CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Qua quá trình tìm hiểu, quan sát, đồng thời phỏng vấn các anh chị KTV có kinh nghiệm, khóa luận đưa ra 2 khía cạnh nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty bao gồm:
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Về phía công ty TNHH PwC Việt Nam: Đối tượng khách hàng chủ yếu của PVN là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các ngân hàng và các dự án lớn do đó đã gây ra những khó khăn trong việc phân chia nhân sự sao cho phù hợp, một số nhóm kiểm toán đã rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân sự làm giảm hiệu quả hoàn thành công việc của cuộc kiểm toán. Đặc biệt, về chương trình đào tạo, huấn luyện kiến thức chuyên môn và kỹ năng tại công ty vẫn còn tồn tại thiếu sót.
Các buổi huấn luyện, đào tại thường chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian ngắn dẫn đến việc nhân viên bị
“ngợp” và chưa lĩnh hội được những kiến thức và kỹ thuật đang được học.
Về phía KTV: Do áp lực về mặt thời gian cũng như khối lượng công việc lớn, KTV luôn phải đối mặt với rất nhiều áp lực. Chính vì vậy, KTV sẽ thường thiếu sót trong việc thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung dẫn đến việc bỏ qua hoặc không phát hiện các sai phạm đối với khoản mục. Ngoài ra, các chứng từ kiểm toán như BCTC, bảng cân đối tài khoản, sổ nhật ký chung… sẽ chỉ được cung cấp khi thực hiện kiểm toán dẫn tới việc cả nhóm kiểm toán phải làm và hoàn thành các công việc trong một khoảng thời gian rất ngắn và áp lực công việc cao. Điều này, cũng là một nguyên nhân khiến chất lượng của cuộc kiểm toán bị giảm.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Về nghề kiểm toán: Nghề kiểm toán là nghề có tính chuyên môn và đặc thù cao, khi trong mùa cao điểm, các KTV sẽ cần làm việc liên tục trong một khoảng thời gian dài với cường độ công việc cao và áp lực công việc lớn. Ngoài ra, kiểm
toán còn được biết đến là ngành có tỷ lệ số lao động nghỉ trên số lao động bình quân trong một năm ở mức cao do các một số nhân viên kiểm toán không chịu được áp lực công việc mà tiến hành xin nghỉ việc hoặc một số sẽ làm việc một vài năm rồi chuyển sang làm nghề khác.
Về phía cơ quan nhà nước: Hiện nay, các Hệ thống chuẩn mực; Quy định và chính sách liên quan đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng chưa được chuẩn hóa và nêu ra một cách chi tiết, rõ ràng trong những trường hợp cụ thể mà vẫn còn một số điểm khá chung chung.
Chẳng hạn, trong thực tế có thể thấy đối với một số tài sản được doanh nghiệp mua về rồi sau đó cho bên thứ 3 thuê hiện vẫn chưa có quy định rõ ràng rằng tài sản đó sẽ được ghi nhận như thế nào, một số doanh nghiệp sẽ ghi nhận nó như một tài sản cho thuê tài chính, một số khác lại ghi nhận là tài sản khác. Điều này dẫn đến việc KTV sẽ bị hiểu sai, hiểu nhầm và thực hiện không tuân thủ theo quy định, hướng dẫn của các đơn vị chức năng, cơ quan nhà nước.
Về phía đơn vị khách hàng: Do khách hàng của công ty là những công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hệ thống thường được cài đặt tiên tiến, hiện đại nhưng cũng tương đối phức tạp, điều này khiến KTV sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu và tiếp cận hệ thống. Ngoài ra, một số khách hàng không thực sự hợp tác với KTV trong quá trình kiểm toán thậm chí là khó KTV bằng cách trì trệ trong việc cung cấp các bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên yêu cầu, gây chậm trễ thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ của cuộc kiểm toán.
Về phía các cơ sở đào tạo: các kiến thức được đưa vào giảng dạy vẫn còn mang tính chất lý thuyết và có một khoảng cách nhất định so với thực tế, điều này dẫn đến thực tế một số sinh viên mặc dù có thành tích rất tốt tại trường học nhưng thực tế lại chưa thể làm việc được ngay, phải mất một khoảng thời gian rất dài để bổ sung kiến thức và trau dồi hiểu biết.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã nêu được khái quát thực trạng quy trình kiểm toán BCTC của công ty TNHH PwC Việt Nam thực trạng quy trình kiểm toán BCTC đối với khoản mục TSCĐ nói riêng. Đặc biệt, chương 2 đã cung cấp một cái nhìn từ tổng quát đến chi tiết đối với quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty TNHH PwC Việt Nam thực hiện tại công ty cổ phần ACD. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội như tài liệu hồ sơ kiểm toán khoa học; áp dụng khoa học kỹ thuật trong cuộc kiểm toán,… thủ tục kiểm toán TSCĐ do PVN thực hiện vẫn còn có những hạn chế cần khắc phục như việc sử dụng chưa tối ưu các thủ tục phân tích, sử dụng chuyên gia trong cuộc kiểm toán... Các giải pháp khắc phục cho những vấn đề này sẽ được thảo luận và trình bày chi tiết ở chương 3 của bài luận văn.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM THỰC HIỆN
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Tại PVN, mục tiêu chiến lược luôn được đề ra là việc đưa công ty trở thành công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ chất lượng cao. Công ty cũng luôn cố gắng, phấn đấu tạo ra thật nhiều công việc cho người lao động, đóng góp một phần quan trọng trong việc quảng bá ngành kiểm toán và làm giàu mạnh hơn nền tài chính nước nhà.
