Thực trạng về sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông nghiệp tại xã ngọc khê huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng sản xuất kinh tế nông nghiệp tại xã Ngọc Khê

3.2.2 Thực trạng về sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra

- Ngọc Khê là một xã thuộc vùng nông thôn miền núi, cũng như các xã khác việc sản xuất nông nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng với các cây trồng chính như: Lúa, ngô, sắn, đậu tương. Trong những năm gần đâycùng với sự của phát triển xã hội các hộ nông nghiệp không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm mà khoa học kỹ thuật đem lại, làm cho đời sống của người dân ngày càng được nâng lên.

- Để thu thập tài liệu về thực trạng sản xuất nông nghiệp tại địa bàn xã, tôi đã phân các hộ sản xuất nông nghiệp theo tính chất hoạt động của ngành, thành 3 nhóm hộ là:

+ Hộ chuyên trồng trọt + Hộ chuyên chăn nuôi

+ Hộ kiêm trồng trọt và chăn nuôi

3.2.2.1. Trình độ văn hóa của nhóm hộ điều tra

Bảng 3.7: Trình độ văn hóa của chủ hộ điều tra

n = 60

Chỉ tiêu

ĐVT

Chuyên

TT Chuyên CN Kiêm TT và

CN Tính chung SL CC

% SL CC

% SL CC

% SL CC

(%) Tng s h điu tra H 5 100 5 100 50 100 60 100

1. Độ tuổi trung bình Tuổi 37,8 - 39,8 - 45,54 - 41,04 - 2. Trình độ văn hóa

2.1. Không biết chữ Người - - - - - - - -

2.2. Từ lớp 1 – 5 Người 1 20 1 20 8 16 10 16,66

2.3. Từ lớp 6 – 9 Người 0 0 1 20 15 30 16 26,67 2.4 Từ lớp 10 -12 Người 4 80 3 60 27 54 34 56,67 3. Trình độ chuyên

môn - - - - - - - - -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Qua bảng trên ta thấy số hộ chuyên trồng trọt chiếm 8,3% và số hộ chuyên chăn nuôi chiếm 8,3% tổng số hộ điều tra, số hộ kiêm trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất là 83,4%. Có thể thấy rằng mô hình sản xuất

kinh tế hộ nông nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu là trồng trọt kiêm chăn nuôi.

Do sự phát triển khoa học kỹ thuật nên hiện nay các hộ đã có xu hướng chuyên môn hóa sản xuất nhưng các hộ đó vẫn còn chiếm tỷ lệ rất thấp.

Về trình độ văn hóa, với tổng 60 hộ điều tra, hiện không có chủ hộ nào là không được đi học. Các chủ hộ có trình độ từ lớp 10 đến lớp 12 là cao nhất (hộ chuyên trồng trọt có 4 hộ chiếm 80%, hộ chuyên chăn nuôi có 3 hộ, chiếm 60% và hộ kiêm trồng trọt, chăn nuôi có 27 hộ chiếm 54%).

3.2.2.2. Tình hình lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra

Bảng 3.8. Tình hình về nhân khẩu và lao động bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra trong năm 2013

n=60

Chỉ tiêu ĐVT Tính

chung

Chuyên TT

Chuyên CN

Kiêm TT và CN

1. Tổng số hộ điều tra Hộ 60 5 5 50

2. Tỷ lệ số hộ điều tra % 100 8,33 8,33 83,34 3. Phân loại hộ theo khẩu

- Số hộ có 2 khẩu Hộ 2 0 0 2

- Số hộ có 3 đến 4 khẩu Hộ 35 1 2 32

- Số hộ có 5 đến 6 khẩu Hộ 22 4 3 15

- Số hộ có trên 6 khẩu Hộ 1 0 0 1

4. Phân loại hộ theo lao động

Số hộ nhỏ hơn 2 lao động chính Hộ 0 0 0 0

Từ 2 đến 3 lao động chính Hộ 29 0 1 28

Lớn hơn 3 lao động chính Hộ 31 5 4 22

5. Một số chỉ tiêu bình quân

Số khẩu bình quân/hộ Khẩu 4,4 4.6 4,2 4,4

Lao động bình quân/hộ LĐ 3,16 3,2 3,0 3,3

(Nguồn: Số liệu điều tra) Việc sử dụng lao động một cách hợp lý là điều kiện quan trọng, và cũng là một trong những vẫn đề cần phải giải quyết để phát triển kinh tế xã hội. Qua quá trình điều tra thực tế số nhân khẩu trên địa bàn xã ngọc khê chủ yếu là từ 3-4 khẩu/hộ, và số nhân khẩu bình quân trên hộ là 4,4 khẩu/hộ và số lao động bình quân trên hộ là 3,3 người/hộ. Đây là một nguồn lực thuận lợi để phát triển kinh tế hộ nông nghiệp của xã, nhưng hiện tại tại nguồn lực này vẫn chưa được học qua các lớp đào tạo về sản xuất nông nghiệp, và sản xuất chủ

yếu chỉ vào những kinh nghiệm từ cha ông để lại nên năng suất cũng như chất lượng vẫn còn rất thấp. Chính vì vậy để phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, trong tương lai cần phải mở các lớp đào tạo về kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng vật nuôi cho người dân trong xã và khuyến khích họ mở rộng sản xuất theo hướng trang trại. Qua đó có thể nhận thấy rằng nguồn nhân có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ nông nghiệp.

