Quan điểm của Đảng bộ thành phố Cần Thơ về phát triển giáo dục - đào tạo từ năm 2004 - 2010

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố cần thơ lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 2004 đến năm 2010 (Trang 44 - 48)

Chương 2: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ CẦN THƠ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010

2.3. Quan điểm của Đảng bộ thành phố Cần Thơ về phát triển giáo dục - đào tạo từ năm 2004 - 2010

Giáo dục - đào tạo giai đoạn trước năm 2004 ở Cần Thơ bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận song vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Đặc biệt trong giai đoạn mới, khi chia tách tỉnh, thành phố, nhất là khi thành phố Cần Thơ thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng với những yêu cầu đòi hỏi trong tình hình mới cùng với những khó khăn do các đơn vị hành chính cấp huyện và cơ sở có sự thay đổi.Trước tình hình đó, Đảng bộ thành phố Cần

Thơ bên cạnh việc khắc phục những khó khăn đồng thời đã tỏ rõ đƣợc vai trò của mình để đƣa sự nghiệp GD - ĐT của thành phố đi lên.

Quán triệt chủ trương đường lối phát triển GD - ĐT của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới, vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện, tình hình cụ thể ở thành phố, cùng với sự tham mưu của ngành giáo dục, qua việc đánh giá thực trạng giáo dục đào tạo của thành phố trước đây lúc chưa chia tách, Đảng bộ thành phố Cần Thơ tiếp tục quán triệt quan điểm Đại hội Đảng bộ tỉnh Cần Thơ lần thứ X nhiệm kỳ (2001 - 2005) đề ra các mục tiêu cụ thể phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2005 là:

Tiếp tục quán triệt quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, thực hiện mục tiêu của GD - ĐT là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài”.Tập trung đào tạo nguồn nhân lực từ GDMN, phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, sau đại học. Tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng GD - ĐT. Quan tâm giáo dục chính trị, tƣ tưởng, đạo đức, nhân văn, truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương, cải biến, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy và học trong phạm vi cho phép, nâng cao trình độ và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xây dựng trường lớp học, xóa 3 ca, xóa trường lớp tạm bợ, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho dạy và học. Đề nghị Trung ƣơng cho chuyển Trung tâm Đại học tại chức thành Trường Đại học góp phần đào tạo nguồn nhân lực, củng cố, mở rộng nâng cao chất lượng trường dạy người mù chữ và trẻ em khuyết tật, trường phổ thông nội trú đào tạo con em các gia đình chính sách, con em đồng bào dân tộc, người nghèo có con em học giỏi. Có chính sách khuyến khích hỗ trợ con em gia đình chính sách, hộ nghèo, đồng bào dân tộc, trẻ em khuyết tật được đến trường và học tập tốt.

Phấn đấu đến năm 2005 đưa 90% trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào các trường lớp mẫu giáo, 100% trẻ em 6 tuổi vào lớp 1, tỷ lệ học sinh THCS trong độ tuổi đạt 70%, phổ cập THCS 50% số xã và 60% phường, thị trấn, trên 90% giáo viên đạt chuẩn.

Quy hoạch và tổ chức lại hợp lý các trường, các trung tâm dạy nghề.

Tập trung đầu tƣ kinh phí để mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng các trường, các trung tâm dạy nghề. Ưu tiên đào tạo những ngành nghề.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước và xã hội về GD - ĐT. Thực hiện đúng chính sách nhà nước đối với giáo viên dạy thêm giờ, khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm vô tổ chức, kém chất lƣợng. Có chính sách khuyến khích giáo viên về công tác ở vùng nông thôn, vùng kháng chiến. Tăng cường công tác thanh tra giáo dục, phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả. Quản lý, theo dõi giúp đỡ học sinh, sinh viên còn đang học tập và khi ra trường.

Đại hội đại biểu thành phố Cần Thơ lần thứ XI (11/2005) nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã đánh giá tình hình phát triển của GD - ĐT ở thành phố Cần Thơ trong giai đoạn mới “Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển. Giáo dục phổ thông có một bước tiến đáng kể ở các cấp học, bậc học. Thành phố đã đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa thành phố Cần Thơ với Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ, các Viện, trường thuộc các ngành Trung ương ngày càng tốt hơn. Trung tâm Đại học tại chức, trường Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, hệ thống dạy nghề hoạt động có hiệu quả. Chủ trương xã hội hóa giáo dục, đào tạo tiếp tục phát triển đúng hướng” [16, tr. 13].

Đại hội đã đề ra mục tiêu tăng cường chất lượng và hiệu quả, tiếp tục mở rộng quy mô các bậc học và trình độ đào tạo phù hợp với cơ cấu ngành

Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo, tạo điều kiện cho người dân thành phố học tập ở mọi lứa tuổi.

Về giáo dục mầm non: tiếp tục nâng cao chất lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ em trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn, đặc biệt ở các vùng nông thôn và những vùng khó khăn, tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tƣ vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình.

Về giáo dục phổ thông: thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp, xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập tích cực chủ động, sáng tạo, lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Giáo dục nghề nghiệp: đặc biệt quan tâm nâng cao chất lƣợng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu lao động của thành phố và các vùng lân cận Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổ chức đa dạng hóa các loại hình dạy nghề cho đối tƣợng lao động ngoại thành gắn với giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đồng thời giảm áp lực di chuyển nguồn lao động từ nông thôn ra thành thị, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, gắn đào tạo nghề với sự phát triển các chương trình kinh tế xã hội của thành phố. Từng bước xây dựng đội ngũ lao động có trình độ bán lành nghề và lành nghề ở khu vực ngoại thành, có thể tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học vào sản xuất nâng cao đƣợc nâng suất, chất lƣợng lao động.

Đào tạo lành nghề (cả về kỹ thuật và quản lý), chú trọng đào tạo nguồn lao động nhập cư từ các địa phương khác thông qua các hình thức, tuyển

chọn, thu hút, đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực nhập cƣ, hình thành đội ngũ lao động chuyên nghiệp.

Giáo dục Cao đẳng, Đại học, sau Đại học: tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giáo dục, xây dựng một hệ thống liên thông phù hợp với cơ cấu trình độ, tăng cường năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, nâng cao tỷ lệ sinh viên.

Từng bước xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực cho các chương trình phát triển của thành phố. Hình thành đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ chuyên nghiệp cung cấp cho thị trường khoa học và công nghệ

Hoàn thiện hệ thống các trường, viện nghiên cứu…nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho các tổ chức khoa học, doanh nghiệp và cung cấp đội ngũ giảng viên chuyên ngành khoa học công nghệ cho các cơ sở đào tạo của vùng và các trường phổ thông.

Tăng cường đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý trình độ cao và đội ngũ công nhân lành nghề. Thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học, triển khai thành công Đề án đào tạo ở nước ngoài 150 cán bộ có trình độ sau đại học thuộc các chuyên ngành mà thành phố có nhu cầu trong quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố cần thơ lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 2004 đến năm 2010 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)