Điều kiện về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông nghiệp tại xã ngọc khê huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã ngọc khê

3.1.3. Điều kiện về kinh tế xã hội

Bảng 3.2|: Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm (2011- 2013)

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Số

lượng Cơ cấu (%)

Số

lượng Cơ cấu (%)

Số

lượng Cơ cấu (%)

2012/

2011

2013/

2012

Bình Quân 1. Tổng số

nhân khẩu Khẩu 2552 100 2662 100 2711 100 104,31 101,84 1023,07 2. Tổng số hộ Hộ 601 100 604 100 610 100 100,49 100,99 100,74

- Hộ thuần

nông Hộ 538 89,52 539 89,23 541 88,69 100,18 100,37 100,27 - Hộ phi nông

nghiệp Hộ 63 10,48 65 10,77 69 11,31 103,17 106,15 104,66

3. Tổng số lao

động 1890 100 1911 100 1926 100 101,11 100,78 100,94 - Lao động

nông nghiệp LĐ 1712 90,58 1728 90,42 1742 90,04 100,93 100,81 100,78 - Lao động phi

nông nghiệp LĐ 178 9,42 183 9,58 184 9,03 102,80 100,54 101,67 4. Một số chỉ

tiêu Số khẩu bình

quân/hộ

Khẩu/h

ộ 4,246 - 4,407 - 4,444 - 103,79 100,84 102,32

Số lao động

bình quân/hộ LĐ/hộ 3,145 - 3,164 - 3,157 - 100,60 99,78 100,19

(Nguồn: UBNND xã ngọc khê) [6]

Xã Ngọc Khê có 2 dân tộc anh em cùng sinh sống, đó là dân tộc tày và nùng. Dân tộc nùng chiếm 3% còn lại là dân tộc tày chiếm đại đa số 97%. Mỗi dân tộc đều có nét đặc trưng riêng của mình trong đời sống văn hóa.

Qua bảng trên ta thấy số nhân khẩu bình quân trong 3 năm qua tăng 23,07%/năm (năm 2011 có 2552 người và đến năm 2013 có 2711 người. Tức là tăng lên 195 người) có thể nói đây là một con số không hề nhỏ khi mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp đi do sự phát triển công nghiệp hóa nông thôn.

Tổng số hộ trong xã thời gian từ năm 2011 đến 2013 tăng lên không đáng kể , bình quân tăng 0,74% . Và được chia làm 2 loại đó là hộ thuần nông và hộ phi nông nghiệp nhưng hộ thuần nông chiếm tỷ trọng rất cao (chiếm 89,52%) loại hộ này có xu hướng tăng nhưng bình quân chỉ tăng 0,27% /năm và không đáng kể. Với trình độ dân trí ngày một tăng lên và nhiều hộ cũng đang có xu hướng tách khỏi nông nghiệp, chuyển sang TTCN và dịch vụ loại hộ này đã có xu hướng tăng và bình quân trong 3 năm qua tăng lên 4,66%/năm.

Xã Ngọc Khê cũng như bao địa phương khác, về lao động được chia ra làm 2 loại đó là lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Trong 3 năm vừa qua cùng với sự gia tăng dân số nên lao động nông nghiệp cũng đã tăng lên, nhưng tăng với con số rất thấp là 0,78%/năm. Còn lao động phi nông nghiệp bình quân tăng lên 1,67% /năm điều đó cho thấy việc dịch chuyển ngành nghề của xã vẫn còn hạn chế.

Qua số liệu bảng trên ta thấy dân số và lao động của xã chủ yếu hoạt động kiếm sống từ nông nghiệp, và kinh tế hộ nông nghiệp là chủ đạo trong nền kinh tế của toàn xã.

3.1.3.2. Cơ sở hạ tầng - Về giao thông.

+ Đường liên xã có 2 tuyến:

Tuyến 1 với chiều dài là 7,5km rộng 5m, nền đá cấp phối nhưng hiện đã xuống cấp. Tuyến 2 có chiều dài 3,5 km và rộng 5m nền đá cấp phối.

+ Đường liên thôn có tổng số là 24,3 km, trong đó 20km nền đá cấp phối, và 4,3km là nền đất.

+ Đường ngõ xóm: Tổng chiều dài là 23km, rộng 1,5 - 3 m, với 19,8km đã được bê tông hóa và chỉ còn 3,2km là đường đất nên vào những ngày mưa việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn.

+ Đường ra đồng có tổng chiều dài 7km và rộng 1-3m, mặc dù chưa được bê tông hóa nhưng cũng rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp của xã.

- Thủy lợi.

Hiện nay trên địa bàn xã đã có 4 kênh mương liên xóm, với chiều rộng là 1,2m và sâu 1m, dẫn nước từ sông quay sơn ra đồng. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có các con mương dẫn nước từ các con suối nhỏ, mặc dù chưa được bê tông hóa nhưng đã cung cấp nước cho việc trồng lúa nước hàng năm điều đó làm nâng cao năng suất lúa và hoa màu.

