ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông nghiệp tại xã ngọc khê huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 24 - 29)

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Những vẫn đề liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản của các hộ điều tra.

2.1.2. Phm vi nghiên cu 2.1.2.1. Phạm vi không gian

Đề tài được nghiên cứu tại xã Ngọc Khê - Trùng Khánh - Cao Bằng.

2.1.2.2. Phạm vi thời gian

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc sản xuất kinh tế hộ nông nghiệp - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế hộ nông nghiệp theo nhóm hộ điều tra.

- Đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế hộ nông nghiệp tại địa phương.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng sản xuất kinh tế nông nghiệp trong địa phương như thế nào?

- Những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển kinh tế hộ nông nghiệp?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông nghiệp tại địa phương?

- Có những giải pháp nào? Để phát triển kinh tế hộ nông nghiệp tại địa phương.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chn mu nghiên cu

- Ngọc Khê là một xã chuyên về sản xuất nông nghiệp, theo tính chất hoạt động sản xuất của các hộ nông nghiệp trong vùng được chia thành các nhóm hộ: Chuyên sản xuất trồng trọt, chuyên sản xuất chăn nuôi và hộ sản xuất kiêm trồng trọt, chăn nuôi.

- Phương pháp lấy mẫu: Điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm, tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó.

Chọn mẫu điều tra: Mẫu được chọn ngẫu nhiên và không lặp lại.

Điều tra ngẫu nhiên tại 4 xóm và mỗi xóm điều tra 1/3 tổng số hộ, như vậy trong 4 xóm điều tra, tổng số hộ điều tra là 60 hộ trong đó có 5 hộ chuyên trồng trọt (TT), 5 hộ chuyên chăn nuôi (CN) và có 50 hộ kiêm TT và CN. Mà 4 xóm đó có những thuận lợi, khó khăn riêng trong sản xuất nông nghiệp.

Xóm Giộc Sâu: 16 hộ Xóm Ta Nay: 20 hộ Xóm Lũng Hoài: 9 hộ Xóm Nà Gạch: 15 hộ

- Tôi chọn 4 xóm này với điều kiện: Xóm Giộc Sâu nằm ở Trung Tâm xã, có địa hình tương đối bằng phẳng, có đường quốc lộ đi qua và có hệ thống kênh mương chảy qua tạo nên thuận lợi về mọi mặt cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Xóm Ta Nay nằm ở phía Nam của xã là một xóm gặp rất nhiều khó khăn về các hoạt động kinh tế xã hội vì hệ thống giao thông chưa được bê tông hóa, chủ yếu là đường đất nên vào những ngày mưa người dân ở vùng này gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại. Xóm Lũng Hoài nằm ở phía Tây của xã có địa hình chủ yếu là đồi núi nên việc sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa, có thể nói đây là vùng gặp nhiều khó khăn nhất trong việc sản xuất nông nghiệp của xã. Xóm Nà Gạch nằm ở phía Đông của xã có sông Quay Sơn chảy qua nên nước sản xuất và sinh hoạt được đáp ứng đầy đủ ngay cả vào mùa khô, có thể nói xóm này có điều kiện tư nhiên rất thuận lợi về sản xuất nông nghiệp.

- Mỗi xóm có những đặc trưng riêng (thuận lợi khó khăn riêng) sẽ giúp tôi phân tích được nhiều khía cạnh, một cách tương đối đầy đủ về kinh tế hộ nông nghiệp của toàn xã.

2.4.2. Phương pháp thu thp thông tin - Thu thập thông tin thứ cấp:

+ Thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết liên quan đến phát triển kinh tế hộ nông nghiệp tại địa phương.

+ Thu thập thông tin từ chính quyền địa phương, UBND xã, huyện, phòng văn hóa, phòng nông nghiệp, thu thập từ các báo cáo, tạp chí, từ internet…

- Thu thập thông tin sơ cấp:

+ Phương pháp quan sát: Là phương pháp quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các công cụ để nắm được tổng quan về địa hình địa vật trên địa bàn nghiên cứu.

+ Điều tra bằng bảng hỏi: Là phương pháp tìm hiểu các nguồn lực, quy mô, tiềm năng cơ hội, xác định được những thuận lợi, khó khăn và lợi nhuận trong việc sản xuất nông nghiệp.

+ Phỏng vấn bán cấu trúc: Là phương pháp phỏng vẫn dựa trên bảng câu hỏi chưa được dựng sẵn, nhằm tìm hiểu thu nhập và mức sống của người dân trên địa bàn xã.

2.5. Phương pháp tổng hợp thông tin

- Phương pháp thống kê: Sử dụng bảng tính Excel, Word để thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, phân tích số liệu theo mục đích yêu cầu của đề tài nghiên cứu.

2.6. Phương pháp phân tích thông tin

Sử dụng phương pháp phân tích thống kê:

- Phương pháp thống kê mô tả.

- Phân tích biến động của hiện tượng: Sử dụng dãy số biến động theo thời gian.

- Phân tích mức độ biến động: Sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.

2.7. Hệ thống các chỉ tiêu

2.7.1. H thng ch tiêu phn ánh điu kin sn xut kinh doanh ca h sn xut nông nghip

- Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ - Số nhân khẩu bình quân/hộ

- Số lao động bình quân/hộ - Trình độ văn hóa của chủ hộ

- Diện tích đất BQ/hộ của nhóm hộ điều tra - Diện tích đất bình quân/khẩu của các hộ điều tra

2.7.2. Các ch tiêu phn ánh mc thu nhp t nông nghip ca nông h - Giá trị sản xuất của các nghành

- Tổng chi của các ngành trong kinh tế hộ nông nghiệp

- Tổng thu nhập của các nghành trong kinh tế hộ nông nghiệp 2.7.3. Các ch tiêu phn ánh kết qu và công thc tính

- Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp có thể sử dụng có thể sử dụng một trong các chỉ tiêu sau:

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị các sản phẩm và dịch vụ do các hộ đạt được trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm), đối với hộ GO bao gồm:

+ Giá trị sản xuất nghành nông nghiệp.

+ Giá trị sản xuất nghành nghê.

+ Giá trị sản xuất buôn bán dịch vụ.

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất. Với hệ thống trồng trọt IC bao gồm: Chi phí vê giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ lao động… Với chăn nuôi IC bao gồm chi phí về giống, thức ăn, dịch vụ thú y…

Có thể nói IC là toàn bộ chi phí của quá trình sản xuất.

- Giá trị gia tăng (VA): Là chỉ số phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh.

Công thức tính: VA = GO – IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của nông hộ sản xuất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận trong một kỳ sản xuất.

MI = VA – (A+T) – Tiền công lao động (nếu có) Trong đó: A là khấu hao tài sản cố định

T là các khoản thuế phải nộp - Tỷ suất giá trị tăng theo chi phí trung gian.

TVA = VA/MC

- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp tăng theo chi phí trung gian TMI = MI/IC

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông nghiệp tại xã ngọc khê huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)