Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2020

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2020

2.1.3.1. Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 2.1. Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu MSB giai đoạn 2018-2020 (Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB giai đoạn 2018-2020)

Trong giai đoạn 2018-2020, quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của MSB đều có sự tăng trưởng nhất định. Năm 2019 với quy mô tổng tài sản của MSB đạt 156.978 tỷ đồng, tăng 13,94% so với năm 2018. Một năm sau đó tổng tài sản của MSB tiếp tục tăng với tốc độ gần 12,56% đạt đến 176.698 tỷ đồng. Cùng với đó, vốn sở hữu của ngân hàng cũng tăng trong giai đoạn 2018-2020 tuy nhiên với mức độ tăng trưởng còn thấp. Năm 2020 vốn chủ sở hữu là 16875 tỷ đồng, tăng 3.055 tỷ đồng so với năm 2018, con số này cho thấy MSB trong giai đoạn trên chưa có nhiều biện pháp để tăng vốn chủ sở hữu của mình. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu vẫn được duy trì ở mức cao, chiếm tỷ trọng gần 10% tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Việc duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn ở mức cao là nền tảng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngân hàng trong các năm tiếp theo.”

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay của ngân hàng trong giai đoạn 2018-2020 được cho là hoạt động khá tốt khi dư nợ cho vay tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, cho vay khách hàng năm 2019 đạt số dư 63.594 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh với mức tăng 31% so với cuối kỳ 2018, trong đó nhóm khách hàng doanh nghiệp tăng trưởng 23,01%, cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay nhưng giảm tỷ trọng so với năm 2018. Bên cạnh đó, dư nợ của khách hàng cá nhân cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô, đạt 151% so với năm 2018. Năm 2020, cho vay khách hàng tiếp tục tăng hơn 28,32% so với năm 2019 và đạt doanh số là 79.340 tỷ đồng. Cho vay khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu và có tỷ trong cao hơn cho vay khách hàng cá nhân so với năm 2019.

Bên cạnh việc liên tục tăng trưởng cho vay, chất lượng tín dụng của NH cũng được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu năm 2019 giảm từ 3,01% đến 2,04%. Sang năm 2020, mặc dù dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 tăng từ 1.300 lên 1557 tăng 257 tỷ đồng so với năm 2019 nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giảm xuống còn 1,96%. Nguyên nhân là do tổng dư nợ cho vay tăng cao hơn mức tăng nợ xấu nên mức tỷ lệ nợ xấu giảm.”

Bảng 2.1. Tình hình hoạt động cho vay khách hàng của MSB 2018-2020 (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2018 (tỷ đồng)

Tỷ trọng

Năm 2019 (tỷ đồng)

Tỷ trọng

Năm 2020 (tỷ đồng)

Tỷ trọng Cho vay

KH 48.762 100% 63.594 100% 79.340 100%

- Cho vay

TCKT 36.202 74,24% 44.535 70,03% 57.151 72,03%

- Cho vay cá

nhân 12.560 25,76% 19.059 29,97% 22.189 27,97%

Nợ xấu 1.466 1.300 1557

Tỷ lệ nợ xấu 3,01% 2,04% 1,96%

(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB giai đoạn 2018-2020) 2.1.3.3. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động chính của một ngân hàng thương mại là huy động vốn để cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác, vì thế huy động vốn từ tiền gửi KH trong cơ cấu nguồn vốn của MSB luôn chiếm tỷ trọng cao (chiếm 52% vào năm 2019). Năm 2018, tổng tiền gửi của khách hàng với số dư là 63,528 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 109% so với cuối kỳ 2017. Năm 2019 đánh dấu sự hoạt động hiệu quả của MSB trong mảng huy động vốn. So với năm 2018, tổng tiền gửi huy động từ khách hàng năm 2019 tăng 17,344 tỷ đồng tương đương 27%. So với năm 2018, huy động vốn năm 2019 tăng đều ở cả nguồn tiền gửi từ tổ chức kinh tế (33.5%) và dân cư (23.7%). Cơ cấu vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư hiện ở mức 39%- 61% cho thấy MSB vẫn đang tập trung vào chiến lược huy động vốn bán lẻ.

