Chương 2: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ CẦN THƠ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010
2.4. Quá trình tổ chức thực hiện
Giáo dục Mầm non là nền tảng cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển nhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục, là bước khởi đầu cho trẻ đến lớp, tiếp xúc rộng mở rộng với môi trường xung quanh được Nhà nước quan tâm chỉ đạo thường xuyên.
Đảng bộ thành phố Cần Thơ quán triệt, vận dụng một cách sáng tạo
GDMN là nền tảng ban đầu cho sự phát triển của trẻ, có tác dụng khuyến khích mọi người dân ý thức được đầu tư giáo dục cho con em mình ngày từ lúc nhỏ.
Từ năm 2005 - 2006 Thành Uỷ và Uỷ ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo trực tiếp cho ngành GDMN phải tập trung thực hiện: “Nâng cao chất lƣợng giáo dục dinh dƣỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” với nhiều biện pháp, hình thức phù hợp, thông qua tổ chức các hội thi, tiếp tục thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lƣợng cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết”.
Các nội dung của chuyên đề đƣợc cụ thể hoá thành tiêu chuẩn của Hội thi Bé kể chuyện, đọc thơ và Hội thi Giáo viên dạy giỏi các cấp. Qua thực hiện, các trường đều nắm vững được mục đích nội dung các hoạt động của chuyên đề và tạo đƣợc cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ, làm quen chữ viết để chuẩn bị học đọc, học viết khi vào lớp một, cũng từ đó trình độ và phương pháp tổ chức hoạt động của giáo viên chuyển biến, tiến bộ rõ rệt.
Tiếp tục đẩy mạnh chương trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ và tổ chức đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật thông qua các biện pháp: Tổ chức trong trường lớp mẫu giáo, truyền thông đến gia đình của trẻ và cùng các tổ chức đoàn thể cơ quan phối hợp thực hiện, mặt khác giáo dục an toàn giao thông với hình thức lồng ghép nội dung vào các bài thơ, mô hình, trò chơi, câu đố và phổ biến các loại sách có nội dung bổ ích, hội thi giáo dục an toàn giao thông tổ chức ở các cấp đƣợc xã hội hoan nghênh, ngoài ra công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ và cộng đồng đƣợc thực hiện đạt kết quả tốt.
Công tác đảm bảo sức khỏe, an toàn cho trẻ, công tác sửa chữa, nâng cấp bếp nấu ăn một chiều, các công trình vệ sinh, mua sắm và trang bị dụng cụ cần thiết phục vụ cho việc tổ chức bán trú đƣợc thực hiện nghiêm túc. Đội
ngũ cấp dƣỡng tiếp tục đƣợc bồi dƣỡng về kiến thức và kỹ năng chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lƣợng cho trẻ mầm non làm quen với văn học, chữ viết” ngành đã chỉ đạo giáo viên đi tập huấn, tổ chức thao giảng 512 tiết ở cấp trường và cấp quận, huyện, 20/91 trường có thư viện riêng, tuy nhiên đây vẫn là con số còn rất ít ỏi. Chương trình GDMN mới theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục - đào tạo, thành phố Cần thơ tổ chức thí điểm ở 4 trường. Qua đó có 106/538 lớp thực hiện đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN mới, ngành giáo dục yêu cầu phải tập huấn cho tất cả giáo viên tham gia thí điểm chương trình, đặc biệt là về kỹ năng thiết kế mục tiêu, nhiệm vụ, mang nội dung, mang hoạt động và tổ chức các hoạt động mẫu để bình giảng, các điều kiện về thiết bị được cung ứng đầy đủ theo danh mục hướng dẫn của Vụ giáo dục mầm non.
Đặc biệt ngành còn chú trọng thực hiện nghiêm túc, đảm bảo các yêu cầu, nội dung của chương trình nhà trẻ chỉnh lý và chương trình mẫu giáo cải cách, cùng với việc áp dụng đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa hoạt động của trẻ và tiếp cận tích cực. Thực hiện sự chỉ đạo trên, ngành GDMN không còn lớp học theo chương trình 26 tuần và 36 buổi.
