2.2.1 Lý thuyết Likert.
Trong quá trình xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu, luôn phải dùng nhiều loại thang đo khác nhau. Có rất nhiều thang đo đã và đang đƣợc sử dụng hiện nay nhƣ :
- Thang đo danh nghĩa (thang đo định danh hoặc thang đo phân loại): Thang đo này các con số chỉ dùng để phân loại các đối tƣợng, chúng không mang ý nghĩa nào khác.
- Thang đo thứ bậc: Các con số ở thang đo danh nghĩa lúc này đƣợc sắp xếp theo một quy ƣớc thứ bậc hay hơn kém, nhƣng không biết khoảng cách giữa chúng.
- Thang đo khoảng. Là một dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc vì nó chƣa biết khoảng cách giữa các bậc.
- Thang đo nhiều lựa chọn (thang danh mục): Thang đo này thường được sử dụng trong câu hỏi có nhiều sự lựa chọn.
- Thang đo ngang: Là loại thang đo khá phổ biến chỉ đứng sau thang đo danh mục, thang đo này dùng từ ngữ lấy dữ liệu phân hạng. Điển hình là thang đo Likert. Loại thang đo này dùng để hỏi hay thăm dò ý kiến của người khảo sát bằng cách nêu lên một phát biểu về một vấn đề cụ thể nào đó. Loại thang đo này được gọi là thang chấm điểm tổng hợp, vì chúng thường được dùng chung cho một chuỗi những câu hỏi về một đề tài nhất định. Trong trường hợp một nghiên cứu xây dựng đƣợc một bảng phát biểu phong phú đa dạng thì thang đo
Likert sẽ rất hiệu quả. Trong nghiên cứu này có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến phương án chọn lựa giải pháp móng cọcđã được tổng kết lại khi tham khảo từ các nghiên cứu trước đó, từ các chuyên gia có kinh nghiệm vì vậy sử dụng thang đo Likert là hợp lý.
Một trong những hình thức đo lường các khái niệm trìu tượng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong nghiên cứu kinh tế xã hội là thang đo Rennis Likert (1932).
Likert đã đƣa ra loại thang đo năm mức độ phổ biến. Câu hỏi điển hình của dạng thang đo Likert này là: “ Xin vui lòng đọc kỹ những phát biểu sau, hãy khoanh tròn trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của bạn. Xin cho biết bạn rất đồng ý, đồng ý, thấy bình thường, không đồng ý hay rất đồng ý với mỗi phát biểu?.
Khi sử dụng thang đo Likert, các nghiên cứu trước đó cũng có nhiều cách lựa chọn mức độ cho người trả lời. Có nghiên cứu lựa chọn thang đo 04 mức độ (Asaaf and Hejji, 2005), nhƣng hầu hết đều lựa chọn thang đo 05 mức độ.
Mặt khác cũng không thể sử dụng một thang đo với quá nhiều mức độ. Điều này sẽ khiến người tham gia trả lời băng khoăn trong việc lựa chọn chính xác ý kiến của mình. Thông thường thang đo Likert phổ biến sẽ có từ 4 đến 7 mức độ. Tuy nhiên rất ít thang đo sử dụng 7 mức độ cho người trả lời lựa chọn. Các thang đo thường được chọn là thang đo 4 mức độ hoặc thang đo 5 mức độ.
Các nghiên cứu trước đó (Speece et al..,1998) cũng chỉ ra rằng việc lựa chọn số điểm mốc thang đo chẵn hay lẻ tùy thuộc vào từng bảng câu hỏi. Nếu sử thang đo với số điểm mốc chẵn (4 hoặc 6) thì có một ưu điểm thì buột người tham gia trả lời sẽ phải lựa chọn một câu trả lời thể hiện rõ ý kiến của mình, tránh đƣợc tình trạng chọn ý kiến trung lập. Những thang đo có số điểm mốc chẵn thực sự thích hợp khi hỏi về thái độ của một người đối với một sự vật hiện tượng nào đó.Tuy nhiên trong nghiên cứu này ,nếu sử dụng thang đo 4 mức độ sẽ khiến người tham gia trả lời khó khăn trong việc lựa chọn, đặc biệt là khi mức độ ảnh hưởng của một yếu tố nào đó trong bảng câu hỏi thực sự nằm ở ngƣỡng trung bình. Do đó để đảm bảo khách quan, nghiên cứu này sẽ sử dụng thang đo Likert 5 mức độ.
