Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính mẫu tại PwC Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện (Trang 43 - 50)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1.5. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính mẫu tại PwC Việt Nam

PVN sử dụng phầm kiểm toán Aura để thực hiện và quản lý các hợp đồng và hoạt động kiểm toán. Phần mềm cung cấp các chức năng, công đoạn cần thiết để phục vụ cho tất cả các cuộc kiểm toán và sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Nhờ việc sử dụng hệ thống phần mềm Aura mà quy trình kiểm toán tại PVN trở nên đầy đủ, chặt chẽ và liên kết liền mạch giữa các giai đoạn, tránh xảy ra tình trạng chồng chéo, giảm thiểu sự lãng phí thời gian nhưng vẫn đảm bảo KTV có thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán.

Theo PwC Guides, một сuộс kiểm tоán ở РVN bао gồm bа giai đоạn: (1) Lậр kế hоạсh kiểm tоán (tìm hiểu và đánh giá rủi rо), (2) Thựс hiện kiểm tоán (thu thậр bằng сhứng) và (3) Kết thúс kiểm tоán (rà sоát và kết luận).

Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH PwC Việt Nam

Nguồn: PwC (2021)- Hồ sơ kiểm toán nội bộ tại PwC, năm 2021 (1) Lậр kế hоạсh kiểm tоán

Lập kế hoạch kiểm toán là một quy trình quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính, là cơ sở để KTV tiến hành các bước tiếp theo của cuộc kiểm toán. Các bước lập kế hoạch kiểm toán bao gồm:

Xem xét việc chấp nhận khách hàng

Tại PVN, việc đánh giá khách hàng được tiến hành một cách cẩn thận và nghiêm ngặt, đặc biệt là đối với những khách hàng mới. Việc đánh giá này sẽ do chủ phần hùn hoặc các giám đốc phụ trách dự án thực hiện. Tại bước này, KTV sẽ tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng kiểm toán như ngành nghề kinh doanh, rủi ro liên quan đến khách hàng thông qua việc đánh giá tính liêm chính của ban quản lý, khả năng hoạt động liên tục của công ty… để từ đó làm cơ sở và căn cứ đưa ra quyết định. Đặc biệt, PVN cũng xem xét đến nguồn lực từ phía bản thân mình như vấn đề nhân sự, trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh đó của khách hàng. … Nếu không thể đáp ứng được các yêu cầu của cuộc kiểm toán đưa ra, PVN sẽ không chấp nhận hợp đồng kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán

- Xem xét việc chấp nhận khách hàng - Tìm hiểu lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh của khách hàng

- Dự kiến sử dụng chuyên gia bên ngoài - Tìm hiểu và đánh giá chung về hệ thống KSNB - Phân tích sơ bộ BCTC

- Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu - Thiết kế chương trình kiểm toán

Thực hiện kiểm toán - Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

- Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Kết thúc cuộc kiểm toán - Tổng hợp kết quả cuộc kiểm toán - Đánh giá tính hoạt động liên tục - Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý phác thảo

- Soát xét, KSCL cuộc kiểm toán - Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý

Đối với những khách hàng cũ, trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn khi đưa ra ý kiến kiểm toán; không thể thống nhất trong việc đưa ra chi phí kiểm toán hay những hạn chế trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán, PVN sẽ xem xét và có thể không tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng đó. Nếu khách hàng được chấp nhận, hợp đồng kiểm toán sẽ tiếp tục được ký kết và KTV sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng quát đối với khách hàng đó.

Tìm hiểu lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh của khách hàng Sau khi đã chấp nhận khách hàng, đối với khách hàng cũ, KTV sẽ có thể sử dụng hồ sơ kiểm toán của các năm trước. Hồ sơ kiểm toán sẽ cung cấp cho KTV một cách đầy đủ, chi tiết về những thông tin khái quát về công ty khách hàng giúp cho công tác lập kế hoạch, xác định rủi ro, mức trọng yếu trở nên dễ dàng hơn.