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động huy động vốn của MSB 2019-2020

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm

2018

Năm 2019

Năm 2019

2019/2018 2020/2019

+/- % +/- %

Tiền gửi KH 63.529 80.873 87.511 17.344 27 6.638 8 - Tiền gửi không kỳ

hạn 13.273 15.629 23.328 2.356 18 7.699 58

- Tiền gửi có kỳ hạn 49.752 64.423 61.882 14.671 29 (2541) -4 - Tiền gửi vốn

chuyên dụng 61 39 51 (22) -36 12 31

- Tiền gửi ký quỹ 443 782 2250 339 77 1468 188

(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB giai đoạn 2018-2020) Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tiền gửi KH của MSB theo đối tượng KH giai đoạn 2018-2020

(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB giai đoạn 2018-2020)

2.1.3.4. Kết quả kinh doanh

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB giai đoạn 2018-2020 (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

2019/2018 2020/2019

+/- % +/- %

Thu nhập lãi

thuần 2.902,27 3062,1 4822,39 159,83 6 1760,29 57 Lãi thuần từ

HĐ dịch vụ 271,59 522,25 820,67 250,66 92 98,42 57 Lãi thuần từ

kinh doanh ngoại hối

209,41 155,45 270,00 -53,96 -26 -53,96 74 Lãi thuần từ

chứng khoán kinh doanh

(14,41) 3,45 (8,43) 17,86 -124 -11,88 -344 Lãi thuần từ

Chứng khoán đầu tư

720,91 150,46 560,93 -570,45 -79 410.47 -273 Lãi thuần từ

HĐ khác 590,44 778,84 716,74 188,4 32 -62,1 -8 TN từ góp

vón, mua cổ phần

35,89 42,61 0.19 6,72 19 -42,42 -99

Tổng TN từ kinh doanh

4716,1 4715,16 7182,48 -0,94 0 2467,32 52 Chi phí HĐ (2923,74) (2502,18) (3585,92) 421,56 -14 -1083,74 43 LN thuần từ

HĐKD trước Dự phòng

1.792,37 2.212,97 3596,55 420,6 23 1383,59 62

Chi phí

DPRRTD (739,60) (925,15) (1073,24) -185,55 25 -148,09 16 LNTT 1.052,78 1.287,82 2523,31 235,04 22 1235,49 95 LNST 868,29 1043,56 2011,14 175,27 20 967,58 93 (Nguồn: Báo cáo tài chính MSB giai đoạn 2018-2020)

Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh của MSB từ năm 2018 đến 2020 có sự tăng trưởng lớn, đặc biệt là năm 2020. Tổng thu nhập năm 2010 đạt 4715,16 tỷ đồng giảm nhẹ 1% so với năm 2018. Tuy nhiên tổng thu nhập năm 2020 lại tăng 56%, mức tăng đột phá so với năm 2018 và 2019. Thu thuần từ lãi vẫn là nguồn đóng góp chính cho tổng thu nhập của ngân hàng với tỷ trọng thu thuần từ lãi trong tổng doanh thu năm 2018 là 61,5%, năm 2019 là 64,9% và năm 2020 là 65,4%.

Ngoài ra, với chiến lược tăng cường thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm xây dựng một Ngân hàng phát triển ổn định và bền vững, thu thuần từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của MSB năm 2019 tăng gấp đôi so với năm 2018 và năm 2020 tăng gấp 3, tiếp tục tăng trưởng với mức 57% trong năm 2020.

Năm 2019, MSB đã kiểm soát tốt hơn các chi phí của mình nên tổng chi phí hoạt động đã giảm được 421,56 tỷ đồng tương đương 14%. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của MSB năm 2019 giảm được 25% so với năm 2018. Năm 2020, MSB tiếp tục chú trọng vào đầu tư cho các dự án công nghệ, hạ tầng trọng điểm cũng như việc phát triển nguồn nhân lực nên tổng chi phí hoạt động năm 2020 tăng 43% so với năm 2019, trong đó chi phí nhân sự tăng 44%, chi về tài sản tăng 4%.

Với tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động cao, lợi nhuận trước thuế trước dự phòng năm 2019 của MSB đạt 2.212,97 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2018. Năm 2020, lợi nhuận trước thuế trước dự phòng đạt 1385,61 tỷ đồng tăng được 62% so với năm 2019. Năm 2019, mức lợi nhuận sau thuế của MSB đạt 1043,56 tỷ đồng, năm 2020, lợi nhuận sau thuế của MSB đạt 2011,14 tỷ đồng, vậy là liên tục trong hai năm liên tiếp MSB đạt mức lợi nhuận sau thuế vượt mốc 1.000 tỷ đồng và 2.000 tỷ đồng, cho thấy sự phát triển đầy nỗ lực của MSB trong giai đoạn 2019-2020.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)