Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Các yếu tố khảo sát
Yếu tố A1 : Lớp đất cứng dưới mũi cọc. Khi tính toán sức chịu tại của cọc thường liên quan tới lớp đất ở dưới mũi cọc. Nhiều đơn vị thiết kế thường tính toán, thiết kế mũi cọc thường ở độ sâu có lớp đất cứng (có 40<SPT<80). Nhiều trường hợp mũi cọc ở lớp đất cứng không thích hợp cho việc thi công Cọc ép. Chính những quan điểm như trên sẽ dẫn tới chọn lựa giải pháp móng cọc sẽ khác nhau theo lớp đất ở dưới mũi cọc.
Yếu tố A2 : Địa chất theo đất nền. Theo lý thuyết tính toán sức chịu tải của cọc trong giáo trình Nền Móng – Châu Ngọc Ẩn hay giáo trính Nền Và Móng – Lê Anh Hoàng thì yếu tố này rất quang trọng đến sức chịu tải của từng loại cọc. Sức chịu tải của cọc khoan nhồi sẽ khác so với sức chịu tải của cọc đóng theo cùng một đất nền.
Chính vì vậy mỗi dự án có cấu tạo địa chất khác nhau sẽ dẫn tới sức chịu tải theo đất nền khác nhau theo từng loại cọc. Do đó theo TCXD 184- 1997 yêu cầu cần tiến hành khảo sát địa chất của dự án trước khi tiến hành xây dựng dự án.
Yếu tố A3: Vị trí xây dựng. Tại Tp.HCM vị trí xây dựng rất quan trọng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thi công. Thi công Cọc đóng thường gây ra trấn động mạnh, dẫn tới ảnh hưởng tới các công trình xung quanh. Thi công móng Cọc khoan nhồi thì cần vị trí mặt bằng lớn, vận chuyển bùn đất liên tục và những nơi sình lầy, dơ bẩn rất khó thi công. Do vậy từ đó ít nhiều vị trí xây dựng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp thi công cọc và chọn giải pháp móng Cọc cho phù hợp.
Yếu tố A4: Mật độ cọc trên mặt bằng. Đối với mỗi dự án sẽ có từng tải trọng khác nhau mà hệ móng Cọc phải mang và mỗi cấu kiện cọc sẽ chịu mỗi tải trọng khác nhau, đơn vị Thiết kế có thể lựa chọn nhiều cọc hay ít cọc điều đó sẽ ảnh hưởng đến chủng loại cọc. Với số lƣợng Cọc nhiều thì móng Cọc ép thích hợp hơn, nhƣng khi làm việc với số lƣợng nhiều Cọc thì sức chịu tải của từng cọc sẽ giảm xuống do ảnh
hưởng hệ số nhóm cọc. Do vậy tùy vào mật độ Cọc nhiều hay ít mà chọn giải pháp móng Cọc cho phù hợp.
Yếu tố A5: Mực nước ngầm. Mỗi vị trí công trình sẽ có mực nước ngầm ảnh hưởng đến phương pháp thi công cọc, móng. Tùy vào mỗi dự án có thiết kế tầng hầm nhiều hay ít, nếu mực nước ngầm quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thi công. Do vậy yếu tố về mực nước ngầm cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thiết kế móng cọc.
Yếu tố A6: Chức năng sử dụng. Mỗi công trình có chức năng (công năng) sử dụng khác nhau như: (Chung cư, khách sạn, trường học, bệnh viện,….). Chính vì chức năng khác nhau trên sẽ dẫn tới cách chọn lựa móng cọc cũng khác nhau.
Yếu tố A7: Khoảng cách giữa các bước cột, bước khung. Mỗi công trình khác nhau sẽ có bước cột hay bước khung khác nhau. Có nhiều công trình sử dụng bước cột lớn, có công trình sử dụng bước cột nhỏ. Nhiều đơn vị Thiết kế quan điểm bước cột lớn nên chọn phương án móng cọc khoan nhồi do số lượng ít, bước cột nhỏ nên chọn móng cọc ép số lượng nhiều hoặc ngược lại. Từ quan điểm đó sẽ ảnh hưởng đến phương án chọn lựa móng cọc khác nhau.