3.2.2.3. Điều kiện về đất đai

Bảng 3.9: Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ điều tra

n=60

Chỉ tiêu ĐVT

Chuyên TT

Chuyên CN

Kiêm TT

và CN Tính chung Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng CC

% Tổng số hộ

điều tra Hộ 5 5 50 60 100

I. Tổng diện tích

đất

Sào 260,45 199,9 1731,5 2191,85 100

1. Diện tích

đất canh tác Sào 118,25 0 571,5 689,75 31,47 2. Đất lâm

nghiệp Sào 138 194,4 1127 1459,4 66,58

3. Đất thổ

cư Sào 4,2 5,5 33 42,7 1,95

II. Một số chỉ tiêu - Tổng diện

tích BQ/hộ Sào/hộ 52,09 39,98 34,63 42,23 -

- Tổng diện tích đất BQ/khẩu

Sào 11,32 9,51 7,87 9,57 -

(Nguồn: Số liệu điều tra) Nhìn vào bảng ta có thể thấy rằng địa hình xã Ngọc Khê chủ yếu là đồi núi, và trong đó phần lớn là rừng phòng hộ mà nhà nước giao cho các hộ nông dân quản lý, chiếm tới 66,58% tổng diện tích đất của các nhóm hộ điều tra.

Về diện tích đất canh tác chiếm 31,47% trên tổng số diện tích, trong đó ngô được trồng 3 vụ, đậu tương 2 vụ/năm. Do đó ta có thể thấy rằng diện tích đất canh tác lớn hơn diện tích đất nông nghiệp tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp của xã chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích đất của toàn vùng.

Chính vì diện tích hẹp nên càng ngày càng đòi hỏi phải áp dụng kho học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị cao hơn để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

Đất lâm nghiệp mặc dù chiếm một tỷ lệ lớn nhất nhưng không mang lại thu nhập cho người dân vì chủ yếu toàn là rừng phòng hộ (rừng núi đá vôi) nên không thể trồng cây được.

3.2.2.3. Điều kiện về vốn của hộ gia đình

Bảng 3.10. Tình hình vay vốn của các nhóm hộ trong năm 2013.

n = 60 Chỉ tiêu ĐVT Chuyên TT Chuyên CN Kiêm TT và CN

Số hộ vay vốn Hộ 3 5 31

Số tiền vay Triệu

đồng 16 102 95

Thời gian vay Năm 1 - 3 3 1 - 3

Nguồn vay - NHCS - NHNN NHNN NHCS - NHNN

Mục đích vay - Mua tư liệu và

vật tư sản xuất Mua giống vật nuôi Mua giống vật nuôi và vật tư sản xuất

Lãi suất vay % 0,6 - 0,9 0,9 0,6 - 0,9

(Nguồn: Số liệu điều tra) Vốn là yếu tố rất quan trọng, Vốn là điều kiện cần để tiến hành sản xuất kinh doanh của các hộ nông nghiệp. Qua điều tra thực tế cho thấy người dân trong xã thiếu vốn sản xuất rất nhiều nhưng số hộ mạnh dạn vay vốn là không nhiều, các hộ chủ yếu vay từ ngân hàng nông nghiệp và và ngân hàng chính sách.

NHNN cho vay thời hạn vay tối đa là 36 tháng, và mức lãi suất là 0,9%/tháng Đây là nguồn vốn lý tưởng cho các hộ chuyên chăn nuôi, vì các hộ đó cần một số vốn cao, mà cũng cần phải có thời gian mới hoàn lại vốn được, nên không có lý do gì mà các hộ chuyên chăn nuôi lại chọn vay vốn từ các nguồn khác.

NHCS là nguồn cung cấp vốn cho các hộ nông nghiệp với mức lãi suất thấp 0,6%/tháng, với thời hạn tối đa là 1 năm nên các hộ vay chủ yếu là các hộ đầu tư vào sản xuất với số tiền vốn không nhiều (chủ yếu là nhóm hộ kiêm TT và CN).

Ngân hàng chính sách và ngân hàng nông nghiệp có một vai trò rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông nghiệp. Vừa là nơi cung cấp vốn, vừa là nơi thúc đẩy nông dân mở rộng sản xuất nhằm nâng cao đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông nghiệp tại xã ngọc khê huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)