Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 74 - 84)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì còn tồn tại những hạn chế cụ thể như sau:

a. Bất cân đối trong cơ cấu hoạt động thanh toán quốc tế

Trong cơ cấu hoạt động thanh toán quốc tế của MSB nổi bật nhất là phương thức thanh toán chuyển tiền với doanh số, số lượng giao dịch rất lớn chiếm tỷ trọng trên 80% áp đảo các phương thức thanh toán nhờ thu và thanh toán tín dụng chứng từ. Trong khi ở các ngân hàng khác, doanh số từ thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ chiếm áp đảo thì ngược lại ở MSB, chuyển tiền T/T lại là phước thức chiếm ưu thế.

b. Chưa xây dựng được biểu phí ưu đãi dành riêng cho các phân khúc khách hàng để tạo ưu thế cạnh tranh và thu hút khách hàng.

Trong phiếu khảo sát, có một số khách hàng đưa ra ý kiến đóng góp rằng chưa hài lòng về biểu phí tài trợ thương mại của MSB. Về phí giao dịch L/C UPAS khác với biểu phí chung công bố trên web. Thường khác biệt ở phí chấp nhận thanh toán L/C UPAS cao hơn nhiều so với biểu phí chấp nhận thanh toán L/C thông thường và chưa phân rõ từng phân khúc khách hàng. Nguồn tài trợ L/C UPAS cũng không cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Biểu phí dành cho L/C UPAS thay đổi khó tránh khỏi một số sai sót thu thừa, thiếu phí của khách hàng, phải thu bổ sung,

hoàn trả, hủy hóa đơn dẫn đến kế toán khó theo dõi các khoản phí phát sinh cho giao dịch.

c. Quan hệ đại lý của MSB tại một số thị trường chưa mạnh, gây khó khăn trong các giao dịch của khách hàng

MSB đang có mối quan hệ với 600 ngân hàng đại lý trong và ngoài nước.

Trong các quan hệ đại lý nước ngoài phải kể đến những ngân hàng lớn như, Wells Fargo NY, JP Morgan Chase, Commerzbank AG, Bank of New York, Standard Chartered Bank, MUFG, Shinhan Bank, UOB, DBS, Unicredit,…Các quan hệ đại lý trong nước như: Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank, Techcombank, MBank, VPbank, …

Tuy nhiên, một số ngân hàng vẫn từ chối giao dịch điện MT700, MT707 với MSB như Citibank, Deutsche Bank. Một số giao dịch tài trợ L/C UPAS từ nguồn tài trợ tại thị trường Singapore phải có sự bảo lãnh của Asian Development Bank. Việc hạn chế nhận điện thông báo L/C gây rất nhiều chậm trễ trong việc thanh toán giao hàng giữa các bên. Một số ngân hàng không có quan hệ đại lý, MSB phải thông báo LC qua ngân hàng khác cũng phải mất thời gian khá lâu do quá trình check complian của ngân hàng thông báo, thậm chí phải đi điện cung cấp thêm thông tin mới đủ điều kiện để L/C được thông báo đến ngân hàng của người hưởng. Cá biệt, một số trường hợp L/C phải phát hành thông qua Vietcombank mới được ngân hàng của người hưởng chấp nhận.

d. Dự án SWIFT GPI mới đưa vào vận hành còn nhiều hạn chế

Dự án SWIFT GPI mới được đưa vào sử dụng và vẫn trong trong giao đoạn hoàn thiện nên còn nhiều hạn chế chưa thể khắc phục ngay. Bên cạnh những ưu điểm về tiết giảm thời gian, nhân lực, chi phí và tăng mức độ chính xác của giao dịch chuyển tiền T/T thì dự án còn một số những vấn đề sau chưa được xử lý:

 Điện chuyển tiền quốc tế chiều đi tập trung - TTR Online:

 Hệ thống chưa có kênh thông báo khi khách hàng gửi hồ sơ mới hoặc hồ sơ bổ sung để chuyên viên thanh toán kịp thời xử lý.

 Ký tự trên form mẫu điện điền của khách hàng bị hạn chế ở các trường địa chỉ dẫn đến phải điền thông tin bổ sung vào nội dung chuyển tiền.

 Kênh kiểm soát hồ sơ nợ của khách hàng chưa hợp lý, vẫn phải có chuyên viên quan hệ khách hàng theo dõi.

 Khoảng thời gian chờ xác nhận tỷ giá của bộ phận kinh doanh ngoại tệ và xác nhận đồng ý tỷ giá của khách hàng có thể làm giao dich bị quá giờ tiếp nhận hồ sơ, khách hàng chậm thanh toán và giao dịch đẩy sang ngày làm việc tiếp theo lại phải thực hiện chốt tỷ giá khác.

