CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thực trạng sản xuất kinh tế nông nghiệp tại xã Ngọc Khê
3.2.3. Thực trạng đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ điều tra
3.2.3.1. Đối với trồng trọt
Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, mà đối tượng sản xuất là các sinh vật. Chính vì vậy quá trình sinh trưởng và phát triển tuân theo quy luật năng suất giảm dần. Do đó người sản xuất yêu cầu phải có một trình độ khoa học nhất định để giảm bớt sự năng suất giảm dần theo các chu kỳ sản xuất.
Ngọc Khê là xã vùng sâu vùng xa, cách cửa khẩu Pò Peo chỉ 3,5km (cửa khẩu giáp với Trung Quốc) nên các yếu tố sản xuất đầu vào như: Phân đạm, NPK, kali, thuốc trừ sâu… Thường được các hộ nông nghiệp mua ở của khẩu, và đó là hàng hóa của Trung Quốc. Chính vì là hàng hóa của Trung Quốc nên giá rẻ hơn, chất lượng không được đảm bảo nhưng theo tâm lý của người nông dân Việt Nam mình khi mua hàng hóa thì chỉ quan tâm đến giá cả chứ ít khi quan tâm đên chất lượng. Đây là một điều rất đáng lo ngại trong sản xuất kinh tế của các hộ nông nghiệp.
Do trong cùng một vùng sản xuất, điều kiện ngoại cảnh tương đương nhau nên quá trình sản xuất cũng như chi phí đầu tư trên một diện tích cũng gần như nhau, ở nhóm hộ chuyên TT do không nuôi trâu, bò làm sức kéo nhưng các nhóm này đã mua máy cày kiêm máy bừa cá nhân.
Ở nhóm hộ kiêm TT và CN do trâu bò được sử dụng làm sức kéo lâu dài nên đối với các hộ đó trâu, bò được coi là tài sản cố định của gia đình.
Quá trình đầu tư của các hộ nông nghiệp đúng, kịp thời sẽ cho năng suất cao và ngược lại.
Mức độ đầu tư cho ngành trồng trọt của các hộ nông nghiệp ở địa bàn xã Ngọc Khê sẽ được thể hiện qua các bảng sau:
- Tổng chi phí trồng lúa của các nhóm hộ điều tra trong năm 2013 Bảng 3.11. Tổng chi phí trồng lúa của các nhóm hộ trong năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá (1000đ)
Nhóm hộ chuyên TT Nhóm hộ kiêm TT và CN
Số lượng Chi phí
(1000đ) Số lượng Chi phí (1000đ)
1 Tổng chi phí 26.373 173.881
2. Chi phí
trung gian - - - 15.873 - 96.013
NPK Kg 5,6 145 812
630 3.528
Đạm Kg 7 892 6.244
5564 38.948
Kali Kg 8 264 2.112
1670 13.360
Phân chuồng Tấn 600 7,3 4.380
55,6 33.360
Thuốc diệt cỏ Lọ 50 15 750
93 4.650
Dụng cụ lao
động - - - 1.575 - 2.167
3 Tiền công
lao động - - - 10.500 - 77.868
Làm đất Công 120 23,5 2.820
278,1 33.372 Công cấy, chăm
sóc, thu hoạch Công 120 64 7.680 370,8 44.496
4. Diện tích Sào - 29,225 -
185,4 -
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Do địa hình và thời tiết gây khó khăn trong việc cung cấp nước nên lúa chỉ trồng được một vụ (vụ hè – thu). Các nhóm hộ đã tận dụng sản phẩm phụ (phân chuồng) của ngành chăn nuôi để phục vụ vào quá trình trồng lúa, do sử
dụng cả phân chuồng nên các nhóm hộ này thường tốn nhiều thời gian vận chuyển nên tốn nhiều công.
Về công lao động, bao gồm các công làm đất, công cấy, chăm sóc và công thu hoạch. Ở nhóm hộ chuyên TT do sử dụng máy cày nên công tác làm đất sẽ tốn ít thời gian hơn, cụ thể trên 1 sào bình quân nhóm hộ chuyên TT sẽ sử dụng hết 6,4 tiếng làm đất tương đương với 0,8 công, 1 công cấy, 1 công thu hoạch, 0,2 công chăm sóc (bón phân đạm, phân lân, phun thuốc trừ sâu).
