Chương 2: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ CẦN THƠ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010
2.2. Chủ trương Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục - đào tạo những năm 2001 - 2010
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4- 2001) của Đảng: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [24, tr.108-109]; phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư cho phát triển.
Trên cơ sở đó, Đại hội chỉ ra các quan điểm phát triển nhƣ sau:
Một là: phát triển giáo dục toàn diện.
Hai là: Xây dựng nền giáo dục theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”.
Ba là: thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
Bốn là: Phát triển giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội”.
Tháng 7/2002 Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ƣơng khoá IX, sau khi kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII, khẳng định những thành tựu đạt được, chỉ ra những khó khăn vướng mắc trong GD - ĐT đã ra kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII, phương hướng phát triển GD - ĐT, khoa học và công nghệ từ nay đến 2005 và đến 2020.Về phát triển GD - ĐT đã chỉ ra những định hướng lớn là: Phát triển giáo dục toàn diện, xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, thực hiện công bằng trong giáo dục, phát triển GD - ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, coi trọng dạy nghề, tập trung vào mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực.
Ngoài ra Hội nghị còn chỉ rõ những công việc cụ thể cần phải tập trung thực hiện, đó là đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục, xây dựng và triển khai chương trình “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và sắp xếp, củng cố mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục, tăng cường đầu tƣ cho GD - ĐT đúng với yêu cầu quốc sách hàng đầu, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006), Đảng ta xác định quan điểm chỉ đạo phát triển GD - ĐT nhƣ sau:
Một là: Đổi mới tƣ duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới.
Hai là: ƣu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lƣợng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường.
Ba là: Hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân, chú trọng phân luồng đào tạo sau trung học cơ sở, đảm bảo liên thông giữa các cấp đào tạo.
Bốn là: Mở rộng quy mô nghề và Trung cấp chuyên nghiệp, bảo đảm tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo Đại học, Cao đẳng.
Năm là: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo.
Sáu là: Sửa đổi chế độ học phí đi đôi với đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo theo hướng xác định đầy đủ chi phí dạy và học.
Bảy là: ƣu tiên đầu tƣ phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tám là: Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Chín là: Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo từng bước xây dựng nền giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Về thực hiện chiến lƣợc giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 đƣợc chia làm hai giai đoạn tương ứng với 2 kỳ kế hoạch 5 năm.
Đảng ta đã xác định trọng tâm của giai đoạn 1 (2001 - 2005) là tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo, đổi mới quản lý giáo
dục, đẩy mạnh xã hội hóa, tạo cơ sở chắn chắc cho việc đạt tới các mục tiêu chiến lƣợc trong giai đoạn hai.Thực hiện các giải pháp cấp bách chấn chỉnh và đổi mới công tác giáo dục, ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tƣợng tiêu cực, lập lại kỷ cương nền nếp, tạo môi trường giáo dục lành mạnh.
Trọng tâm của giai đoạn 2 (2006 - 2010) là đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo dục để đạt đƣợc các mục tiêu chiến lƣợc và các chỉ tiêu cụ thể, hoàn thành các chương trình dài hạn 10 năm về phổ cập THCS, quy hoạch mạng lưới các trường Đại học, Cao đẳng, chương trình dạy nghề, chương trình đào tạo nhân lực, chương trình bồi dưỡng nhân tài, thực hiện phát triển nền giáo dục dân tộc, hiện đại và đại chúng; bước đầu xây dựng một xã hội học tập, đưa nền giáo dục nước ta tiến kịp các nước phát triển trong khu vực.
Với những quan điểm trên của Đảng về GD - ĐT đã khẳng định vai trò
“quốc sách hàng đầu” của GD - ĐT, đã chỉ ra những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể GD - ĐT nước ta có hướng đi cụ thể rõ ràng, tạo một động lực hết sức to lớn, là đòn bẩy đưa GD - ĐT nước ta đi lên và đó cũng là một trong những nhân tố quyết định thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.