Yếu tố A8: Chiều cao tầng trệt của mỗi công trình. Mỗi công trình có chiều cao tầng trệt không giống nhau do chức năng sử dụng ở tầng trệt khác nhau. Tầng trệt là tầng nằm gần mặt đất nhất nên nhiều khi nó ảnh hưởng đến quan điểm tính toán của mỗi đơn vị khác nhau. Mỗi đơn vị có quan điểm chọn phương án móng cọc sẽ khác nhau.
Yếu tố A9: Số lượng tầng hầm. Tầng hầm nằm dưới mặt đất, nó chịu áp lực rất lớn bởi áp lực đất xung quanh. Số lƣợng tầng hầm nhiều hay ít phải tính toán và chọn giải pháp móng cọc cho phù hợp.
Yếu tố A10: Số lượng vách cứng. Nhà cao tầng thường xảy ra chuyển vị ngang, chuyển vị xoay rất lớn. Hệ khung - vách cứng sẽ giúp cho kết cấu công trình ổn định hơn. Do đó số lượng vách cứng nhiều nên thường chọn phương án móng cọc khoan nhồi thích hợp hơn.
Yếu tố A11: Áp dụng nhiều tiêu chuẩn xây dựng thiết kế khác nhau. Mỗi đơn vị thiết kế sẽ áp dụng nhiều tiêu chuẩn khác nhau nhƣ: (TCXD VN, TCXD BS, TCXD
ACI,….) theo từng giải pháp móng Cọc hoặc có thể áp dụng nhiều tiêu chuẩn xây dựng khác nhau cho một phương án móng Cọc.
Yếu tố A12: Mức độ kháng chấn. Nhà cao tầng sẽ bị ảnh hưởng mạnh khi có biến động về sóng thần hoặc động đất, gió bảo,…. Cho nên ngày nay người ta thường thiết kế nhà cao tầng phải tính tới hệ thống kháng chấn để nhằm giảm chuyển động ngang. Thông thường mức độ kháng chấn chọn giải pháp móng Cọc khoan nhồi tốt hơn móng Cọc ép.
Yếu tố A13: Áp dụng hệ số an toàn khác nhau cho từng loại móng Cọc. Thông thường khi tính toán móng cọc khoan nhồi thì thường áp dụng hệ số an toàn lớn so với cọc ép. Điều đó cũng đồng nghĩa móng cọc khoan nhồi sẽ tốn nhiều kinh phí xây dựng hơn móng cọc ép.
Yếu tố A14 : Sự an toàn quá mức trong thiết kế. Theo cơ sở lý thiết tính toán thông thường khi thi công cọc ép thì mũi cọc hay bị xiên hơn so với cọc khoan nhồi.
Từ đó sẽ làm cho sức chịu tải của cọc ép giảm xuống. Nhƣ vậy sự an toàn quá mức trong thiết kế cũng sẽ ảnh hưởng đến phương án chọn lựa cọc.
Yếu tố A15: Kết quả kiểm tra hiện trường SPT, CPT. Nhiều đơn vị có cách nhìn nhận khác nhau về kiểm tra của từng loại cọc, có đơn vị cho rằng kiểm tra cọc ép chính xác hơn cọc khoan nhồi. Nên khi chọn lựa giải pháp móng cọc, cọc ép thường đƣợc chọn lựa.
Yếu tố A16: Số tầng của công trình. Đối với mỗi dự án đều có qui mô xây dựng khác nhau do nguồn kinh phí của Chủ đầu tƣ. Nhiều đơn vị khi tính toán đến dự án nhà cao tầng (từ 15 đến 18 tầng) thường cho rằng móng cọc khoan nhồi là thích hợp hơn so với cọc ép. Vì sức chịu tải của cọc khoan nhồi lớn cùng với việc thi công đƣợc độ sâu cho phép đảm bảo đƣợc dự án có số tầng nhiều.
Yếu tố A17: Thời gian thi công. Thông thường thời gian thi công móng Cọc ép nhanh hơn Cọc khoan nhồi. Tùy vào tiến độ mỗi dự án cần tiến độ nhanh hay chậm cho kịp bàn giao. Từ đó thời gian thi công sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp chọn lựa móng cọc cho phù hợp hơn với từng dự án xây dựng.