- Y tế.

Hiện nay trên địa bàn xã có 1 trạm y tế với đội ngũ 1 bác sỹ, 2 y sỹ, 1 y tá, 1 dược tá. Công tác khám chữa bênh cho người dân luôn được quan tâm, với quan điểm chăm sóc tốt sức khỏe của nhân dân, tăng cường đầu tư thiết bị, dụng cụ y tế, luôn luôn trú trọng chất lượng khám chữa bệnh. Trạm y tế xã đã thực hiện tốt các chương trình quốc gia như: Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Giáo dục.

Về công tác giáo dục luôn được xã quan tâm và chấp hành tốt quy chế của ngành giáo dục đề ra, đảm bảo duy trì công tác dạy tốt, học tốt. Hiện nay trên địa bàn xã có 2 trường mầm non, 2 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở.

- Văn hóa, thể dục thể thao.

Tập trung tuyên truyền và tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn như ngày hội biên phòng toàn dân phối hợp với phòng văn hóa thông tin tham gia hội thi hát, trình diễn trang phục dân tộc và thi đấu các môn thể thao. Ngoài ra xã còn tổ chức các lễ hội cổ truyền dân tộc, tổ chức thành công ngày đại đoàn kết toàn dân xây dựng đời sống văn hóa.

- Quốc phòng an ninh.

Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được đảm bảo. Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, duy chì nghiêm túc chế độ sẵn sang chiến đấu, xây dựng kế hoạch tập luyện, phương án phòng chống lũ quét, chủ động kịp thời ứng cứu khi có thiên tai, xây dựng đảm bảo trật tự an ninh vào các ngày lễ đặc biệt là trong dịp tết nguyên đán, lên kế hoạch triển khai xuống địa bàn xóm là cấm đốt các loại chất nổ làm gây rối trật tự an ninh khu vực.

3.1.3.3. Giá trị sản xuất kinh tế của xã trong 3 năm qua

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất kinh doanh của xã trong những năm qua

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm

2013 So sánh (%)

Giá tr (tr.đồng)

Cơ cu (%)

Giá tr (tr. đồng)

Cơ cu (%)

Giá tr (tr. đồng)

Cơ cu (%)

2012/

2011

2013/

2012 BQ Chung 1. Tổng giá trị

sản xuất 37.043 100 38.131 100 40.555 100 102,93 106,35 104,64

- Nông nghiệp 28.042 75,70 28.228 74,03 31.132 76,76 100,66 110,28 105,47

- TTCN - XD 2.901 7,83 3.001 7,87 3.121 7,69 103,44 104,00 103,72

- TM - DV 6.100 16,47 6.902 18,10 6.302 15,54 113,14 91,30 102,22 2. Một số chỉ

tiêu

GO/hộ 61,635 - 63,130 - 66,483 - 102,42 105,31 103,86

GO/khẩu 14,515 - 14,324 - 14,959 - 98,68 104,43 101,55

(Nguồn: UBND Xã Ngọc Khê) [7]

Qua bảng trên ta thấy hoạt động kinh tế của xã bao gồm 3 ngành chính đó là: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mai – dịch vụ. Ngành nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo và giá trị sản xuất tăng bình quân 5,47%/năm (cụ thể năm 2011 là 28.042 triệu đồng, và đến năm 2013 là 31.132 triệu đồng). Do điều kiện về địa hình và trình độ nên ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, năm 2011 giá trị thu được từ ngành tiểu thủ công nghiệp là 2.901 triệu đồng, chỉ chiếm 7,83% tổng giá trị sản xuất, nhưng trong năm 2012 và năm 2013 giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp cũng đã được tăng lên bình quân mỗi năm tăng 3,72%/năm. Vì địa hình của xã giáp với xã Ngọc Côn và cách cửa khẩu Pò Peo chỉ 3,5km nên có nhiều hộ đã chuyển từ hoạt động nông nghiệp sang thương mại dịch vụ, năm 2011 giá trị thu được từ thương mại – dịch vụ là 6100 triệu đồng chiếm 16,47% tổng giá trị sản xuất của xã và năm 2012, 2013 tổng giá trị của ngành dịch vụ được tăng lên bình quân là 2,22%/năm .

Như vậy trong 3 năm qua giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò quyết định trong đời sống của người dân địa phương vì vậy cần quan tâm và đầu tư hơn nữa để thúc đẩy giá trị sản xuất của ngành được tăng lên trong những năm tới.

Giá trị thu nhập nhập từ tất cả các ngành BQ/hộ mỗi năm tăng 3,86%/hộ. Còn giá trị thu nhập BQ/khẩu mỗi năm tăng 1,55%/khẩu. Từ đó ta có thể thấy rằng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên cùng với sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông nghiệp tại xã ngọc khê huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)