Chỉ tiêu đánh giá việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính

a. Sự tín nhiệm của khách hàng

Trong hoạt động của mỗi ngân hàng, hình ảnh thương hiệu luôn là tài sản vô hình mang yếu tố quyết định lớn, góp phần khẳng định những thành quả mà ngân hàng tạo dựng được trong suốt quá trình hoạt động của mình. Sự nổi tiếng của chất lượng hình ảnh ngân hàng như là một bảo đảm cho lợi nhuận tiềm năng của ngân hàng. Mức độ nhận diện hình ảnh hay thương hiệu là việc sản phẩm thanh toán quốc tế của ngân hàng được lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng, chứng tỏ việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng ngày càng hiệu quả. Các ngân hàng ngày càng chú trọng việc xây dựng thương hiệu để sản phẩm thanh toán quốc tế của ngân hàng luôn được ưu tiên cân nhắc lựa chọn.

b. Khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng

Hiện nay, cùng với sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu mà nhu cầu của khách hàng về thanh toán quốc tế cao hơn, đa dạng, phong phú hơn rất nhiều.

Vì vậy các ngân hàng cũng tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng việc nghiên cứu và đa dạng hóa các sản phẩm thanh toán quốc tế.

c. Tuân thủ các quy trình và quy định của hệ thống ngân hàng

Mỗi ngân hàng đều xây dựng một quy trình và quy định riêng cho hoạt động thanh toán quốc tế phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngân hàng và bảo đảm hoạt động thanh toán quốc tế liên tục, hiệu quả. Để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng không chỉ phải tuân thủ hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam và quốc tế, tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước và đặc biệt là phải thực hiện đúng quy trình, quy định riêng của ngân hàng. Việc tuân thủ quy định và quy trình thanh toán quốc tế giúp cho ngân hàng kiểm soát rủi ro và là yếu tố để đánh giá hiệu quả việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Quy trình, thủ tục chặt chẽ và thường xuyên được cập nhật các nghiệp vụ sẽ giảm thiểu rủi ro, góp phần phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại.

d. Hỗ trợ phát triển các nghiệp vụ khác của ngân hàng

Sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng. Khi các hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng tăng lên sẽ kéo theo nhu cầu của khách hàng trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, mua bán ngoại tệ với ngân hàng thương mại. Ngoài ra, khi khách hàng thiếu hụt nguồn vốn để thanh toán hàng hóa nhập khẩu, ngân hàng sẽ bán được các sản phẩm tín dụng hỗ trợ dòng vốn cho khách hàng. Trường hợp khách hàng thiếu hụt vốn sản xuất hàng hóa xuất khẩu, ngân hàng sẽ bán các sản phẩm tài trợ xuất khẩu trước giao hàng hoặc chiết khấu bộ chứng từ,… Như vậy khi hoạt động thanh toán của ngân hàng phát triển sẻ kéo theo sự phát triển của các hoạt động khác của ngân hàng.

e. Chất lượng tư vấn của ngân hàng thương mại

Chất lượng tư vấn của NHTM là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng và là tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Các sản phẩm thanh toán quốc tế của các ngân hàng tương tự nhau, để thu hút khách hàng, các ngân hàng đang ra sức nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Trong thanh toán quốc tế, sự tư vấn của ngân hàng hỗ trợ rất lớn cho khách hàng trong việc giải quyết nhu cầu trong thời gian nhanh chóng và tối thiểu hóa chi phí sử dụng. Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ, khách hàng thường tìm hiểu sản phẩm của nhiều ngân hàng cùng một lức và so sánh đưa ra lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng nào. Ngân hàng nào đưa ra sự tư vấn và giải quyết vấn đề cho khách hàng nhanh, gọn, hiệu quả thì sẽ được ưu tiên lựa chọn. Vì vậy, sự am hiểu nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng cũng như chất lượng tư vấn sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng là rất quan trọng.

1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng

a. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế

Số lượng khách hàng là tổng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế với ngân hàng. Số lượng khách hàng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế. Với lượng khách hàng ngày càng tăng chứng tỏ sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng cũng như khả

năng canh tranh của ngân hàng ngày càng tăng. Vì thế, ngân hàng luôn mong muốn gia tăng số lượng khách hàng càng nhiều càng tốt.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng khách hàng:

= Số lượng khách hàng năm (t) – Số lượng khách hàng năm (t-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết, số lượng khách hàng năm t tăng hay giảm so với năm (t-1) là bao nhiêu. Chỉ tiêu này cho biết mức độ mở rộng quy mô và đối tượng khách hàng tại ngân hàng.

Số lượng khách hàng mới =

Ý nghĩa: Số lượng khách hàng mới năm t tăng hay giảm so với năm (t-1) là bao nhiêu, phản ảnh mức độ phát triển khách hàng mới của ngân hàng.

b. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế

Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế là tổng số tiền ngân hàng thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế trong kỳ, nó phản ánh một cách khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế trong một thời kỳ, thường là năm tài chính. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tăng cũng là một trong những chỉ tiêu chính phản ánh hoạt động thanh toán quốc tế phát triển, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

Chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh sự tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế:

= Tổng doanh số năm t – Tổng doanh số năm (t-1)

Ý nghĩa: Cho biết mức tăng doanh số năm t so với năm (t-1) số tuyệt đối là bao nhiêu. Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hoạt động thanh toán quốc tế đang ngày càng hiệu quả.

Chỉ tiêu tương đối phản ánh sự tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế:

=

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế năm t so với năm (t-1).

c. Thị phần thanh toán quốc tế

Thị phần thanh toán quốc tế thể hiện ở sự ưa thích và tín nhiệm của khách hàng đối với hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Việc mở rộng hoạt động

thanh toán quốc tế tới nhiều khu vực khác nhau sẽ tạo lợi hế khi cạnh tranh những vùng có điều kiện ngày càng gay gắt. Thị phần TTQT càng lớn, ngày càng tăng trưởng phản ánh sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.

d. Tỷ lệ rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế

Mọi hoạt động kinh doanh có lợi nhuận đều tiềm ẩn những rủi ro nhất đinh, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng cũng vậy. Rủi ro có thể phát sinh từ khâu tiếp nhận thông tin ban đầu của khách hàng cho đến sau khi khách hàng hoàn thành hết giao dịch thanh toán quốc tế. Để ngày càng đáp ứng yêu cầu của khách hàng và theo kịp tốc độ phát triển của ngoại thương, đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên cập nhật các quy định quốc tế và trong nước, đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới cũng như nguồn nhân sự có trình độ cao để giảm thiểu tối đa rủi ro cho ngân hàng.

e. Sự đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại

Đa dạng hóa các sản phẩm thanh toán quốc tế đang là xu hướng của mọi ngân hàng hiện nay. Nhu cầu của khách hàng càng cao và đa dạng, đòi hỏi các ngân hàng cũng phải cập nhật thêm các nghiệp vụ mới, đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.Chỉ tiêu phản ảnh sự đa dạng của các sản phẩm thanh toán quốc tế:

= Số lượng sản phẩm năm t – Số lượng sản phẩm năm (t-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh độ tăng, giảm số lượng các sản phẩm thanh toán quốc tế năm t so với năm (t-1), qua đó thấy được sự đa dạng hóa các sản phẩm và đánh giá mức độ phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)