Tổ chức hệ thống lập và phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty tnhh máy tính hồng anh (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

1.2. NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.5. Tổ chức hệ thống lập và phân tích báo cáo tài chính

Báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp. Cách tổ chức và trình bày các loại

báo cáo này sẽ giúp người sử dụng đưa ra các quyết định kinh tế chính xác.

Vì phạm vi cung cấp và đối tượng sử dụng các thông tin khác nhau, nên căn cứ vào tính pháp lý của thì báo cáo kế toán được chia thành hai loại: báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị.

Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Kế toán quản trị không chỉ thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin về nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra mà còn xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định quản trị. Các thông tin này phải phù hợp với yêu cầu của nhà quản trị, dễ hiểu và cụ thể phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. Kế toán quản trị chỉ cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính trong phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của một doanh nghiệp, không có ý nghĩa đối với các đối tượng bên ngoài. Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung và là công cụ quan trọng không thể thiếu đối với công tác quản lý nội bộ doanh nghiệp. Kế toán quản trị không có tính bắt buộc, các doanh nghiệp được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp. Do vậy nội dung, hình thức trình bày, kỳ báo cáo được quy định tùy theo yêu cầu quản trị trong từng doanh nghiệp cụ thể. Chế độ quy định về loại báo cáo này chỉ mang tính chất hướng dẫn.

Các loại báo cáo kế toán tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

• Tài sản;

• Nợ phải trả;

• Vốn chủ sở hữu;

• Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ;

• Các luồng tiền.

Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền.

Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm:

• Bảng cân đối kế toán;

• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

• Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành.

Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.

Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ Tài chính.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, không được coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng như trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau đây:

• Tên và địa chỉ của doanh nghiệp báo cáo;

• Nêu rõ báo cáo tài chính này là báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp hay báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn;

• Kỳ báo cáo;

• Ngày lập báo cáo tài chính;

• Đơn vị tiền tệ dùng để lập báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty tnhh máy tính hồng anh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)