Để có thể thực hiện được các mục tiêu đã đặt ra, trong những năm gần đây PVN đã tiến hành chuyển đổi dần mô hình hoạt động kinh doanh theo hướng tập trung đầu tư, phát triển tại các khu vực lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh; đồng thời cũng triển khai việc mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động tại các vùng có tiềm năng. Đặc biệt, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, công ty không ngừng cải tiến và đa dạng hóa các dịch vụ mà mình cung cấp như: kiểm toán BCTC, kiểm toán thuế, tư vấn về hợp nhất, sáp nhập và giải thể doanh nghiệp.
Ngoài ra, PVN được coi là một trong những công ty dẫn đầu về việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại và giải pháp phần mềm trong quy trình kiểm toán phải kể đến như PwC Audit Guides, phần mềm kiểm toán Aura, phần mềm Connect… điều này tạo thuận lợi cho nhân viên trong việc nâng cao hiệu quả công việc và bắt kịp xu hướng làm việc trong thời đại kỷ nguyên số như hiện nay. Đồng thời, PVN luôn tập trung phát triển khối khách hàng trọng tâm của mình (FDI và ODA) song song với việc mở rộng hoạt động đầu tư trên các lĩnh vực tài chính, marketing, tư vấn thuế đối với các khách hàng chiến lược mà công ty đề ra.
Hiện nay, trong thời đại hội nhập quốc tế, chất lượng dịch vụ được coi là một
“thước đo tiêu chuẩn” để đánh giá một công ty, đặc biệt là các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán. Hiểu được tầm quan trọng đó, ngay từ những ngày đầu thành lập
PVN đã luôn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình hàng ngày, góp phần nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường.
Trong những năm tiếp theo, đối với từng loại dịch vụ mà mình cung cấp công ty đã có những định hướng phát triển riêng, cụ thể như sau:
- Về lĩnh vực kiểm toán: tập trung phát triển đối với nhóm khách hàng có lợi thế là các công ty đa quốc gia, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ít rủi ro; đồng thời mở rộng phạm vi, quy mô kinh doanh đối với các nhóm khách hàng khác;…
- Về lĩnh vực tư vấn: chú trọng việc phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tính nghiệp vụ cao; không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp như các dịch vụ hỗ trợ pháp lý, đánh giá môi trường đầu tư…; luôn thay đổi liên tục để đáp ứng sự phát triển quá trình hội nhập kinh tế.
- Về lĩnh vực thuế: tập trung đầu tư, phát triển đối với các khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình doanh nghiệp khác; phát triển hơn nữa các dịch vụ kiểm toán thuế và kế hoạch thuế trong tương lai; thường xuyên cập nhật những thay đổi mới nhất trong các quy định thuế ở Việt Nam đến khách hàng.
Trong những năm gần đây, dưới sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, ngành kế toán-kiểm toán đã và đang không ngừng được cải thiện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng, của thị trường cũng như có thể bắt kịp xu hướng phát triển của ngành trên thế giới. Để có thể theo kịp xu hướng này thì PVN đã luôn cố gắng đẩy mạnh hơn trong công tác kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán của mình, đặc biệt là hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán BCTC.
Đặc biệt, công ty luôn hiểu được rằng sự phát triển của một công ty luôn gắn liền với sự phát triển của nhân viên, muốn công ty thành công, lớn mạnh cần gắn liền lợi ích của công ty và lợi ích của cá nhân do đó mà công ty luôn đã đưa ra những chính sách, quy định phát triển toàn diện nguồn nhân lực, đảm bảo không chỉ về mặt số lượng mà còn đáp ứng tốt về mặt chất lượng của nhân lực; đồng thời luôn chú trọng đến việc nâng cao năng lực chuyên môn và đạo được nghề nghiệp cho nhân viên.
Năm 2021, sau khi đã thực hiện hàng ngàn các trao đổi thực tế với khách hàng và các bên liên quan, PVN đã công bố một chiến lược mang tính toàn cầu và tạo