nghiên cứu của tác giả Harvir Kalirai & Martin Scheicher (2002) tại Áo trong giai đoạn 1990 – 2001. Vì vậy, chưa thể kết luận tăng trưởng kinh tế là nhân tố tác động đến chất lƣợng cho vay của các NHTM Việt Nam.

Thứ hai, liên quan đến tác động của các yếu tố kinh tế vi mô đến chất lượng tín dụng của các NHTM Việt Nam:

- Tỷ lệ nợ xấu năm trước: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu năm trước có mối tương quan thuận chiều với RRTD với mức ý nghĩa 1%, phù hợp với giả thuyết H1. Cụ thể, nếu tỷ lệ nợ xấu năm trước tăng 1% thì RRTD năm sau sẽ tăng 47.7481% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này giải thích rằng khi nợ xấu của NHTM tồn đọng từ các năm trước sẽ gây áp lực cho NHTM trong năm sau, vấn đề xử lý nợ xấu cần phải có thời gian vì chúng rất khó có thể giải quyết dứt điểm trong một năm. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu năm trước cao sẽ khiến cho RRTD trong năm tăng lên, ảnh hưởng xấu tới chất lượng hoạt động cho vay của

NHTM. Kết quả này cũng được trình bày trong các nghiên cứu trước đây của tác giả Salas và Saurina (2002), Das và Ghosh (2007), Klein (2013), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Nguyễn Minh Sáng (2018). Nhƣ vậy, có thể nói rằng tỷ lệ nợ xấu năm trước có tác động tiêu cực đến CLTD. Ngoài ra, việc xử lý và kiểm soát tốt nợ xấu qua từng năm sẽ giúp ngân hàng cải thiện đƣợc HĐKD nói chung và nâng cao CLTD nói riêng.

- Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng: Theo kết quả nghiên cứu, CPDPRR tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với RRTD với mức ý nghĩa 1%, phù hợp với kỳ vọng ban đầu theo giả thuyết H3. Từ hệ số hồi quy, có thể nói rằng trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, CPDPRR tăng lên 1% thì RRTD cũng tăng lên 48.5%. Kết quả này cũng đƣợc đƣa ra trong nghiên cứu của tác giả Hasan & Wall (2003), cho rằng các ngân hàng có mức trích lập dự phòng tăng lên nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng do HĐTD đang có nhiều rủi ro hơn. Nghiên cứu của tác giả Mario (2006) cũng cho rằng tương quan giữa chúng là cùng chiều vì CPDPRR tín dụng phản ảnh mức độ rủi ro của các khoản tín dụng. Từ đó, có thể kết luận CPDPRR tín dụng có tác động tiêu cực đến CLTD của các NHTM vì khi chi phí dự phòng tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng đang đối mặt với vấn đề nợ xấu tăng cao.

- Chi phí hoạt động: Như dự kiến, chi phí hoạt động có mối tương quan thuận chiều đối với RRTD với mức ý nghĩa 1%. Từ hệ số hồi quy, ta nói khi chi phí hoạt động tăng 1% thì RRTD tăng 14.38% với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Có thể thấy rằng khi chi phí trên tổng thu nhập năm trước tăng thì RRTD trong năm tiếp theo cũng tăng. Điều này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả nhƣ Salas và Saurina (2002); Louzis và cộng sự (2011) hoặc Lobna Abid (2014). Chi phí trên tổng thu nhập ngày càng tăng cho thấy sự kém hiệu quả trong quản lý chi phí và trong năng lực quản lý của các tổ chức. Quản lý yếu kém dẫn đến việc đánh giá, đo lường, kiểm soát và giám sát danh mục tín dụng kém hiệu quả, và cuối cùng là RRTD lớn hơn gây ảnh hưởng xấu tới CLTD.

- Tăng trưởng tín dụng: Trái với kỳ vọng ban đầu, TTTD không tác động đến RRTD. Điều này có thể giải thích rằng, thông thường, khách hàng sẽ không bị mất khả năng thanh toán ngay tại thời điểm vay vốn ngân hàng do trong ngắn hạn, hầu hết các chủ thể kinh tế đều nhìn nhận đƣợc nguồn tài chính của mình để đảm

bảo khả năng trả nợ. Vì vậy, khi tăng cho vay trong thời gian hiện tại không làm ảnh hưởng đến RRTD mà có thể RRTD sẽ tăng trong tương lai vì khách hàng không thể xác định đƣợc khả năng tài chính của mình trong một vài năm tới. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Daniel Foos cùng các cộng sự (2010), Hess cùng các cộng sự (2009) và Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014). Nhƣ vậy, chƣa thể kết luận rằng TTTD có tác động tới CLTD của các NHTM Việt Nam.

3.4.2.3. Hạn chế của mô hình

Với đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến CLTD tại các Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020”, bài nghiên cứu đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong việc áp dụng cơ sở lý thuyết vào thực tế, xác định các nhân tố và mức ảnh hưởng của các nhân tố đó đến CLTD qua việc hồi quy mô hình. Tuy nhiên, trong quá hình nghiên cứu vẫn tồn tại những hạn chế nhƣ sau:

Thứ nhất, bài nghiên cứu mới chỉ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD trong 8 năm, từ năm 2013 đến năm 2020, cũng là giai đoạn phục hồi và tăng trưởng kinh tế sau cuộc khủng hoảng 2007 – 2009. Vì vậy, bài luận có thể chƣa bao quát và thể hiện hết những tác động làm cho kết quả có thể không thực sự chính xác.

Thứ hai, bài luận mới chỉ lựa chọn 20 NHTM làm đại diện để thu thập số liệu đƣa vào nghiên cứu. Vì vậy, kết quả có thể chƣa chuẩn và chƣa hoàn toàn hợp lý đối với các ngân hàng khác.

Thứ ba, bài nghiên cứu chỉ mới đƣa một số nhân tố vĩ mô (GDPt, INFt) và vi mô (NPL(t-1), TTTDt, CIRt, CPDPRRt, GDPt, INFt) vào mô hình, chƣa nghiên cứu đến các nhân tố định lƣợng cũng nhƣ định tính khác.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Nội dung chính của Chương 3 xây dựng mô hình nghiên cứu với số liệu đƣợc lấy từ 20 NHTM cụ thể, sau đó thực hiện hồi quy các mô hình nhằm đánh giá tác động của 6 nhân tố đến CLTD – RRTD bao gồm: nợ xấu năm trước, tăng trưởng tín dụng, chi phí hoạt động, chi phí dự phòng RRTD, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Sau khi thực hiện hồi quy và lựa chọn mô hình phù hợp, khắc phục các khuyết tật của mô hình, tác giả đã tìm ra 4 nhân tố có có tác động cùng chiều đến CLTD của NHTM gồm: tỷ lệ nợ xấu năm trước, chi phí dự phòng RRTD, chi phí hoạt động và lạm phát. Cuối cùng, đƣa ra một số hạn chế từ mô hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2013 – 2020 (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)