CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên thì công tác kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước nói riêng và công tác kiểm toán BCTC nói chung tại AASC vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế.
a, Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Về việc thu thập thông tin khách hàng
Đối với các KH cũ, KH thường niên KTV thường dựa vào những thông tin đã có mà ít khi tập trung thu thập những thông tin bổ sung về đơn vị bởi những thông tin về KH cũ đều được lưu trong hồ sơ kiểm toán năm trước và do hạn chế về thời gian. Chính vì vậy, dẫn đến việc KTV có thể bỏ qua những sự thay đổi của đơn vị có tác động trực tiếp đến ý kiến của cuộc kiểm toán. Còn đối với KH mới, do giới hạn
80
về thời gian cũng như những rào cản trong quá trình thu thập, những tài liệu thu được cũng rất hạn chế.
Về việc đánh giá và tìm hiểu KSNB của khách hàng
AASC đã xây dựng được bảng câu hỏi đánh giá phần KSNB của khách hàng, song nó không thực sự hiệu quả trong quá trình triển khai do câu hỏi mang chỉ tính chất khái quát. Bên cạnh đó những thông tin thu thập được có độ tin cậy không cao do KH không hợp tác. Hơn nữa, khi tìm hiểu KSNB của KH, các hồ sơ, tài liệu thu thập lưu trong hồ sơ kiểm toán chủ yếu bao gồm: “Điều lệ Công ty, Quy chế sử dụng lao động, Quyết định bổ nhiệm và Biên bản họp Hội đồng quản trị,…”. Các thông tin này được lưu trong hồ sơ kiểm toán mà không có sự phân tích, tổng hợp khiến cho các cuộc kiểm toán tiếp theo trở nên khó khăn, đặc biệt nếu có sự thay đổi đối với nhóm kiểm toán. Do đó việc thông tin không được tập hợp đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến những đánh giá sơ bộ về KSNB.
b, Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong khi thực hiện thủ tục phân tích, KTV so sánh tỷ suất của các đơn vị độc lập với chỉ số trung bình của ngành. Điều này sẽ khiến việc hiển thị chưa thực sự chính xác về xu hướng biến động các chỉ tiêu, các tỷ số của đơn vị. Tuy việc phân tích có thể đưa ra được những nhận xét khái quát nhất về các biến động bất thường của CPTT nhưng việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến biến động và giải thích hợp lý những biến động đó thì KTV chưa có nhiều biện pháp độc lập mà chỉ giải thích dựa trên những thông tin mà khách hàng đưa ra. Mặt khác, trên thực tế các chỉ số tài chính liên quan đến CPTT khá ít nên thủ tục này đối với CPTT cũng không mang lại nhiều hiệu quả
c, Giai đoạn kết thúc kiểm toán
GLV của các KTV tại AASC được thiết kế sẵn trên từng file Excel nhằm giúp kiểm toán viên thực hiện, trình bày các công việc, thủ tục một cách dễ dàng từ đó lượng công việc hay các thủ tục mà KTV phải thực hiện sẽ được giảm bớt. Trên GLV của AASC có sẵn các nội dung “tên khách hàng, niên độ kế toán, bước công việc thực hiện, người thực hiện, ngày thực hiện, tham chiếu...” (Tài liệu hướng dẫn thực tập AASC, 2022). Những nội dung này cần phải điền đầy đủ để làm căn cứ cho soát xét
81
GLV cũng như kiểm soát các thành viên của cuộc kiểm toán từ đó quy định trách nhiệm của KTV thực phần hành đó. Mặc dù vậy hầu hết ở các cuộc kiểm toán của AASC các KTV thường không điền ngay mà đến khi hoàn thiện file thì mới bổ sung dẫn đến xảy ra việc bỏ sót một số thông tin quan trọng
Bên cạnh đó, KTV thường chưa hoàn thiện được đầy đủ hồ sơ của KH đó ngay ngày kết thúc kiểm toán mà chỉ lưu vào một file trống tạm thời do vậy các file hồ sơ kiểm toán đôi khi không đầy đủ, thiếu một số GLV. Hơn nữa việc thu thập bằng chứng cũng chưa được thực hiện một cách hiệu quả do các bằng chứng chưa được thu thập hết trong “những ngày đi job” mà thường sẽ liên lạc với khách hàng và nhờ gửi lại sau đó. Việc này dễ gây ra những bỏ sót hoặc nhầm lẫn các bằng chứng cần thiết có thể gây ra những ảnh hưởng khi có lãnh đạo hay cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất.