Giai đoạn 2006 - 2007, ngoài những công tác, chương trình thực hiện như trên, ngành GDMN tiếp tục bám sát nội dung chương trình, chú ý phát triển kỹ năng cho trẻ, và hình thức tổ chức hoạt động theo hướng tích cực hóa trẻ, tiếp cận tích hợp nội dung.Yêu cầu tất cả các nhóm, lớp mầm non đƣợc thiết kế môi trường giáo dục theo góc hoạt động. Đồng thời sau khi triển khai chương trình GDMN mới, ngành yêu cầu tiếp tục thực hiện như loại hình chuyển tiếp, trung gian giữa chương trình hiện hành và kế hoạch triển khai
thực hiện chương trình này tăng so với cùng kỳ. Để mở rộng diện tích thực hiện thí điểm năm học 2007 - 2008, Thành Ủy chỉ đạo cùng với Sở giáo dục tiếp tục cung cấp đồng bộ các thiết bị cần thiết cho 4 trường mầm non thí điểm, đồng thời chỉ đạo triển khai công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong GDMN giai đoạn 2006 - 2010. Đến năm 2007 - 2008 việc ứng dụng CNTT được triển khai thực hiện 75/98 trường. Mặt khác Sở giáo dục đào tạo đã xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong GDMN là một phần trong Đề án chung của ngành. Tổ chức tập huấn cho 50 giáo viên cốt cán kỹ năng thiết kế giáo án điện tử và ứng dụng các phần mềm nhƣ: Camtasia, studio, Total video converter. Các trường còn ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài chính, nhân sự, sức khỏe.
Từ năm học 2008 - 2009, Sở giáo dục đào tạo đã triển khai và chỉ đạo thực hiện Thông tƣ liên tịch số 08/2008/TTLT/BYT- BGDĐT ngày 08/7/2008 hướng dẫn về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở GDMN. Thành Uỷ thành phố Cần Thơ đã yêu cầu Sở giáo dục - đào tạo chỉ đạo tất cả các cán bộ quản lý, giáo viên của ngành mầm non đều phải tập huấn nội dung phòng tránh tai nạn, dịch bệnh và quy chế nuôi dạy trẻ, Sở đã thường xuyên chỉ đạo công tác này thông qua các văn bản, các buổi họp mạng lưới và các đợt kiểm tra đột xuất. Các phòng GD - ĐT đã xây dựng kế hoạch thực hiện trong cả năm học thường xuyên tổ chức kiểm tra độ an toàn về cơ sở vật chất trong các cơ sở GDMN. Các trường mầm non quan tâm bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết, mở lớp bồi dƣỡng thao tác vệ sinh, cách xử lý và phòng chống tai nạn cho trẻ, đồng thời triển khai dự án giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ mầm non ở 7 trường thuộc dự án và tổ chức các đợt kiểm tra độ an toàn về cơ sở vật chất, vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế học đường tại các trường có tổ chức hoạt động bán trú.
Đặc biệt chương trình GDMN mới thường xuyên được chỉ đạo tổ chức họp Ban chỉ đạo để rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch cho từng chủ điểm của chương trình (2tháng/1lần). Trên cơ sở chỉ đạo của Vụ Giáo dục Mầm non, Sở đã triển khai xây dựng kế hoạch 3 năm (2009 - 2012) triển khai thực hiện chương trình GDMN mới cho tất cả cơ sở giáo dục, chỉ đạo phòng Giáo dục và đào tạo có kế hoạch đảm bảo các yêu cầu về đầu tƣ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.
Tổ chức các Hội thi giáo viên mầm non dạy giỏi các cấp và Hội thi sáng tạo đồ dùng dạy học. Đây là hoạt động trọng tâm nhằm giúp giáo viên nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp thông qua thi lý thuyết với các nội dung về chủ trương quan điểm giáo dục và các yêu cầu mới của ngành, đặc biệt, việc đánh giá giáo viên được tiến hành tại trường, nơi giáo viên đang công tác, đã giúp cho việc nâng cao chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ học tập trao đổi kinh nghiệm ở từng đơn vị cũng nhƣ việc học tập trao đổi kinh nghiệm và thi đua giữa các đơn vị ngày càng rõ nét, áp dụng các quan điểm, phương pháp giáo dục mới. Ngoài ra công tác tuyên truyền chuẩn bị cho trẻ đi học lớp 1 được các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, tình trạng học trước chương trình lớp 1 đã giảm nhiều.