 Có nhiều khách hàng đánh giá cao sản phẩm TTR Online nhưng chưa có nhiều khách hàng tin tưởng đăng ký sử dụng.

 Điện chuyển tiền quốc tế chiều đến tập trung:

 Một số điện về có trường 59F, hệ thống không tự nhận diện được thông tin người hưởng nên phải xử lý thủ công.

 Trường 59 số tài khoản có ký tự đặc biệt hoặc tên người hưởng là viết tắt, đảo thứ tự họ tên hệ thống không thể tự nhận dạng được (Ví dụ: Joint Stock Company thành J.S.C hoặc Tran Le Huyen thành Huyen Tran Le).

 Một số khách hàng báo có vào tài khoản vốn chuyên dùng hệ thống đều trả về kết quả là tài khoản không nằm trong danh sách White List và phải chờ đơn vị kinh doanh liên hệ khách hàng bổ sung hồ sơ chứng minh nguồn báo có hợp lệ sau đó sẽ thực hiện thủ công.

 Các trường hợp mua bán ngoại tệ trước đây hạch toán toàn bộ dưới dịch vụ khách hàng chi nhánh thì nay chuyển lên thanh toán quốc tế xử lý theo tỷ giá yết, đơn vị kinh doanh mất đi một kênh kinh doanh ngoại tệ. Trung tâm thanh toán quốc tế thực hiện mua bán ngoại tệ trên hội sở dựa trên chứng từ scan từ Đơn vị kinh doanh, chứng từ gốc dịch vụ khách hàng tại các phòng giao dịch chuyển lưu cho hậu kiểm chi nhánh. Xảy ra tình trạng thất lạc chứng từ do giao dịch viên không trả đủ chứng từ cho hậu kiểm do không trực tiếp hạch toán.

 Đặc biệt, một số điện đến hạch toán tự động không có nội dung báo có vi phạm chuẩn mực kế toán và quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước. Nguyên nhân, do IT đã cài đặt mặc định đưa trường 70 vào nội dung báo có, tuy nhiên trường 70 là trường lựa chọn, không bắt buộc theo chuẩn quốc tế nên nhiều điện không có nội dung trường 70. Thêm nữa, do số lượng ký tự báo có trên

BDS bị hạn chế nên không thể đưa đồng thời cả trường 50 và trường 70 vào nội dung thanh toán được.

 Đối với một số món bị sai thông tin người hưởng, thời gian chờ tra soát từ ngân hàng nước ngoài khá lâu làm kéo dài thời gian nhận tiền của khách hàng.

 Quy trình xử lý điện đến tập trung vẫn chưa hoàn thiện, chưa hoàn thiện mục xử lý các phí OUR truy đòi các ngân hàng chuyển tiền đến, chưa có cơ chế kiểm soát truy đòi phí từ ngân hàng nước ngoài.

e. Chưa có thời gian làm việc linh động đáp ứng nhu cầu của khách hàng Hiện tại ở MSB đang chia ca làm việc thành 3 ca như sau:

Ca 1: Từ 8h sáng đến 6h tối Ca 2: Từ 8h30 sáng đến 6h30 tối Ca 3: Từ 9h sáng đến 7h tối

Và thời gian cut off time nhận xử lý các giao dịch là 4h chiều các ngày từ thứ hai đến thứ 5 trong tuần, riêng thứ sáu cut off 3h chiều.

Một số khách hàng lớn thường phát sinh các giao dịch muộn sau 4h chiều như: phát hành L/C, thanh toán bộ chứng từ, chiết khấu bộ chứng từ,… đặc biệt vào ngày thứ sáu cuối tuần các nhu cầu này của khách hàng càng lớn. Tuy nhiên, thời gian hỗ trợ giao dịch của ngân hàng bị giới hạn và một số nghiệp vụ cần phụ thuộc vào các bộ phận khác nên thời gian xử lý bị kéo dài muộn ngoài mong muốn như:

chờ giải ngân để có tiền thanh toán bộ chứng từ, chờ giải ngân để chiết khấu bộ chứng từ, chờ tạo hạn mức để phát hành L/C, chờ khách hàng chuyển nguồn tiền từ bên thứ ba đổ vào tài khoản mới có tiền thanh toán, thu phí hoặc ký quỹ,…Cán bộ thanh toán quốc tế phải ở lại hỗ trợ muộn mà vẫn phải đi làm sớm vào ngày hôm sau làm giảm hiệu suất làm việc.

MSB cần điều chỉnh lại thời gian làm việc của các cán bộ thanh toán quốc tế để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác.

f. Còn tồn tại những rủi ro do hệ thống và và phi hệ thống.

