Sơ lƣợc nghiên cứu

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến phương án chọn lựa giải pháp móng cọc ép hoặc cọc khoan nhồi cho nhà cao tầng (từ 15 đến 18 tầng) tại thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 33)

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài.

 Guojun Cai, Songyu Liu, Liyan Tong và Guang yin Du (2008) đánh giá phương pháp trực tiếp CPT và CPTU để dự đoán khả năng chịu lực cuối cùng của cọc đơn. Tác giả dựa vào số liệu để trình bày 12 phương pháp để xác định khả năng đóng trực tiếp lên cọc dựa trên thử nghiệm xuyên tĩnh (CPT) và thử nghiệm xâm nhập (CPTU). Phân tích và đánh giá được tiến hành trên ba loại cọc với đường kính và kích thước khác nhau. Cả 02 phương pháp đều sử dụng ước tính tải chịu lực của cọc tra (Qp) và thử tải tĩnh đƣợc thực hiện để xác định lực chịu tải đo đƣợc (Qm). So sánh độ lệch chuẩn cho tỉ lệ QP/Qm. Kết quả phân tích cho thấy phương pháp thử nghiệm (CPTU) xác định độ lệch chuẩn QP/Qm là tốt nhất, và phương pháp thử nghiệm đơn giản nhất.

 Jianye Ching, Horn DaLin, Ming Tso Yen (2010) đưa ra phương pháp xác định hệ số chịu tải của cọc khoan nhồi dựa trên kết quả thử tĩnh đầy đủ. Trong thực tế thì nhiều cọc thí nghiệm chƣa đƣợc kiểm tra tới mức phá hủy chỉ thí nghiệm tải tới 2 lần tải trọng thiết kế, đã gây ra cho việc xác định thông tin không đầy đủ. Do vậy nghiên cứu này đƣa ra một khung xác suất đầy đủ giải quyết các thông tin về hiệu chỉnh sức chịu tải của cọc. Mô hình này đƣợc thí điểm tại Đài Bắc (Đài Loan).

 Kyle M.Rollins, Ryan J.Olsen, Jeffery J.Egbert, Derek H.Jensen, Kimball G.Olsen and Brian H.Garrett, 2006 kiểm tra sức chịu tải chịu ảnh hưởng của nhóm cọc. Các kháng tải bên của móng cọc là cực kỳ quang trọng trong việc thiết kế cấu trúc đó, có thể phải chịu những trận động đất, gió,… Các kết quả từ các thử nghiệm cho rằng các tải trung bình cho một đống nhóm cọc gần nhau (khoảng cách 3D) sẽ ít hơn đáng kể so với một đống nhóm cọc cô lập duy nhất. Tải trung bình cho những nhóm cọc hàng trước sẽ lớn hơn tải trung bình cho nhóm cọc phía sau trong cùng một vùng.

 Limin Zhang và Florence L.F Chu (2010) phát triển các yếu tố về thiết kế khả năng chịu tải giới hạn của cọc khoan nhồi đường kính lớn, đề cập đến sự ảnh hưởng

của hệ số nhóm cọc đến tổng độ lún của từng cọc. Từ đó các yếu tố này đƣa ra độ lún cho phép ở mức độ an toàn trong giai đoạn thiết kế. Để giải quyết vấn đề này tác giả đã tổ hợp 5 phương pháp khoan cọc đường kính lớn trong đất và 06 phương pháp khoan cọc đường kính lớn trong đá.

 C.E.Ho ,C.H.Lim and C.G.Tan (2002) nghiên cứu các đặt tính của cọc khoan nhồi trong trường hợp có thêm lớp vữa Jet Grouting. Kết quả cho thấy lớp vữa đã làm tăng sức chịu tải dọc trục và ổn định cho cả cọc chịu nén lẫn cọc chịu kéo so với cọc không có vữa Jet Grouting. Sự gia tăng sức chịu tải cũng phụ thuộc vào bề dày và cấu trúc vữa.

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước.