Tổng chi phí cho quá trình trồng lúa của nhóm hộ: Chuyên TT là 28.373.000đ có diện tích 29,225 sào nên bình quân chi phí trồng lúa là 970.846đ/sào/vụ. Nhóm hộ kiêm TT va CN tổng hết 179.231.000đ và có diện tích là 185,4 sào, bình quân mỗi sào hết 966.725đ/sào/vụ. Vì nhóm hộ chuyên TT sử dụng máy cày tốn nhiều chi phí hơn (chi phí khấu hao tài sản cố định).
- Chi phí cho trồng ngô
Bảng 3.12: Tổng chi phí trồng ngô của các nhóm hộ trong năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá (1000đ)
Nhóm hộ chuyên TT Nhóm hộ kiêm TT và CN
Số lượng Chi phí
(1000đ) Số lượng Chi phí (1000đ)
1. Tổng chi phí 52.371 241.062
2. Chi phí trung
gian - - - 33.579 - 148.452
Giống Kg 100 42 4.200 187 18.700
NPK Kg 5,6 955 5.348 3705 20.748
Đạm Kg 7 1378 9.646 7028 49.196
Kali Kg 8 345 2.760 2151 17.208
Phân chuồng Tấn 600 12,5 7.500 60 36.000
Dụng cụ lao
động - - - 4.143 - 6.600
3. Tiền công lao
động - - - 18.792 - 92.610
Làm đất Công 120 50,1 6.012 308,7 37.044
Công trồng, chăm sóc, thu
hoạch Công 120 106,5 12.780 463,05 55.566
4. Diện tích
trồng ngô Sào - 62,6 - 308,675 -
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Cây ngô là cây trồng chủ yếu của xã, do điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp nên mỗi năm ngô được trồng 3 vụ (vụ ngô đông được trồng ở đất ruộng,
ngô mùa và ngô hè thu trồng ở đất rẫy), vì trồng 3 vụ/năm nên diện tích trồng ngô chiếm phần lớn trên tổng diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp. Do có nơi tiêu thụ nên kích thích người dân trồng cây ngô, và ở các hộ kiêm TT và CN ngô được dùng làm thức ăn chăn nuôi cho gia đình là chủ yếu và khi cần tiền gấp thì gười dân mới mang đi bán để lấy tiền.
Nhìn chung mức đầu tư cho việc trồng ngô ở các nhóm hộ tương đối hợp lý, ở nhóm hộ chuyên TT là: 886.118đ/sào/vụ. Ở nhóm hộ kiêm TT và CN là 805.060đ/sào/vụ.
- Chi phí trồng sắn
Bảng 3.13: Tổng chi phí trồng sắn của các hộ điều tra năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá
(1000đ)
Nhóm hộ chuyên TT
Nhóm hộ kiêm TT và CN Số
lượng
Chi phí (1000đ)
Số lượng
Chi phí (1000đ)
1. Tổng chi phí - - - 2.781 - 11.424
2. Chi phí trung gian - - - 1.341 - 5.079
+ NPK Kg 5,6 80 448
265 1.484
+ Đạm Kg 7 60 420 240 1.680
+ Phân chuồng Tấn 600 0,6 360 2,5 1.500
+ Dụng cụ lao động - - - 113 - 415
3. Tiền công lao động - - - 1.440 - 6.345
+ Làm đất Công 120 4 480
17,6 2.121 + Công trồng, chăm sóc,
thu hoạch Công 120 8 960 35,2 4.224
4. Diện tích Sào - 4 - 17,6 -
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Sắn thường được trồng ở chủ yếu những vùng đất có độ dốc cao, đi lại khó khăn nên không thể sử dụng máy cày khi làm đất, mà chỉ có thể sử dụng đến sức kéo của trâu, bò. Ngoài ra còn có một số hộ khi thấy việc trồng ngô năng suất ngày càng giảm đi rất nhiều thì các hộ đó đã biết gối vụ, tức là
trồng sắn thay một vụ để tăng chất dinh dưỡng cho đất và đến vụ sau lại trồng ngô tiếp, nhưng qua điều tra cho thấy số hộ biết gối vụ là rất ít và đi theo đó diện tích trồng sắn ở đất bằng cũng rất ít. Chi phí trồng sắn của các hộ chuyên TT là: 719.250đ/sào/vụ, còn nhóm hộ kiêm TT và CN là 674.090đ/sào/vụ.