Từ năm 2009 - 2010 Thành Uỷ tiếp tục tham mưu chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến 2020 đã được phê duyệt theo quyết định số 2527/QQĐ - UBND ngày 19/8/2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố đặc biệt chú ý việc phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, xây dựng kế hoạch trung hạn 2010-2015 và xây dựng hệ thống trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Trong hè năm 2009 - 2010 Sở giáo dục - đào tạo thành phố Cần Thơ đã mời Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phương pháp GDMN Trường Cao đẳng Sư Phạm Trung Ương 1 về tập huấn kỹ năng thiết
đƣa vào nội dung thi lý thuyết giáo viên mầm non dạy giỏi các cấp nhằm tạo cơ hội cho đối tƣợng này nghiên cứu sâu hơn vấn đề cốt lõi.
Giáo dục Mầm non từ 2004 - 2010 đã có bước phát triển nhanh chóng, các trường GDMN đã được quản lý chặt chẽ về mặt hành chính, đáp ứng phù hợp với tình hình mới.
Mạng lưới GDMN có sự gia tăng đáng kể nếu năm 2003 có 84 trường mầm non thì đến 2010 lên đến 121 trường, tăng 41 trường, số lượng trẻ đến trường càng tăng, so với năm học 2008 - 2009 thì đến năm 2009 - 2010 tăng lên 16 trường, quy mô 5.173 trẻ nhà trẻ tăng 749 trẻ (tỷ lệ 14,47%) và 37.307 trẻ mẫu giáo tăng 1.422 trẻ (tỷ lệ 3,81%). Đến năm 2009 - 2010 toàn ngành có 1.788 giáo viên mầm non. Nếu năm học 2003 có 24.945 trẻ mầm non, thì đến năm 2010 con số này lên đến 42.480 trẻ tăng đến 17.535 trẻ.
Chất lƣợng GDMN đƣợc tăng lên, công tác chăm sóc giáo dục trẻ có 100% trẻ nhà trẻ, 99,80% trẻ mẫu giáo đƣợc khám sức khoẻ định kỳ và theo dõi sức khoẻ qua biểu đồ. Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dƣỡng theo độ tuổi nhà trẻ là 155 trẻ, tỷ lệ 2.99%; trẻ mẫu giáo: 1.615, tỷ lệ 4,32%. Số trẻ đƣợc tổ chức ăn bán trú tại nhóm lớp: 22.717 trẻ, đạt tỷ lệ 53,47%, tăng 2.011 cháu so với cùng kỳ, trẻ 5 tuổi bán trú: 9.046 tỷ lệ 56%.
Đến năm học 2009 - 2010 có 35 trường thực hiện chương trình GDMN mới. Nhìn chung các trường đều tích cực triển khai Chương trình và bước đầu đạt kết quả khá tốt. Ngoài ra Hội thi giáo viên Mầm non dạy giỏi, Hội thi Ứng dụng công nghệ thông tin cấp thành phố có nhiều giáo viên tham gia và đoạt giải. Đến năm học 2009 - 2010, về trình độ chuyên môn có 90,16 % giáo viên đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn là 22,45%.
Về cơ sở vật chất đã xây dựng thêm các trường mầm non, trường mầm non thuộc chương trình 135 đã được đầu tư nâng cấp theo chuẩn quốc gia.
Ngành đã đầu tư kinh phí khá lớn cho chương trình GDMN mới. Năm 2004 -
2005 đã có 4 trường đạt chuẩn quốc gia và đang đề nghị công nhận trường Mầm non Tây Đô quận Ninh Kiều thì đến năm 2009 - 2010 có đến 11 trường đạt chuẩn quốc gia. Đến nay có 100% Trường có máy vi tính và 106 trường được nối mạng internet (tỷ lệ 87,6%), tăng lên 30 trường so với cùng kỳ, 100% lớp học đều thực hiện góc tuyên truyền, 100% trường học có bảng tuyên truyền thực hiện các nội dung thay đổi theo chủ điểm và chương trình chăm sóc giáo dục trong tháng khá phong phú.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc trong công tác chỉ đạo phát triển GDMN vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục nhƣ kinh phí trang bị thêm đồ dùng học tập, nhất là phục vụ cho trẻ khuyết tật còn hạn chế, chƣa có chế độ chính sách cho giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật, qua kiểm tra đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp vẫn có một số giáo viên bị xếp loại yếu (0,18% loại yếu).