Cách thức xây dựng thang đo Likert đƣợc tiến hành nhƣ sau:
- Xác định, đặt tên biến muốn đo lường.
- Tham khảo các nghiên cứu trước đó, tham khảo tài liệu, sách báo, để lập nên một danh sách các câu hỏi liên quan đến các yếu tố.
- Xác định các câu trả lời tương ứng với mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. 5 mức độ ảnh hưởng đó là : Không ảnh hưởng, ảnh hưởng ít, ảnh hưởng trung bình, ảnh hưởng mạnh, ảnh hưởng rất mạnh hoặc (rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý và rất đồng ý).
- Sau khi xây dựng bảng câu hỏi, kiểm tra lại toàn bộ bảng câu hỏi bằng cách tham khảo ý kiến của chuyên gia. Từ các ý kiến của chuyên gia, bảng câu hỏi sẽ đƣợc chỉnh sửa về hình thức thể hiện, sửa đổi bổ xung những phần còn thiếu.
- Sắp xếp bảng câu hỏi theo cách phân chia các câu hỏi thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm câu hỏi có liên quan tới một hay nhiều thành phần, đối tƣợng của dự án.
2.2.2 Phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA.
Phương pháp phân tích yếu tố khám phá được sử dụng trong nghiên cứu để viết lại toàn bộ dữ liệu, đồng thời chỉ ra những yếu tố chính ảnh hưởng đến phương án chọn lựa giải pháp móng Cọc cho nhà cao tầng.
Sau khi thu thập đầy đủ phiếu điều tra khảo sát, loại bỏ những phiếu trả lời không hợp lệ, số phiếu trả lời hợp lệ còn lại đạt được số lượng thích hợp (thường lớn hơn 5 lần số biến quan sát), lúc này toàn bộ dữ liệu sẽ đƣợc tiến hành phân tích yếu tố chính để loại bỏ những biến không quan trọng. Kết quả của bước này cho phép xác định được các trị số tương ứng của các biến tổng hợp để sử dụng trong các bước phân tích tiếp theo.
Cần đánh giá độ tin cậy của phương pháp đo lường trên bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha là một phương pháp đánh giá độ tin cậy của phép đo bằng cách tính toán hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha () mang tên tác giả Lee Cronbach (1916-2001) là một hệ số đo độ tin cậy của dữ liệu định lƣợng trong các kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi, hệ số này đƣợc tính bằng cách ƣớc lƣợng tỷ lệ thay đổi của mỗi biến mà các biến khác không giải thích đƣợc (không thể hiện trong các biến khác). Đây không phải là một mô hình dùng để kiểm định, vì vậy người ta thường thống nhất một giá trị nào đó mà khi vượt qua mức này thì có thể cho rằng phương pháp đo lường là đáng tin cậy.
Đã có nhiều nghiên cứu (Nunnally,1978; Cortina,1993) chỉ ra rằng trong ứng dụng thống kê, khi nằm trong khoảng 0.6 – 0.7 đƣợc coi là mức chấp nhận đƣợc, mức đƣợc coi là khá tốt khi nằm trong khoảng 0.7 – 0.9, mức đƣợc coi là rất tốt khi lớn hơn 0.9. Trong nghiên cứu này, mức chấp nhận đƣợc của hệ số Cronbach’s Alpha là 0.6 – 0.7 .