Yếu tố A18: Khả năng xảy ra khuyết tật. Cho rằng thi công cọc khoan nhồi xảy ra khuyết tật nhiều hơn cọc ép. Do trong quá trình thi công nghiêng, lệch hố khoan khi
thi công khối lƣợng bê tông đổ dƣ hoặc thiếu, sập thành hố khoan. Dẫn tới chi phí thi công bị hao hụt nhiều, chất lƣợng cọc lại kém.
Yếu tố A19: Thiết bị thi công. Đây là yếu tố liên quan đến phương pháp xây dựng, với sự phát triển của công nghệ và khoa học ngành xây dựng cũng có sự biến chuyển theo, các thiết bị thi công cọc khoan nhồi ngày càng đa dạng và phổ biến. Vào những năm 1990, khi đó công nghệ thi công cọc ép đã đƣợc áp dụng rộng rãi nhƣng công nghệ thi công cọc nhồi còn nhiều hạn chế, do đó việc xây dựng các dự án cao tầng khi có tải trọng lớn bị hạn chế theo khả năng chịu tải của cọc ép. Sự phát triển của công nghệ thi công cọc nhồi đã tạo điều kiện trong sự lựa chọn giải pháp móng cọc cho công trình.
Yếu tố A20: Năng lực, kinh nghiệm thi công của đơn vị thi công. Đơn vị thi công trực tiếp dưới sự giám sát của đơn vị TVGS, đơn vị CĐT theo hồ sơ được phê diệt. Mỗi đơn vị nhà thầu đều có năng lực, kinh nghiệm và cách tổ chức quản lý khác nhau. Thông thường các nhà thầu thường thích thi công cọc đóng hơn.Vì thi công cọc đóng đơn giản hơn và lại có kinh nghiệm thi công lâu năm hơn.
Yếu tố A21. Thi công cọc ép lợi nhuận nhiều hơn. Thi công cọc ép thường sử dụng biện pháp thi công cổ điển, máy móc đơn giản, chi phí quản lý ít tốn kém. Khi thi công cọc khoan nhồi cần sử dụng máy móc hiện đại, yêu cầu đội ngũ quản lý có kinh nghiệm hay chuyên môn cao. Do vậy dẫn tới thi công cọc ép đem lại lợi nhuận nhiều hơn.
Yếu tố A22: Năng lực của đơn vị Tư vấn thiết kế. Tùy thuộc vào sở trường thiết kế của từng đơn vị. Có đơn vị chuyên thiết kế móng cọc khoan nhồi, có đơn vị chuyên thiết kế móng cọc ép. Do vậy khi thiết móng Cọc thì người ta suy nghĩ ngay đến sở trường thiết kế của mình, mặt dù giải pháp móng Cọc loại khác lại cho ra kết quả tốt hơn. Do vậy sở trường hay là chuyên môn thiết kế một phần nào đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tính toán thiết kế sức chịu tải của từng loại móng cọc.
Yếu tố A23: Năng lực của đơn vị Tư vấn giám sát. Để đảm bảo cho việc Nhà thầu thực hiện đúng theo Hồ sơ thiết kế, chất lƣợng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường của dự án đạt theo yêu cầu thì đòi hỏi đơn vị Tư vấn giám sát phải có năng lực tốt, phải có kinh nghiệm trong quá trình thi công móng cọc. Nếu đơn vị Tƣ
vấn giám sát không có đủ kinh nghiệm thi công đôi khi cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới kết quả thi công phương án móng cọc.
Yếu tố A24: Năng lực của đơn vị Chủ đầu tư .Nhiều đơn vị Chủ đầu tƣ không có kinh nghiệm trong vấn đề chuyên môn, hay do có sở thích hay bảo vệ quan điểm lập trường của mình mà đôi khi có nhiều dự án chọn lựa giải pháp móng cọc không phù hợp, dẫn tới kết cấu công trình hay là chi phí xây dựng bị tổn thất.
Yếu tố A25: Chi phí xây dựng móng cọc. Đây là yếu tố quan trọng nhất đối với đơn vị chủ đầu tư. Đơn vị chủ đầu tư là người trực tiếp chi trả kinh phí xây dựng, chính vì thế đơn vị Chủ đầu tƣ luôn muốn chọn giải pháp móng cọc có sức chịu tải phù hợp với dự án bên cạnh đó chi phí xây dựng lại rẻ nhất. Chính vì lý do đó thì mọi người đều cho rằng chi phí cho phần móng cọc ép rẻ hơn móng cọc khoan nhồi.