3.2.1. Nhân tố môi trường bên ngoài
Cơ chế quản lý – hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung và hoạt động quản trị nhân lực nói riêng. Pháp luật đưa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những đòi hỏi buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống luật pháp như thuế, đầu tư ... sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2015, luật lao động có sự thay đổi rõ rệt về tiền lương tối thiểu. Việc Công ty chấp hành theo luật sẽ tạo điều kiện để người lao động trang trải cuộc sống tập trung hơn vào công việc. Ngoài ra, Công ty cũng đã tuân thủ theo đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, nghỉ thai sản dành cho lao động nữ… tạo cho người lao động yên tâm về các chế độ được hưởng
trong bộ luật lao động. Việc này có ảnh hưởng tích cực đến năng suất và hiệu quả sử dụng lao động trong Công ty.
Trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ
Sự phát triển về mặt khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược, mục tiêu chính sách của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động. Công ty TNHH Thương mại và Dầu khí Minh Thịnh đã cung cấp trang thiết bị kỹ thuật một cách đầy đủ, luôn tạo điều kiện cho người lao động để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Ngoài các tài sản cố định phục vụ cho công tác quản lý như máy photocoppy, máy in, máy vi tính, điều hòa…Công ty còn trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị cho kho, trạm nạp LPG của Công ty. Các trang thiết bị này chủ yếu được nhập khẩu từ các công ty uy tín tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Hoa Kỳ, do đó Công ty phải tìm cách sử dụng lao động như thế nào cho có hiệu quả phù hợp với khoa học công nghệ, không gây ra tình trạng mất cân đối lao động. Bên cạnh đó, Công ty nên đầu tư hơn trong việc đào tạo nhân viên kỹ thuật hiểu biết về các máy móc để thực hiện việc vận hành và bảo hành, đào tạo nhân viên kinh doanh có các kiến thức sản phẩm để phát triển và tạo doanh thu cho Công ty
Bảng 3.4: Tổng hợp một số máy móc thiết bị chính của kho, trạm nạp LPG của Công ty TNHH Thương mại và Dầu khí Minh Thịnh
STT Thiết bị Số lượng Nước sản xuất
1 Bồn chứa LPG 30T 1 Việt Nam
2 Máy bơm LPG 5m3/h 2 Hoa Kỳ
3 Máy nạp bình bán tự động 2 Hàn Quốc
4 Máy nén khí 1 Việt Nam
5 Máy nén khí dự phòng 1 Italia
6 Máy phát điện dự phòng 1 Việt Nam
7 Hệ thống rò Gas, báo cháy 1 Hàn Quốc
8 Bơm cứu hỏa 1 Italia
9 Bơm cứu hỏa 1 Nhật Bản
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thương mại và Dầu khí Minh Thịnh)
Điều kiện kinh tế:
Trong những năm qua, tác động của mở cửa hội nhập của Việt Nam với thế giới, đặc biệt là sự kiện Việt Nam chính thức tham gia TTP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương) vào tháng 11/2010 đã tạo rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các doan nghiệp thuộc ngành dầu khí như: tiếp tục tạo điều kiện tự do hóa từng bước thị trường, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; đồng thời, tiếp tục bảo hộ các hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ của các doanh nghiệp trong nước và giúp cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với nguồn hàng hóa dịch vụ đa dạng từ nước ngoài, học hỏi trình độ kỹ thuật cao của các nước có trình độ công nghệ, kỹ thuật phát triển.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, năm 2016, ngành dầu khí đặt mục tiêu sản lượng dầu thô khai thác đạt 16,03 triệu tấn, giảm 8,8% so với ước thực hiện năm 2015.
Khai thác khí ước đạt 9,61 tỷ m2, giảm 1,9% so với năm 2015. Khí hóa lỏng (LPG) ước đạt 650 nghìn tấn, tăng 0,9% so với năm 2015. Xăng dầu các loại đạt 5,69 triệu, giảm 10,1% so với năm 2015; phấn đấu ký 3 - 5 hợp đồng dầu khí mới ở các lô mở;
tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí theo đúng tiến độ chương trình công tác và ngân sách của các hợp đồng dầu khí;
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước được dự báo còn tiếp tục diễn biến khó lường do ảnh hưởng từ giá dầu thô, ngành dầu khí cần tiếp tục đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, cắt giảm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động; sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ một cách hiệu quả, triển khai thực hiện lộ trình đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; chú trọng bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ thực hiện công tác khoa học - công nghệ... Tuy nhiên, để có thể nắm bắt được hết những cơ hội được đặt ra từ nền kinh tế, nguồn nhân lực của Công ty Minh Thịnh chưa đủ đáp ứng và đáp ứng kịp thời nhu cầu do chưa được đầu tư hợp lý, khiến cho việc điều hành kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng lao động của Công ty.
3.2.2. Nhân tố môi trường ngành
Khách hàng:
Khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Họ chính là người mua sản phẩm đem lại doanh thu cho Công ty. Chính vì vậy đối tượng này có ảnh hưởng lớn đối với các chính sách trong Công ty. Khách hàng của Công ty
rất đa dạng và phong phú, đa dạng từ hộ gia đình cho đến nhà hàng, khách sạn, các công ty và các đại lý, cửa hàng kinh doanh gas. Trong đó, theo thống kê của Công ty TNHH Thương mại và Dầu khí Minh Thịnh, khách hàng doanh nghiệp chiếm 70% và còn lại là khách hàng cá nhân.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây lượng khách hàng, đối tác của doanh nghiệp không còn dồi dào như trước. Do đó công ty TNHH Thương mai và Dầu khí Minh Thịnh phải có chương trình nâng cao trình độ nhân viên tìm kiếm thị trường, bán hàng để đáp ứng được những thay đổi.
