Chương 2: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ CẦN THƠ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010
2.1. Đặc điểm tình hình
Ngày 1/12/1991, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Đến tháng 4/1992 việc tách tỉnh đã đƣợc thực hiện. Tỉnh Cần Thơ gồm thành phố Cần Thơ và 6 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thanh.
Ngày 4/11/1992 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị cấp 2 trong hệ thống đô thị của cả nước và là trung tâm kinh tế văn hoá của cả vùng ĐBSCL. Với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng cùng với vai trò vị thế của mình nên ngày 20/1/2003 Bộ Chính trị đã ra Nghị Quyết số 21.NQ/TW về phương hướng nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001 - 2010, trong đó xác định xây dựng thành phố Cần Thơ thành thành phố loại I trực thuộc Trung ƣơng. Kỳ họp thứ IV Quốc hội (khoá XI) cũng đã ra Nghị quyết chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố trực thuộc Trung Ƣơng và tỉnh Hậu Giang.
Nghị quyết số 22/2003/QH11 của Quốc hội ngày 26/11/2003 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh trong đó có tỉnh Cần Thơ, ở điều 1
1. Chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ƣơng và tỉnh Hậu Giang:
a) Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ƣơng có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số hiện tại là 1.112.121 ngưười, bao gồm: diện tích và
huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 người của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hƣng, Thạnh Thuận, An Hƣng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trường Long; xã Nhơn ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh.
b) Tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên là 160.772,49 ha và dân số hiện tại là 766.105 người, bao gồm: diện tích và số dân của thị xã Vị Thanh;
huyện Phụng Hiệp; huyện Long Mỹ; huyện Vị Thuỷ; phần còn lại của huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A, trừ phần diện tích và số dân của hai huyện này đã đƣợc điều chỉnh về thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ƣơng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Vị Thanh.
Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị đã nêu: “Đồng bằng sông Cửu Long là vùng rộng lớn, tập trung đông dân cƣ; có tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp; đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản, lớn nhất cả nước; có tiềm năng lớn về dầu khí và du lịch; có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị xã hội, quốc phòng an ninh của nước ta”.
Thành phố Cần Thơ có vị trí trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; trên thực tế gần một thế kỷ qua đã đóng vai trò tác động cả khu vực với tên gọi Tây Đô. Nghị quyết 21 của Bộ Chính Trị xác định: “Phát triển đô thị, xây dựng thành phố Cần Thơ thành thành phố loại I trực thuộc Trung ƣơng, đóng vai trò kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của vùng”.
Xây dựng thành phố Cần Thơ thành thành phố loại I trực thuộc Trung ương có ý nghĩa quan trọng tăng cường bảo đảm an ninh, quốc phòng ở vùng Tây Nam Bộ.
Lập tỉnh Hậu Giang với tỉnh lỵ đặt tại thị xã Vị Thanh tạo điều kiện và thời cơ để vực dậy tiềm năng đẩy mạnh tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân vùng đất Nam sông Hậu, dọc theo kinh xáng Xà No và quốc lộ 61, tiếp giáp với thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Nhƣ vậy việc chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ƣơng và tỉnh Hậu Giang là yêu cầu cần thiết, khách quan.
Tỉnh Ủy Cần Thơ ngày 4/12/2003 đã thông qua Kế hoạch về việc lãnh đạo công tác tư tưởng thực hiện nhiệm vụ tách tỉnh Cần Thơ thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng và Tỉnh Hậu Giang, yêu cầu các cấp Uỷ Đảng tập trung giáo dục, nâng cao lòng tự hào về truyền thống vẻ vang, thành tựu quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Cần Thơ hơn 70 năm qua, làm thông suốt trong nhận thức tư tưởng cán bộ đảng viên và nhân dân về mục đích, yêu cầu khách quan và sự cần thiết của việc tách tỉnh Cần Thơ thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng và tỉnh Hậu Giang.