Chẳng hạn như giấy phép kinh doanh, giấy tờ liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp. Còn đối với khách hàng mới, KTV sẽ tiến hành thu thập thông tin chung về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, các chính sách của nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, sản phẩm mà khách hàng cung cấp; từ đó KTV có thể dự đoán về cơ cấu cũng như đặc điểm TSCĐ của khách hàng. Một số giấy tờ có thể thu thập như các BCTC, báo cáo kiểm toán...

Dự kiến sử dụng chuyên gia bên ngoài

Đối với những lĩnh vực đặc thù như vàng bạc đá quý hay mỏ địa chất, xăng dầu. Nếu trong nhóm KTV không có ai có hiểu biết nhiều và đủ năng lực về lĩnh vực này thì nhóm kiểm toán sẽ xem xét về việc sẽ sử dụng các chuyên gia bên ngoài để có thể ý kiến, tư vấn từ những người có năng lực, hiểu biết và kinh nghiệm tại lĩnh vực riêng ngoài lĩnh vực kiểm toán. Đặc biệt, hiện nay tại PVN luôn có một bộ phận chuyên môn về dịch vụ thuế và dịch vụ tư vấn nên rất dễ dàng cho các KTV khi muốn xin ý kiến từ các chuyên gia bên ngoài.

Tìm hiểu và đánh giá chung về hệ thống KSNB

KTV sẽ tiến hành các thủ tục như phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu và ghi chép toàn bộ những tìm hiểu trên phần mềm Aura, từ đó là căn cứ để đánh giá được tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB tại đơn vị khách hàng, cũng như có thể xác định được mức độ rủi ro kiểm soát tại doanh nghiệp, khoanh vùng phạm vi và

quy mô của cuộc kiểm toán, xác định được các thủ tục kiểm toán cần thực hiện ở bước tiếp theo của cuộc kiểm toán.

Phân tích sơ bộ BCTC

KTV sẽ sử dụng thủ tục phân tích sơ bộ để có thể xác định được những biến động bất thường, những khoản mục chứa rủi ro lớn và cần được xem xét kỹ lưỡng, cẩn thận. Điều này sẽ giúp KTV rất nhiều trong việc lập kế hoạch, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như đưa ra được chính xác hơn nội dung các thủ tục kiểm toán cần phải thực hiện để thu thập bằng chứng kiểm toán.

Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu

Việc xác định mức rủi ro mong muốn (AR) cho từng khoản mục sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố bao gồm mức độ người sử dụng tin tưởng vào BCTC và khả năng khách hàng gặp về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố. Trong một cuộc kiểm toán, KTV cần đánh giá 3 loại rủi ro kiểm toán sau: rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro phát hiện (DR).

Sơ đồ 2.2 : Mô hình rủi ro kiểm toán

Nguồn: Tác giả sưu tập Ta có: DAR = IR x CR x DR hay DR = AR/(IR x CR)

Rủi ro tiềm tàng: căn cứ vào những tìm hiểu trước đó về khách hàng, KTV sẽ xác định được rủi ro tiềm tàng và những khoản mục có rủi ro cố định và thường xảy ra.

Rủi ro kiểm soát, sau khi tìm hiểu KSNB tại doanh nghiệp, KTV sẽ sử dụng đó làm căn cứ để xác định mức rủi ro là cao, trung bình hay thấp.

Sau khi đánh giá về các rủi ro, KTV sẽ có thể xác định được DR (rủi ro phát hiện) và đồng thời xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập.

IR

CR

DR

Xác định mức trọng yếu (OM, PM, SUM): Ngoài việc sử dụng hồ sơ kiểm toán của năm trước, KTV cần cập nhật những thay đổi quan trọng trong năm nay của khách hàng như: chiến lược kinh doanh, các chính sách kế toán hay xem xét đến khả năng hoạt động liên tục của khách hàng để có thể xác định xem năm nay có rủi ro mới phát sinh hay không. Có thể nói, công việc đánh giá rủi ro sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thông tin đã thu thập và xét đoán, kinh nghiệm của KTV, đặc biệt là các khách hàng mới. Quy định đánh giá về OM, PM và SUM sẽ được quy định tại Phụ lục III – Cách thức đánh giá OM và PM, SUM.