Mặt khác cơ sở hạ tầng cho GDMN còn thiếu. Toàn thành phố Cần Thơ còn có 3 huyện là Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh chưa có trường mầm non trọng điểm, tính riêng phòng học cho mẫu giáo 5 tuổi thì còn thiếu 172 phòng cho toàn thành phố. Hiện nay có một số trường đã xuống cấp, vẫn còn 74 phòng tạm, cây, tre, lá và 193 phòng phải học nhờ tiểu học hoặc gởi nhà dân.
Về chương trình nhà trẻ và chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo, mặc dù tất cả các nhóm, lớp mầm non được thiết kế môi trường theo góc hoạt động tuy nhiên vẫn còn mang tính hình thức và mẫu giáo hóa.
Những khó khăn, hạn chế trên đang đƣợc Thành Uỷ và các ban ngành giáo dục từng bước khắc phục để đẩy mạnh phát triển GDMN trong những năm tiếp theo.
2.4.2. Xây dựng và phát triển giáo dục Phổ thông
Giáo dục phổ thông bao gồm hai bậc học là tiểu học và trung học, ở bậc
phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bắp, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.4.2.1. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Giáo dục tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của con người, đó cũng là bước khởi đầu. Nền tảng tiểu học có vững chắc thì đó chính là những bước đệm cho sự phát triển về sau.
Đảng bộ thành phố chỉ đạo mở rộng quy mô trường lớp, sắp xếp lại mạng lưới trường học, đến năm 2004 hệ thống trường tiểu học đã hoàn toàn tách khỏi trường THCS, phong trào xây dựng phòng học, trường lớp được quan tâm đầu tư mạnh mẽ, tập trung chỉ đạo, mở rộng trường lớp 2 buổi/1ngày tổ chức theo hình thức bán trú hoặc nội trú xem đây là điều kiện để nâng cao chất lƣợng tiểu học.
Để đáp ứng yêu cầu của tình hình kinh tế - xã hội, GDTH cả nước nói chung đã có sự thay đổi nội dung, chương trình, ngành GDTH ở thành phố Cần Thơ được sự chỉ đạo đã triển khai thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới ở lớp 3, tiếp tục củng cố và nâng cao chất lƣợng giảng dạy lớp 1, lớp 2. Sang đến năm 2005 - 2006, tiếp tục chỉ đạo thay đổi sách giáo khoa lớp 4, bắt đầu từ năm 2007 triển khai thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới lớp 5.Toàn bộ quá trình thực hiện thay sách giáo khoa mới đã đƣợc thực hiện nghiêm túc, thầy và trò cố gắng từng bước đáp ứng được yêu cầu nội dung chương trình mới.
Để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, đặc biệt đối với chương trình thay sách giáo khoa mới, Thành uỷ yêu cầu toàn ngành phải tổ chức tập huấn
bồi dƣỡng cho giáo viên, bên cạnh đó không ngừng tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Trong năm 2004 - 2005 ngành đã tổ chức tập huấn về công tác thay sách và sử dụng đồ dùng dạy học lớp 3 cho 1.360 giáo viên, cán bộ quản lý, bồi dƣỡng các chuyên đề về Toán và Tiếng Việt, kiểm tra việc thực hiện thay sách ở tất cả các quận, huyện. Đồng thời yêu cầu các cấp quản lý giáo dục phải chú trọng chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, tổ chức các hình thức sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, bên cạnh đó thực hiện tăng cường công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các trường tiểu học. Mỗi trường có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một vài giáo viên tin học chuyên dụng để hướng dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp về ứng dụng CNTT. Phát động phong trào sáng tạo, sưu tầm tuyển chọn các tư liệu dạy học điện tử (phần mềm hỗ trợ dạy học, tranh ảnh minh họa các môn học, tranh ảnh hoặc video clip giải nghĩa các từ ngữ môn Tiếng Việt).
Năm học 2005 - 2006 với chủ đề “Nâng cao chất lƣợng tiểu học”, ngành đã tiếp tục tập huấn cho đối tƣợng cốt cán và đại trà về công tác thay sách lớp 4, tập huấn giáo viên các môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục. Tổ chức chuyên đề thao giảng.
Ngành cũng đã tổ chức hội nghị triển khai Thông tƣ số 32/2009/TT - BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá kết quả học tập của học sinh, ngành đã cử 120 cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán tham dự. Mặt khác đã chỉ đạo tập trung việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đối tƣợng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng chương trình, đẩy mạnh việc soạn giảng theo khung kế hoạch bài học, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học