MSB hiện chưa có công cụ hay chương trình nào tích hợp với phân hệ Trade Finance của Tài trợ thương mại và báo cáo theo dõi L/C UPAS của khối nguồn vốn

để xuất ra dữ liệu chính xác thanh toán L/C UPAS đến hạn mà hiện chỉ theo dõi thủ công. Bộ phận Tài trợ thương mại là người xử lý giao dịch với khách hàng và các ngân hàng liên quan đến L/C trên Trade Finance, nhưng lại không đảm nhiệm thanh toán trực tiếp cho ngân hàng tài trợ khi đến hạn. Mà sẽ có một bộ phận thuộc khối nguồn vốn của MSB theo dõi riêng các khoản L/C UPAS tiếp nhận thông tin từ bộ phận tài trợ thương mại trên hệ thống Kondor - hệ thống giúp cho bộ phận quản lý nguồn vốn thực hiện các giao dịch. Sau đó, thêm một bộ phận tác nghiệp định chế tài chính tiếp nhận thông tin từ khối nguồn vốn và xử lý thanh toán trực tiếp cho ngân hàng tài trợ chính trên Kondor. Thực tế nghiệp vụ tại MSB, báo cáo các giao dịch thanh toán L/C UPAS đến hạn xuất ra từ phân hệ Trade Finance có phát sinh sai lệch với theo dõi thủ công gây thanh toán chậm, giảm uy tín của ngân hàng, thậm chí phải chịu lại phạt. Mặc dù rất hiếm khi xảy ra lỗi trên, tuy nhiên, lỗi này xảy ra ảnh hưởng lớn đến uy tín của MSB, ngân hàng cần phải đưa ra giải pháp phù hợp để khắc phục hoàn toàn lỗi này.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân khách quan

 Môi trường pháp lý:

Hoạt động thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của Pháp luật Việt Nam, các quy định của Ngân hàng Nhà nước và Các thông lệ quốc tế. Vì vậy, trong một số trường hợp, sẽ có sự khác nhau giữa luật quốc gia và UCP gây ra những khó khăn cho việc áp dụng giữa các bên liên quan bởi hướng dẫn còn chung chung và không rõ ràng.

Hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế còn nhiều bất câp. Các quy định cho hoạt động thanh toán quốc té hiên hành còn chồng chéo, vừa thiếu vừa thừa, mang tính tổng quát và không linh hoạt để thích nghi với các giao dịch phong phú trong thực tiễn. Về giao dịch thanh toán quốc tế, các quốc gia đều có các văn bản dưới luật trên cơ sở các thông lệ quốc tế có tính đặc thù của sự phát triển kinh tế, tập quán quốc gia. Nước ta hiện vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu để các ngân hàng thương mại áp dụng vào thực tế.

 Mức độ phát triển của tình hình ngoại hối

Thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay đang đi vào quỹ đạo phát triển mạnh mẽ và có tính cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Trong năm vừa qua, Việt Nam sở hữu dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước đến nay. Chúng đạt đến con số hơn 100 tỷ USD. Ở nước ta, tỷ giá đồng đô la khá ổn định mặc dù nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động. Những cơn sốt ngoại tệ dẫn đến khan hiếm nguồn ngoại tệ dung trong hoạt động thanh toán quốc tế. Nguồn ngại tệ khan hiếm, giá cao gây khó khăn đối với khách hàng của MSB khi sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế.

 Tình hình kinh tế vĩ mô

Nói đến tình hình kinh tế, phải nói đến sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế của cả thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Dịch bệnh đã làm đóng cửa nhiều nước trên thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu đình trệ, hàng hóa khan hiếm. Trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại cũng bị ảnh hưởng.

Nhiều doanh nghiệp đóng cửa, vận tải bị hạn chế, hàng hóa khan hiếm, người lao động mất việc làm,. Ngân hàng bị suy giảm giao dịch thanh toán quốc tế, phải gia hạn nợ, cơ cấu các khoản vay của doanh nghiệp khó khăn, chi phí tăng, doanh số giao dịch giảm.

 Tâm lý sử dung các dịch vụ ngân hàng truyền thống

Mặc dù MSB đã có vị trí trong lòng khách hàng, nhưng trong hoạt động thanh toán quốc tế, MSB vẫn chưa thể so sánh với các ngân hàng lớn truyền thống vốn đã có nền tảng và vị trí lâu đời như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank, MBank,…

Thậm chí, trong khi sử dụng dich vụ thanh toán quốc tế của MSB, khách hàng vẫn còn ngần ngại chưa thực sự tin tưởng sử dụng sản phẩm TTR online mang tính tự động chuyên nghiệp.

