Khuyến nghị cho Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2013 – 2020 (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC

4.3. Khuyến nghị cho Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, thực hiện ổn định tình hình kinh tế vĩ mô nhằm phát triển kinh tế có tăng trưởng hiệu quả bằng việc kết hợp, điều chỉnh CSTT, chính sách tài khóa và ổn định tỷ giá hối đoái. Khi đó, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ kinh doanh hiệu quả hơn, có nguồn thu ổn định đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng giúp hệ thống ngân hàng tiết chế đƣợc RRTD và đặc biệt CLTD sẽ tiến triển rõ rệt. Bên cạnh đó, chính sách tỷ giá nên được điều hành theo hướng thả nổi có quản lý và chỉ nên can thiệp vào khi có biến động khác thường của thị trường làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, đảm bảo khả năng cạnh tranh từ các doanh nghiệp xuất khẩu, ổn định cán cân thương mại quốc tế, dẫn đến ổn định vĩ mô và giảm RRTD.

Thứ hai, trước tình hình dịch COVID-19, Chính phủ cần đưa ra những giải pháp gắn liền với công tác an sinh xã hội, khôi phục và nâng cao đời sống nhân dân;

chủ động đƣa ra kế hoạch đề phòng, ứng phó kịp thời và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, thiên tai; triển khai chính sách hỗ toàn dân thúc đẩy phát triển kinh tế.

Thứ ba, cần tăng cường thanh tra, giám sát các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng. NHNN cần có quy trình và quy định giám sát hoạt động ngân hàng một cách an toàn, hiệu quả và có sự thống nhất. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động của NHNN nhằm phát hiện và ngăn chặn sự lạm dụng quyền, việc sở hữu chéo hay những vấn đề liên quan khác nhằm thao túng hoạt động của TCTD. Ngoài ra, NHNN cũng cần tạo ra một hệ thống riêng phát hiện sớm những rủi ro từ những biến đổi trên thị trường tiền tệ, những biến động trong HĐKD của hệ thống NHTM với mục tiêu phòng ngừa những rủi ro tiềm ẩn và những hành vi phạm pháp của các TCTD.

Thứ tư, tiếp tục áp dụng chuẩn mực Quốc tế Basel để ban hành những văn bản pháp lý phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, NHNN cần xây dựng lộ trình phù hợp để tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ khi ứng dụng Basel II, tạo điều kiện chuẩn bị cho Basel III. Đồng thời, NHNN cần phân loại các NHTM có cùng quy mô vốn và thị phần trong khi áp dụng chuẩn mực Basel. NHNN cũng cần sử dụng mô hình định

lượng về quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng và các nhân tố từ môi trường tác động đến công tác quản trị rủi ro, từ đó đƣa ra những nhƣợc điểm về tài chính và độ an toàn vốn của các NHTM và xác định thước đo nhằm kiểm tra chất lượng quản trị rủi ro của từng NHTM.

Thứ năm, NHNN cần đƣa ra những chính sách với mục tiêu hỗ trợ VAMC cụ thể như: tăng cường nguồn lực tài chính, tăng cường nhân sự có chuyên môn, phát triển hệ thống công nghệ hiện đại... nhằm xử lý tốt nợ xấu, hỗ trợ các văn bản pháp luật giúp VAMC hoạt động và kết hợp với ngân hàng một cách trơn tru và hiệu quả hơn. Ngoài ra, NHNN cần có những chỉ đạo VAMC thực hiện biện pháp đẩy mạnh mua bán nợ theo cơ chế thị trường; tăng cường hoạt động mua và bán nợ trên Sàn giao dịch nợ.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 4

Xuất phát từ kết quả mô hình nghiên cứu và thực trạng của CLTD, cụ thể là RRTD của NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2020, chương 4 đã đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện những vấn đề còn tồn đọng của CLTD tại các NHTM và định hướng trong thời gian tới về việc nâng cao chất lượng HĐTD, phòng ngừa RRTD. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng trình bày những khuyến nghị dành cho Chính phủ và NHNN để có những biện pháp hỗ trợ và chính sách điều chỉnh hợp lý giúp cho hệ thống NHTM Việt Nam phát triển bền vững và CLTD ngày càng đƣợc cải thiện tốt hơn, phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2013 – 2020 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)