CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Các nhân ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông nghiệp của xã
3.3.1. Các yếu tố về nguồn lực
3.3.1.1. Trình độ văn hóa
Tìm hiểu về trình độ văn hóa của các chủ hộ có thể thấy được khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật, tổng kết được các kinh nghiệm sản xuất, và học hỏi kinh nghiệm sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, với mục đích nâng cao chất lượng đời sống của các hộ nông nghiệp.
Trình độ văn hóa của các chủ hộ có mối liện hệ tương đồng và chặt chẽ với kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ nông nghiệp. Chính vì vậy để phát triển kinh tế hộ nông nghiệp cần phải mở các lớp đào tạo nghề nghiệp, kỹ thuật canh tác, kiến thức về thị trường, kiến thức về văn hóa để các chủ hộ tự làm giàu cho chính gia đình mình.
3.3.1.2. Đất đai
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ hoạt động sản xuất nông nghiệp, và thu nhập từ nông nghiệp là chủ yếu. Trong sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với đất đai, đất đai là nguồn lực quan trọng đầu tiên để tiến hành sản xuất nông nghiệp. Xã Ngọc Khê có diện tích đất nông nghiệp 696,42 ha, chiếm 24,21% diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Chất lượng đất sản xuất nông nghiệp tương đối tốt nhưng sự phân phối không đều và có độ dốc nên
gây khó khăn cho quá trình vận chuyển trong sản xuất. Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhưng các hộ nông nghiệp luôn tìm cách khắc phục và mong muốn tìm được một loại cây trồng nào đó phù hợp với từng loại đất, để nâng cao năng suất cây trồng.
Đất đai của các hộ nông nghiệp đã được chính quyền giao quyền sử dụng đất lâu dài nhưng chưa có kế hoạch cụ thể để người dân sử dụng đất một cách có hiệu quả hơn.
3.3.1.3. Vốn đầu tư
Để kinh tế hộ nông nghiệp thực sự phát triển hơn nữa, cần phải có những nguồn vốn đầu tư hợp lý. Kinh tế hộ nông nghiệp chính là sản xuất cây trồng vật nuôi nên nhu cầu về vốn đầu tư không quá lớn song nó cũng là vẫn đề nan giải khi thu nhập của ngành rất thấp và mức độ rủi ra cao. Nhiều hộ chỉ đủ tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày không có nguồn vốn dự trữ nên có nhiều hộ không thể hoặc không dám đầu tư nhiều vào việc chăn nuôi và trồng trọt.
Chính vì điều này dẫn đến quy mô sản xuất, năng suất cây trồng vật nuôi không cao, hiệu quả kinh tế thấp. Qua điều tra cho thấy với nhóm hộ chuyên CN cần vốn để phát triển thêm ngành trồng trọt phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày cũng như cho việc mở rông quy mô chăn nuôi. Nhóm hộ chuyên TT cần vốn để phát triển thêm ngành chăn nuôi, nhằm giải quyết được vấn đề phân bón cho trồng trọt và tạo thêm nguồn thu nhập.
Như vậy có thể nói số lượng vốn của các hộ nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng sản xuất và lĩnh vực sản xuất của hộ, từ đó nó ảnh hưởng một cách gián tiếp tới kết quả sản xuất của các hộ nông nghiệp.
Qua quá trình khảo sát cơ sở cho thấy hiện nay tình trạng thiếu vốn sản xuất đang tồn tại với nhiều hộ nông nghiệp cả ở nhóm hộ chuyên TT, hộ chuyên CN và nhóm hộ kiêm TT và CN. Vì vậy nhu cầu vốn kinh doanh trên trong địa bàn xã tương đối lớn.
Các hình thức tín dụng trong nông thôn hiện nay đã phát triển khá mạnh, song thủ tục vay vốn còn rườm rà, gây tâm lý lo ngại cho người nông dân.
Như vậy trong tương lai để kinh tế hộ nông nghiệp phát triển hơn nữa và không để tình trạng thiếu vốn đầu tư sảy ra thì các các hộ và các cấp chính quyền, các đoàn thể cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc vay vốn và cho vay vốn để số vốn vay đó sử dụng vào đúng mục đích và đạt hiệu quả cao.
3.3.1.4. Thị trường
Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành. Riêng đối với ngành nông nghiệp thị trường là yếu tố quyết định đến quy mô sản xuất, khả năng đa dạng hóa sản xuất của các hộ nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp càng phát triển, sản phẩm nông nghiệp càng đa dạng, mức độ tham gia thị trường của các hộ nông nghiệp ngày càng tăng. Chính vì vậy kéo theo sự phát triển đa dạng hàng hóa trên thị trường nông sản phẩm, thị trường các hàng hóa khác ở cả đầu vào và đầu ra.