 Trần Bảo Phương (2008) nghiên cứu xác định khả năng chịu tải của cọc khoan nhồi có khuyết tật đã đƣa ra một số kết luận sau:

“ Khi đường kính lỗ khoan lớn hơn hay nhỏ hơn sai số cho phép thì sức chịu tải của cọc không bị ảnh hưởng nhiều. Khi bê tông bị phân tầng không đạt chất lượng tùy thuộc vào mức độ và vị trí của khuyết tật mà ta có thể kết luận ảnh hưởng của khuyết tật đến sức chịu tải của cọc. Khi lồng thép bị tụt thì tùy thuộc vào vị trí của khuyết tật và kết quả tính toán cụ thể ta có thể kết luận ảnh hưởng của khuyết tật đến sức chịu tải của cọc. Khi chiều dày mũi mùn lớn hơn cho phép thì sức chịu tải của cọc sẽ bị ảnh hưởng lớn vì khi đó xem như sức chịu tải của cọc chỉ có ma sát bên”.

 Nguyễn Thanh Xuân (2010) nghiên cứu đánh giá độ tin cậy các phương pháp thiết kế móng cọc trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh đã đƣa ra 04 kết luận sau:

“Phương pháp tính toán theo hợp lý nhất cho khu vực khảo sát thực hiện đề tài này là (Quận 7 và khu vực lân cận ) là sử dụng phương pháp theo chỉ tiêu cơ lý của đất TCXD 195-1997), đường kính cọc hợp lý nhất là D800, D1000 và chiều dài hợp lý nhất L=40m-50mm”.

“Khi sử dụng cọc với các đường kính lớn D800 và D1000 có chiều dài yêu cầu lớn hơn (>50m, nhƣng phải đạt yêu cầu về độ mảnh theo điều kiện chống lật của kết cấu) thì nên sử dụng phương pháp tính toán theo chỉ tiêu cường độ đất nền (Terzaghi)”.

“Khi sử dụng cọc có đường kính lớn (D>1000) thì nên sử dụng phương pháp tính theo kết quả xuyên tiêu chuẩn SPT (Nhật Bản)”.

“Ngoài ra khi sử dụng các phương pháp khác như phương pháp theo chỉ tiêu cường độ đất nền (TCXD 205-1998) thì nên sử dụng các hệ số điều kiện (mf –hệ số làm việc của đất ở thành cọc, mr –hệ số làm việc của đất dưới mũi cọc,..) ở cận dưới, sử dụng hệ số an toàn (FSs –hệ số an toàn áp dụng cho ma sát bên, FSp –hệ số an toàn áp dụng cho sức chịu tải dưới mũi cọc,..) ở cận trên. Còn theo phương pháp xuyên tiêu chuẩn SPT (TCXD 205-1998) thì sử dụng hệ số an toàn ở cận dưới”.

 Đoàn Quang Phương (2012) nghiên cứu các yếu tố về hiệu quả kinh tế khi lựa chọn phương án cọc khoan nhồi hoặc cọc barrete cho nhà cao tầng ở TP.Hồ Chí Minh đã đƣa ra những kết luận sau:

“Có 05 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả kinh tế khi chọn lựa phương án cọc khoan nhồi hoặc cọc barrette cho nhà cao tầng tại TP.HCM. (Yếu tố 01 là :Cấu tạo địa tầng của đất nền ;Yếu tố 02: Qui mô của dự án ; Yếu tố 03: Sự an toàn quá mức trong thiết kế ; Yếu tố 04 :Năng lực của Tƣ vấn Giám Sát ; Yếu tố 05: Dự án có thi công tường vây để tiết kiệm chi phí tập kết thiết bị)”. Ngoài ra tác giả dựa vào những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả kinh tế đã xây dựng hai hàm mục tiêu: ( một hàm mục tiêu về cọc khoan nhồi, hai là hàm mục tiêu về cọc bareete). Tác giả còn đánh giá chi phí thi công cọc khoan nhồi rẻ hơn chi phí thi công cọc barret dựa vào dự án thực tế”.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến phương án chọn lựa giải pháp móng cọc ép hoặc cọc khoan nhồi cho nhà cao tầng (từ 15 đến 18 tầng) tại thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)