Bên cạnh đó việc đánh giá khả năng hoạt động liên tục của KH chưa được chú ý đúng mức.
2.3.2.2. Nguyên nhân của thực trạng Nguyên nhân khách quan
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước: Đối với các văn bản về kế toán hay thuế thường xuyên có sự điều chỉnh, cập nhật hay những bất đồng trong việc xử lý kế toán gây khó khăn cho những KTV đặc biệt là những người trẻ mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tích lũy những kiến thức lý luận. Bên cạnh đó tuổi đời của ngành kiểm toán tại Việt Nam còn khá trẻ do vậy mà các hệ thống, chuẩn mực kiểm toán được vẫn còn sửa đổi và hoàn thiện nên còn có sự khó khăn trong quá trình áp dụng.
Về phía hội kiểm toán viên hành nghề: Đối với các chương trình kiểm toán mẫu cho các cuộc kiểm toán chưa đảm bảo bao quát được hết các rủi ro, sai sót của cuộc kiểm toán, chưa thật sự tạo ra nhiều cuộc gặp gỡ các hiệp hội Kiểm toán các nước phát triển để thúc đẩy hợp tác cùng phát triển, cũng như trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Do kiểm toán là một công việc mang tính chất đặc thù, đa số các cuộc kiểm toán thường tập trung và dồn vào trong một khoảng thời gian ngắn kéo dài từ khoảng cuối tháng 12 đến giữa tháng 4 hay còn được gọi là “mùa kiểm toán” nên việc thu thập
82
thông tin, bằng chứng kiểm toán cũng như việc hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế. Bên cạnh đó việc lập kế hoạch và bố trí thời gian cũng như nhân sự còn tồn tại một số vấn đề do tập khách hàng của AASC luôn đông đảo và đa dạng và phức tạp. Cũng bởi vì đặc thù của “mùa kiểm toán” mà thời gian của mỗi cuộc kiểm toán cũng bị hạn chế nên tạo ra nhiều áp lực đối với KTV. Những vấn đề này đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán.
Nguyên nhân chủ quan
Điển hình nhất của nguyên nhân chủ quan đó là việc Công ty thiếu nhân lực trầm trọng. Do các KH đông đảo và đa dạng trong khi nhân sự mỏng dẫn đến việc phân bố, sắp xếp nhân sự cho mỗi cuộc kiểm toán đạt hiệu quả không cao. Từ đó khối lượng công việc mà mỗi KTV và trợ lý làm sẽ nhiều hơn, áp lực công việc, thời gian cũng theo đó mà tăng lên. Cũng bởi vì chịu nhiều áp lực, và thường xuyên di chuyển và chính sách đãi ngộ đối với nhân viên chưa cao nên thường xuyên có nhân viên nghỉ việc.
Tiếp theo, hầu hết thì các trưởng nhóm và trợ lý kiểm toán của AASC còn rất trẻ tuổi, kinh nghiệm chưa tích lũy được nhiều nên dẫn đến những rủi ro không phát hiện được sai phạm của KH. Bên cạnh đó vào “mùa” công ty còn tuyển thêm các thực tập sinh và giao cho thực tập sinh làm một số phần hành không trọng yếu. Tuy nhiên AASC chưa chú trọng việc đào tạo thực tập sinh, và do trong mùa bận nên trưởng nhóm cũng chưa thực sự sát sao trong việc kiểm tra GLV từ đó dẫn đến những sai phạm ở các phần hành do thực tập sinh thực hiện mà không được phát hiện.
83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 tập trung nêu lên thực trạng kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước do Công ty Hãng kiểm toán AASC thực hiện, từ đó đưa ra ưu điểm, hạn chế và giải thích nguyên nhân của những hạn chế tồn tại của thực trạng.
Đồng thời Chương 2 là căn cứ để đưa ra những kiến nghị, đề xuất thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế và hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục đó ở Chương 3 “Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện”.
84