Đối thủ cạnh tranh:
Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh phân phối khí LPG trên toàn quốc nói chung và thị trường miền bắc nói riêng khá cao. Tại miền bắc, có khoảng 40 nhà kinh doanh LPG. Bên cạnh các nhà phân phối lớn trong nước như Gas petrolimex, Gas Vạn Lộc, Gas Hồng Hà, Công ty tập đoàn Dầu khí Anpha, Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng Miền bắc (PVG) còn có sự tham gia của các công ty lớn nước ngoài (Shell Gas, Total Gas, ELF Gas, Gas Thăng Long…) và sự gia nhập ngày một nhiều hơn của các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối gas cho các hãng nước ngoài. Việc cạnh tranh ngày càng gay gắt sẽ làm giảm tính hấp dẫn và lợi nhuận của Công ty. Do vậy, Công ty phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lượng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ thông qua việc xây dựng chính sách lương thưởng phúc lợi hợp lý, cải thiện môi trưởng và điều kiện làm việc hợp lý, chính sách tuyển dụng để thu hút nhân tài. Đây là lợi thế cạnh tranh tối ưu để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng lao động.
3.2.3. Nhân tố môi trường bên trong
Yếu tố người lao động của Công ty:
Hiện tại Công ty có 60 nhân viên với trình độ, chuyên môn nghiệp vụ tốt, đáp ứng được các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của người lao động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn, điều này tác động rất lớn đến quản trị nhân sự. Nhiệm vụ của công tác nhân sự của Công ty TNHH Thương mại và Dầu khí Minh Thịnh là phải nắm được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó hơn với đơn vị.
Yếu tố tổ chức và quản lý lao động.
Công tác tuyển dụng nhân lực: Tuyển dụng nhân lực không đơn thuần là tuyển dụng nhân viên mới mà còn là việc đặt đúng người đúng việc, giảm bớt số lao động dư thừa và giúp Công ty đạt được mục tiêu đề ra. Công ty đã xây dựng một quy trình tuyển dụng rõ ràng kèm theo bản mô tả công việc tiêu chuẩn công việc cụ thể cho từng vị trí. Nguồn tuyển dụng của Công ty bao gồm cả nguồn bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, Công ty luôn ưu tiên tuyển dụng từ nguồn nội bộ. Điều này giúp Công ty tiết kiệm được chi phí nhưng bên cạnh đó cũng có một số nhược điểm như: Tuyển dụng thiếu sự khách quan, mang tính cả nể; Thông tin tuyển dụng không rộng rãi, Công ty có thể sẽ đánh mất những ứng viên tiềm năng hơn từ nguồn bên ngoài.
Phân công lao động: Hình thức phân công lao động mà Công ty TNHH Thương mại và Dầu khí Minh Thịnh sử dụng là phân công lao động theo chức năng. Trong đó, nhân viên được phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể, phù hợp với năng lực chuyên môn của mình, được hướng dẫn, thực hiện nội quy lao động, được phổ biến quy chế làm việc, thời gian làm việc và các quy định khác liên quan tới quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ nhân viên. Đây chính là bước đệm để thực hiện tốt việc sử dụng lao động trong toàn Công ty.
Nhóm yếu tố về tạo động lực trong Công ty.
Đánh giá kết quả công việc: Công tác đánh giá được thực hiện được tiến hành vào cuối mỗi tháng. Phương pháp đánh giá được áp dụng trong Công ty là phương pháp thang điểm để cho điểm và sếp loại nhân viên gồm 5 mức đánh giá: hoàn thành xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành tốt, cần cố gắng, không hoàn thành nhiệm vụ.
Với phếu đánh giá này, trưởng các phòng ban sẽ ghi lại những sai lầm, những sáng kiến hay kết quả tốt mà nhân viên bộ phận mình thực hiện được.
Công tác đãi ngộ:
Vấn đề tiền lương, tiền thưởng hiện nay ở công ty TNHH Thương mại và Dầu khí Minh Thịnh đã trở thành yếu tố kích thích lao động, thu hút toàn bộ nhân viên trong Công ty. Thế nhưng vấn đề tổ chức tiền lương, tiền thưởng phải phù hợp với điều kiện kinh doanh của Công ty. Hiện nay, công tác trả lương chính của công ty là trả lương theo thời gian, căn cứ vào trình độ và chức vụ của nhân viên. Công ty có chính sách trả lương bằng tiền mặt cho tất cả nhân viên.
Về tiền thưởng: Khoản tiền thưởng của Công ty chủ yếu lấy từ 3 quỹ: tiền vượt mức kế hoạch, tiền tiết kiệm chi phí và một phần lợi nhuận của Công ty. Khoản tiền này được dùng để thưởng cho những ai hoàn thành tốt nhiệm vụ và có đóng góp tích cực cho Công ty. Việc áp dụng chính sách như vậy đã góp phần tạo cho người lao động tinh thần làm việc hăng say, có trách nhiệm hơn trong công việc.
Ngoài ra Công ty còn nhiều đãi ngộ phi tài chính khác như: Kết hợp với đoàn thanh niên cộng sản của thành phố tổ chức các chương trình văn nghệ chào mừng lễ 30/04 và 01/05; tổ chức khen thưởng và có chính sách học bổng cho con em của cán bộ nhân viên đạt thành tích tốt trong học tập;…Các phong trào thi đua lao động giỏi, thăm hỏi giúp đỡ cán bộ nhân viên khi họ gặp chuyện buồn khó khăn...đã thực sự tác động rất nhiều đến tinh thần của người lao động.