 Nguyên nhân từ phía khách hàng

Trình độ yếu kém của khách hàng tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế là trở ngại và khó khăn cho ngân hàng. Bên cạnh những khách hàng có trình độ và kinh nghiệm lâu đời trong hoạt động thanh toán quốc tế thì vẫn còn rất nhiều khách

hàng chưa có trình độ và kinh nghiệm nên xác suất rủi ro, sai sót khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng khá cao. Theo số liệu thống kê số liệu của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì có tới 70% chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, trong khi 80-85% trong số đó thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu.

b. Nguyên nhân chủ quan

 Năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ còn yếu kém

Đa số các cán bộ tại chi nhánh là cán bộ mới hoặc văn thư không có kiến thức cơ bản cũng như kinh nghiệp về thanh toán quốc tế dẫn đến xảy ra những sai sót không đáng có của ngân hàng.

Đa phần các thanh toán viên đều có kiến thức và kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhưng chỉ có 45-50% cán bộ thanh toán quốc tế của MSB có chứng chỉ CDCS (Certified Documentary Credit Specialist). Các cán bộ có chứng chỉ CDCS hết hạn cũng không thi lại.

Phân công nhiệm vụ giữa các bộ phận chưa phù hợp tạo ra lỗ hổng trong quy trình tạo nên sai sót không đáng có.

 Công nghệ ngân hàng

Trong thời đại các ngân hàng chạy đua chuyển đổi số, MSB cũng cho ra mắt TNEX-Ngân hàng thuần số của MSB mang lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại TNEX vẫn chưa đạt được toàn bộ mục tiêu đặt ra.

Hệ thống corebanking của ngân hàng đã cũ cần thay đổi để có thể tích hợp với các phần mềm, chương trình mới, liên kết với ngân hàng nhà nước và Vietcombank. Hệ thống SWIFT GPI chưa hoàn thiện quá trình vận hành thử, chưa khắc phục được các lỗi mà vận hành chỉ ra. Phân hệ Trade Finance theo dõi nghiệp vụ nhờ thu và L/C còn hay lỗi, chưa có báo cáo và tích hợp hoàn hảo với Hệ thống Kondor. Chưa có báo cáo và chương trình nào theo dõi sát sao giao dịch thanh toán L/C UPAS đến hạn của khách hàng mà toàn bộ theo dõi thủ công khó tránh khỏi sai sót làm giảm uy tín của ngân hàng. Một số trường hợp lỗi phát sinh do hệ thống của

ngân hàng tài trợ lỗi, sót điện, thất lạc điện làm chậm thanh toán gây ảnh hưởng đến uy tín của MSB khi đứng ra với vai trò ngân hàng phát hành L/C, bảo lãnh nghĩa vụ cho nhà nhập khẩu.

 Quy trình cứng nhắc, nhiều lỗ hổng, phân công nhiệm vụ không rõ ràng Quy trình thanh toán chuyển tiền T/T tập trung đang trong quá trình vận hành thử, chưa hoàn thiện, bắt gặp nhiều lỗ hổng chưa có hướng giải quyết. Các bên tham gia chưa được phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng. Quy trình phát hành L/C UPAS đối với mỗi ngân hàng tài trợ khác nhau có một quy định riêng và hay xảy ra việc chậm trễ, ngoại lệ.

Quy trình hạch toán kế toán còn nhiều bất cập. Chuyên viên thanh toán quốc tế thoái phí cho khách hàng nhưng không được phân quyền hủy hóa đơn, phải nhờ DVKH hoặc kế toán hậu kiểm hủy hóa đơn cho khách hàng trong khi họ không là người trực tiếp hạch toán. Quy trình đối với thanh toán LC nội địa thông thường còn phức tạp, chuyên viên thanh toán không trực tiếp thanh toán được cho khách hàng mà phải thực hiện qua nhiều bước và phụ thuộc vào cả dịch vụ khách hàng, không chủ động kiểm soát được điện thanh toán đi đúng kênh, kịp giờ và đúng thông tin yêu cầu. Trong trường hợp giao dịch viên dưới chi nhánh không am hiểu nghiệp vụ TTQT có thể hạch toán sai. Thực tế đã phát sinh trường hợp GDV chuyển sai kênh thanh toán yêu cầu khiến tiền thanh toán đi bị trả lại gây chậm thanh toán, khách hàng bị phạt và MSB phải chịu khoản phí này.

Phân công công việc chưa hợp lý, bộ phân tài trợ thương mại theo dõi các khoản L/C UPAS nhưng không phải là người trực tiếp thanh toán cho ngân hàng tài trợ, gây nên những rủi ro không đáng có.

 Công tác marketing cho các sản phẩm thanh toán quốc tế còn yếu

Hoạt động marketing của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế chưa đầu tư. Trong những năm 2018-2020, MSB thường đầu tư rất nhiều vào hoạt động marketing cho các sản phẩm bán lẻ, chưa thực sự đầu tư vào hoạt động thanh toán quốc tế, nhất là các nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ. Năm 2018, MSB đã xây dựng nên một đội ngũ TB sale tại hội sở chính để tư vấn sản phẩm thanh toán

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)