- Chi phí trồng thuốc lá
Bảng 3.14: Tổng chi phí trồng thuốc lá của các hộ điều tra, năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá (1000đ)
Nhóm hộ chuyên TT Nhóm hộ kiêm TT và CN
Số lượng Chi phí (1000đ)
Số lượng
Chi phí (1000đ) 1. Tổng chi
phí - - - 21.790 - 36.493
2. Chi phí
trung gian - - - 8.890 - 14.433
NPK Kg 5,6 235 1.316 385 2.156
Đạm Kg 7 408 2.856 667 4.669
Kali Kg 8 139,5 1.548 316 2.528
Phân chuồng Tấn 600 3,2 1.920 5,3 3.180
Dụng cụ lao
động - - - 1.250 - 1.900
3. Tiền công
lao động - - - 12.900 - 21.060
Làm đất Công 120 17,2 2.064
35 4.200
Công trồng, chăm sóc, thu
hoạch
Công 120 90,3 10.836 140,5 16.860
4. Diện tích - - 21,5 - 35,1 -
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Thuốc lá là cây trồng cho năng suất rất cao, nên được nhiều hộ nông nghiệp trong địa bàn xã trồng, tổng diện tích các hộ chuyên TT là 21,5 sào và chi phí BQ/sào là 1.113.488đ/sào/vụ. Còn nhóm hộ kiêm TT và CN trồng với tổng diện tích là 35,1 sào với chi phí BQ/sào là 1.102.364đ/sào/vụ.
- Chi phí trồng đậu tương
Bảng 3.15: Tổng chi phí trồng đậu tương của các nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá (1000đ)
Nhóm hộ chuyên TT
Nhóm hộ kiêm TT và CN
Số lượng Chi phí (1000đ)
Số lượng
Chi phí (1000đ) 1. Tổng chi
phí - - - 724 - 12.516
2 Chi phí
trung gian - - - 454 - 8.076
Giống Kg 18 2 36 37,5 675
NPK Kg 5,6 15 84 250 1400
Đạm Kg 7 20 140 388 2.716
Kali Kg 8 6 48 121 968
Phân chuồng Tấn 600 0,2 120 3,3 1.980
Dụng cụ lao
động - - - 26 - 337
3. Tiền công
lao động - - - 270 - 4.440
Làm đất Công 120 0,75 90 12 1.440
Công trồng, chăm sóc, thu hoạch
công 120 1,5 180 25 3.000
4. Diện tích Sào - 1,5 - 24,725 -
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Qua bảng trên ta thấy đậu tương được trồng chủ yếu ở nhóm hộ kiêm TT và CN, nhóm hộ chuyên TT trồng với diện tích nhỏ là 1,5 sào, chi phí BQ/sào của nhóm hộ chuyên TT là 532.666đ và nhóm hộ kiêm TT và CN 520.768đ/sào/vụ.
Đậu tương được trồng 2 vụ/năm. Vụ thu đông và vụ mùa. Vì vụ thu đông trồng ở đất ruộng nên năng suất thấp hơn và chi phí cũng thấp hơn vụ
mùa. Ở bảng trên nhóm hộ chuyên TT trồng 1,5 sào ở vụ thu đông nên năng mức chi phí cũng thấp hơn bình quân nhóm hộ kiêm TT và CN.
- Tổng chi phí ngành trồng trọt
Bảng 3.16: Tổng chi phí trung gian ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra trong năm 2013
(ĐVT: 1000đ) Chỉ tiêu Hộ chuyên TT Hộ kiêm
TT và CN Tổng
Lúa 15.873 96.013 111.886
Ngô 33.579 148.452 182.031
Sắn 1.341 5.097 6.438
Đậu tương 454 8.076 8.530
Thuốc lá 8.890 14.433 23.323
Tổng 60.137 272.071 332.208
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Từ bảng trên ta thấy cây ngô được các hộ nông dân trồng với diện tích nhiều nhất do đó mức đầu tư cũng lơn nhất so với việc đầu tư trồng các cây khác (cụ thể là tổng các nhóm hộ nông nghiệp là 183.549). Đậu tương là loại cây trồng cho năng suất thấp so với các cây khác cho nên đậu tương được các hộ nông dân trồng với diện tích nhỏ và kèm theo đó là chi phí thấp nhất.