Về thị trường đầu vào ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất, hơn nữa việc sản xuất nông nghiệp lại mang tính chất thời vụ cao, giá cả thị trường các yếu tố đầu vào sẽ giúp các hộ nông nghiệp chủ động trong việc đầu tư vốn vào sản xuất, nâng cao hiểu quả sản xuất của hộ.
Thị trường đầu ra là yếu tố rất quan trọng (có nơi tiêu thụ thì người dân mới có thể tái sản xuất). Đối với ngành dịch vụ nông của xã, hiện chưa có hộ nào tiến hành kinh doanh, ở đó các hộ nông nghiệp thường hay bán các sản phẩm nông nghiệp của mình cho các thương lãi Trung Quốc, vì nhu cầu mua sản phẩm nông nghiệp của các thương lãi Trung Quốc ngày càng nhiều nên càng kích thích được người dân sản xuất, từ đó hạn chế được mức dư thừa lao
động trong nông thôn nâng cao thu nhập cho người dân. Nếu sản xuất mà tiêu thụ kịp thời thì sẽ rút ngắn được chu kỳ sản xuất, tăng số vòng quay của vốn.
Như vậy nếu không có một mô hình hệ thống thị trường hoàn chỉnh, thì khó có thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất của các đơn vị kinh tế nói chung và hinh tế hộ nông nghiệp nói riêng.
3.3.1.5. Khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, quyết định đến năng suất cây trồng vật nuôi, quyết định đến năng suất lao động và làm cho hiệu quả tăng lên gấp nhiều lần. Qua quá trình điều tra ở xã Ngọc Khê, tôi nhận thấy đại đa số các hộ nông dân chưa nắm bắt kịp thời về khoa học công nghệ, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là ở nhóm hộ kiêm TT và CN.
Từ năm 20111 xã đã thành lập ban khuyến nông nhằm thực hiện việc chuyển giao khoa học kỹ thuật tới bà con nông dân. Vì điều kiện và mức độ tin tưởng vào khoa học kỹ thuật của người nông dân chưa có nhiều nên ban khuyến nông xã hoạt động đến nay chưa có được thành tựu nào to lớn, nhưng hiện nay ban khuyến nông xã ngày càng nỗ lực truyền đạt khoa học kỹ thuật cho các hộ nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm tối đa về chi phí, lao động và thời gian trong quá trình sản xuất.
3.3.1.6. Cơ sở hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng có sự ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, khi có cơ sở hạ tầng thuận lợi giúp giảm thời gian cũng như là chi phí vẩn chuyển các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Ngoài ra cơ sở hạ tầng còn giúp các hộ kinh doanh nông nghiệp có thể dễ dàng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Về giao thông.
+ Đường liên xã có 2 tuyến:
tuyến 1 với chiều dài là 7,5km rộng 5m, nền đá cấp phối nhưng hiện đã xuống cấp.
Tuyến 2 có chiều dài 3,5 km và rộng 5m nền đá cấp phối.
+ Đường liên thôn có tổng số là 24,3 km, trong đó 20km nền đá cấp phối, và 4,3km là nền đất (đường vào hai xóm Lung Lầu và Ta Nay chưa được bê tông hóa nên rất khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội ở hai xóm này).
+ Đường ngõ xóm: Tổng chiều dài là 23km, rộng 1,5 - 3 m, với 19,8km đã được bê tông hóa và chỉ còn 3,2km là đường đất nên vào những ngày mưa việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn.
+ Đường ra đồng có tổng chiều dài 7km và rộng 1-3m, mặc dù chưa được bê tông hóa nhưng cũng rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp của xã.
- Thủy lợi.
Hiện nay trên địa bàn xã đã có 4 kênh mương liên xóm, với chiều rộng là 1,2m và sâu 1m, dẫn nước từ sông quay sơn ra đồng. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có các con mương dẫn nước từ các con suối nhỏ, mặc dù chưa được bê tông hóa nhưng đã cung cấp nước cho việc trồng lúa nước hàng năm điều đó làm nâng cao năng suất lúa và hoa màu. Ngoài ra ở vùng phía tây của xã do có địa hình phức tạp nên không có con sông, kênh mương nào đi qua nên việc sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
- Về hệ thống điện: Hiện nay trên địa bàn xã tất cả các xóm đều có điện, nên đó là một yếu tố thuận lợi cho người dân trong việc nắm bắt thông tin về khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường… Vào trong sản xuất.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng của xã đang đã và đang được cải thiện nhờ sự quan tâm của nhà nước góp phần nâng cao bộ mặt nông thôn trong xã, đó cũng là điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ nói chung và kinh tế hộ nông nghiệp nói riêng của xã phát triển đi lên.
3.4. Đánh giá chung về kinh tế hộ nông nghiệp trên địa bàn Xã Ngọc Khê – Huyện Trùng khánh – Tỉnh Cao Bằng