Ngày 05/12/2003 Tỉnh Uỷ Cần Thơ có Nghị Quyết số 04-NQ/TU về việc chuẩn bị và tiến hành thực hiện việc chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng và tỉnh Hậu Giang xác định rõ “Xuất phát từ lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh, trong đó thành phố Cần Thơ là đầu mối giao thông thuỷ bộ nối liền với thành phố Hồ Chí Minh và ra cả nước, với một số nước trong khu vực gần nhất là Campuchia, Thái Lan, một số cơ sở quan trọng về kinh tế, văn hoá, quốc phòng của Trung ƣơng, Quân khu 9 nằm trên địa bàn, là trung tâm các vùng, đóng vai trò động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội cho cả
quan trọng trong chiến lƣợc an ninh quốc gia. Vì vậy, việc chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng và tỉnh Hậu Giang là yêu cầu khách quan cho sự phát triển của thời kỳ mới” [74, tr. 1]
Ngày 1/1/2004 chính thức tách tỉnh Cần Thơ thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng và tỉnh Hậu Giang.
Thành phố Cần Thơ xác định hướng phát triển của thành phố là “thành phố công nghiệp, thương mại dịch vụ với cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, không gian đô thị trải dài theo sông Hậu, kết cấu hạ tầng phát triển mạnh, đồng bộ, hài hòa với môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp của vùng đồng bằng, cơ cấu kinh tế văn hoá, giáo dục, y tế khoa học, công nghệ tiên tiến, an ninh quốc phòng vững chắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, đóng vai trò trung tâm và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật của vùng ĐBSCL, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ưu tiên tập trung phát triển công nghiệp hướng vào xuất khẩu. Phát triển nhanh các loại hình dịch vụ thuận lợi và có thế mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, phối hợp với giải trí du lịch, phối hợp chặt chẽ với viện lúa và trường Đại học Cần Thơ hình thành trung tâm sản xuất và cung ứng giống cho cả khu vực…” đã tác động rất lớn đến GD - ĐT ở thành phố Cần Thơ, với vai trò là trung tâm đầu não của 13 tỉnh ĐBSCL về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, là đầu tàu về giáo dục, đặc biệt là nơi đào tạo cung cấp nguồn lao động tri thức cho các tỉnh vì vậy sự nghiệp GD - ĐT của thành phố Cần Thơ cần phải đƣợc đầu tƣ, quan tâm, phát triển nhiều hơn nữa. Cùng với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động ở thành phố Cần Thơ nói riêng, 13 tỉnh đồng bằng nói chung là một nhiệm vụ to lớn.
Ngày 17/2/2005, Bộ Chính trị, khóa IX ban hành Nghị quyết số 45- NQ/TW “Về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Nghị quyết xác định Cần Thơ là thành phố giàu tiềm năng, có lịch sử hình thành khá lâu đời, giữ vai trò rất quan trọng cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, là động lực phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long. Nhân dân Cần Thơ giàu lòng yêu nước và cách mạng, có truyền thống lịch sử rất đáng tự hào. Trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Cần Thơ có vị trí chiến lƣợc quan trọng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước, Cần Thơ đã và đang tiếp tục phát huy truyền thống, đoàn kết nhất trí, khắc phục khó khăn, quyết tâm xây dựng và phát triển thành phố, góp phần tích cực đối với sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Thành phố Cần Thơ bước vào thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và cơ hội lớn, nhƣng cũng có nhiều thách thức gay gắt, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đảng bộ và nhân dân thành phố cần tiếp tục quán triệt và vận dụng tốt Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 20-01-2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010 vào điều kiện cụ thể của mình. Trên cơ sở đó “phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông;
là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hoá, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn
trọng điểm giữ vị trí chiến lƣợc về quốc phòng, an ninh của vùng ĐBSCL và của cả nước” [18, tr. 30].
Cần Thơ phải phấn đấu là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá để trở thành đô thị loại I trước năm 2010 và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020, là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng. Nghị quyết 45- NQ/TW cũng đã xác định “Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo”. Phương hướng, nhiệm vụ trong Nghị quyết cũng đã chỉ rõ, thành phố Cần Thơ cần phải
“Chăm lo phát triển con người một cách toàn diện. Phấn đấu đến cuối năm 2005, thành phố Cần Thơ đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về chỉ số phát triển con người (HDI) và năm 2010 đuổi kịp các thành phố lớn trong nước. Mở rộng quy mô, cơ cấu hợp lý và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo một cách đồng bộ; chú trọng đào tạo nghề, đào tạo cao đẳng, đại học để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho thành phố và các tỉnh trong vùng” [4, tr. 3].