Thiết kế chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán được coi là kim chỉ nam cho KTV và các trợ lý kiểm toán khi tham gia cuộc kiểm toán. Chương trình kiểm toán sẽ bao gồm toàn bộ chỉ dẫn, mục tiêu kiểm toán đối với từng khoản mục cụ thể, thời gian, phạm vi, quy mô và các thủ tục cần thiết cho từng phần hành. Tại PVN, chương trình kiểm toán sẽ được xác định sau khi đã thực thực hiện hết các bước như tìm hiểu khách hàng, hệ thống KSNB, đánh giá rủi ro, xác định mức rủi ro trọng yếu… Chương trình kiểm toán sẽ được hỗ trợ từ phần mềm Aura, phần mềm sẽ giúp KTV đưa ra được chương trình kiểm toán phù hợp với từng khách hàng thông qua việc đưa ra hướng dẫn và việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán được sử dụng.

- Thiết kế thử nghiệm kiểm soát

Tùy thuộc vào đặc điểm của từng cuộc kiểm toán, hiệu lực của hệ thống KSNB của khách hàng là cao, trung bình hay thấp mà KTV sẽ đưa ra quy mô mẫu phù hợp. Tại PVN, quy mô mẫu chọn cho thử nghiệm kiểm soát thường là 25, 45, 60 tùy vào từng khoản mục. Sau khi đã chọn được quy mô mẫu, KTV sẽ xem xét các mẫu có tính đại diện cho tổng thể về bản chất, quy mô và thời gian. Ngoài ra, các thử nghiệm kiểm soát sẽ được tiến hành kiểm toán giữa kỳ và được bổ sung tại các tháng sau đó cho đến thời điểm tiến hành cuộc kiểm toán cuối kỳ vào cuối năm.

- Thiết kế thủ tục phân tích

KTV sẽ thực hiện thủ tục phân tích nhằm đánh giá tính hợp lý của các khoản mục, từ đó tập trung vào các khoản mục có biến động lớn, bất thường…, từ đó đưa ra quyết định sẽ mở rộng hay thu hẹp thủ tục kiểm tra chi tiết.

- Thiết kế thủ tục kiểm tra chi tiết

Xác định các thủ tục kiểm toán: cần phải xác định các thủ tục kiểm toán cần sử dụng trong quá trình tiến hành kiểm toán để thu thập một loại bằng chứng kiểm toán cụ thể nào đó.

Quy mô chọn mẫu: việc chọn mẫu cần được tiến hành một cách có chọn lọc và khoa học. Quy mô mẫu này sẽ được xác định nhờ phần mềm chuyên biệt tại PVN dựa trên những thông tin và đánh giá ban đầu của KTV.

Thời gian thực hiện: có thể vào giữa kỳ cuộc kiểm toán và được bổ sung vào cuối kỳ. Đặc biệt, tại PVN, nhờ có sự hỗ trợ của phần mềm Aura cùng các chương trình, phần mềm hỗ trợ đi kèm mà việc thiết kế chương trình kiểm toán trở nên đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều.

(2) Thực hiện kiểm toán

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

KTV sẽ thực hiện thực hiện thử nghiệm kiểm soát qua việc kết hợp giữa các kỹ thuật kiểm toán như phỏng vấn, điều tra, thực hiện lại, walkthrough (kiểm tra từ đầu đến cuối).., việc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của thủ tục cần kiểm tra và xét đoán, đánh giá cá nhân của KTV. Thủ tục walkthrough được sử dụng khá nhiều tại PVN để đánh giá được hệ thống KSNB tại doanh nghiệp, đặc biệt kỹ thuật thực hiện lại có độ tin cậy cao nhưng lại ít được sử dụng hơn do khó áp dụng, nhất là đối với khoản mục TSCĐ, nó thường chỉ áp dụng với các doanh nghiệp lớn và có hệ thống KSNB tốt còn đối với các doanh nghiệp còn lại sẽ thực hiện kỹ thuật điều tra, quan sát, phỏng vấn…

Một số nguyên tắc mà KTV cần áp dụng để thu thập được các bằng chứng đầy đủ và thích hợp như: Những kỹ thuật được lựa chọn cần được thực hiện một cách đồng bộ; Mỗi một khoản mục, loại hình hoạt động kiểm tra, cần lựa chọn những kỹ thuật chủ đạo phù hợp; Cần có sự kế thừa và phát triển các kỹ thuật được sử dụng để kiểm tra hệ thống KSNB.

Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Tại PVN, các thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ được xác định, thiết kế trên cơ sở việc đánh giá rủi ro đã tiến hành tại phần lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm

toán. Đối với các khoản mục chứa nhiều rủi ro, KTV thường sẽ ít áp dụng thử nghiệm kiểm soát mà tiến hành đi ngay vào thử nghiệm kiểm tra chi tiết các số dư.

Đối với các khoản mục này, mức yêu cầu đặt ra với số mẫu cần kiểm tra cũng là cao nhất, khối lượng công việc của KTV cũng là cao nhất. Các thủ tục kiểm tra chi tiết cần thực hiện một cách thận trọng và đảm bảo đạt được mục tiêu kiểm toán đề ra trước đó. Chẳng hạn, khi tiến hành thủ tục tính toán lại khấu hao của TSCĐ sẽ giúp KTV xác minh được tính đầy đủ, chính xác, đánh giá hay như thủ tục gửi thư xác nhận sẽ giúp KTV xác nhận được công nợ có thật sự hiện hữu… thỏa mãn được tất cả các mục tiêu kiểm toán. PVN sẽ sử dụng phần mềm Aura để ghi nhận các thủ tục kiểm toán chi tiết, lưu trữ những giấy tờ làm việc mà KTV đã làm.

Đánh giá kết quả việc kiểm tra chi tiết: Các sai sót thường gặp thông qua quá trình kiểm tra như sai sót về bản thân khoản mục, chức năng hoạt động của hệ thống KSNB, tính khách quan của Ban giám đốc… KTV sẽ cần tiến hành tìm hiểu, điều tra về bản chất, nguyên nhân, xem xét tính trọng yếu của chênh lệch này có tính lan tỏa đến các khoản mục trên BCTC hay không. Những sai sót, sai phạm chênh lệch nhỏ hơn mức SUM sẽ được bỏ qua, khi lớn hơn thì KTV sẽ cần phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán nếu cần thiết để tìm ra nguyên nhân và đưa ra bút toán điều chỉnh thích hợp.

Các trường hợp mà KTV cần phải báo cáo và trao đổi với Ban giám đốc hoặc Hội đồng quản trị để tìm ra nguyên nhân và đưa ra thống nhất chung về bút toán điều chỉnh: phát hiện sai sót trọng yếu trong BCTC; phát hiện dấu hiệu của gian lận;

phát hiện ra những yếu điểm quan trọng của hệ thống KSNB tại khách hàng.

(3) Kết thúc cuộc kiểm toán

Sau khi thực hiện cuộc kiểm toán với những sai lệch có ảnh hưởng trọng yếu và cần điều chỉnh trên BCTC thì KTV sẽ đưa ra các bút toán điều chỉnh rồi sau đó sẽ tiến hành trao đổi, thống nhất với khách hàng để điều chỉnh trên BCTC. Còn đối với những sai lệch không cần điều chỉnh, KTV sẽ tổng hợp thành một bảng sau đó sẽ xem xét ảnh hưởng của chúng đến BCTC. Đặc biệt, đối với những phát hiện về yếu điểm của hệ thống KSNB và có ảnh hưởng đối với việc hoạt động và vận hành thì KTV sẽ tổng hợp và đưa ra trong Thư quản lý để gửi tới khách hàng. Ngoài ra,

đối với những sự kiện kết thúc sau ngày kết thúc niên độ/ năm tài chính, KTV cũng cần xem xét các sự kiện đặc biệt này có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC hay không.

Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH PwC Việt Nam thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)