Thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến phương án chọn lựa giải pháp móng cọc ép hoặc cọc khoan nhồi cho nhà cao tầng (từ 15 đến 18 tầng) tại thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 38)

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thu thập dữ liệu

3.2.1 Quy trình thu thập dữ liệu.

 Bảng câu hỏi khảo sát.

Đã có nhiều nghiên cứu (Speece et al 2010) hướng dẫn việc thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu. Việc thiết kế bảng câu hỏi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nghiên cứu. Một bảng câu hỏi khó hiểu, tối nghĩa sẽ khiến kết quả khảo sát đƣợc không phản ánh chính xác thực tế. Bảng câu hỏi cần phải rõ ràng chính xác trong cách diễn đạt. Các câu hỏi thường tránh hiện tượng đa nghĩa, tức là tránh tình trạng một câu hỏi đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, điều này sẽ khiến câu trả lời không còn chính xác, kết quả trả lời sẽ bị sai lệch thực tế.

Câu hỏi cần đảm bảo tính khách quan cần có, không thể hiện bất kỳ ý kiến nào mang tính chất gợi ý, hướng dẫn người trả lời. Thiết kế bảng câu hỏi cần phải khuyến khích người trả lời nói lên những quan điểm thật sự của họ, khiến họ trả lời thông tin một cách chân thật và đầy đủ.

Bảng câu hỏi cũng cần đƣợc thiết kế ngắn gọn, thuận tiện nhất trong việc trả lời, tránh trường hợp bảng câu hỏi quá dài, nội dung bảng câu hỏi quá phức tạp, khiến người trả lời gặp trở ngại.

Chính vì những lý do kể trên, trong nghiên cứu này, bảng câu hỏi đƣợc thiết kế với độ dài không quá 4 trang A4, nội dung bảng câu hỏi đƣợc sắp xếp theo thứ tự các yếu tố liên quan đến: Địa chất công trình, đơn vị nhà thầu thi công, đơn vị tƣ vấn giám sát, đơn vị tƣ vấn thiết kế, đơn vị chủ đầu tƣ. Việc sắp xếp các câu hỏi theo từng nhóm như thế, sẽ khiến người tham gia trả lời không bị phân tán khi tham gia trả lời câu hỏi.

Như đã phân tích ở chương 2, nghiên cứu này lựa chọn thang đo Likert 5 mức độ, người trả lời chỉ việc đánh dấu, khoanh tròn hay tích dấu lựa chọn vào một trong số rất nhiều phương án trả lời đã được định sẵn.

Ở cuối mỗi nhóm yếu tố, luôn có một phần bỏ trống để người tham gia trả lời có thể tùy ý tham gia góp ý kiến. Mặt dù việc thu thập như thế thường không mấy đem lại kết quả, nhưng sự có mặt những câu hỏi mở như thế sẽ khiến người tham gia trả lời cảm thấy được tôn trọng, đồng thời trong vài trường hợp cũng sẽ nhận được những thông tin góp ý có giá trị cao.

Bảng câu hỏi sử dụng thang đo 5 mức độ, mỗi mức độ biểu thị một mức ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố, cụ thể như sau:

Điểm Mức độ đồng ý 1 Rất không đồng ý

2 Không đồng ý

3 Bình thường

4 Đồng ý

5 Rất đồng ý

 Quy trình thu thập dữ liệu.

Quy trình xây dựng bảng câu hỏi, thu thập thông tin đƣợc tiến hành nhƣ sau:

- Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến phương án lựa chọn giải pháp móng cọc.

- Thiết kế bảng câu hỏi và lựa chọn thang đo.

- Tham khảo ý kiến chuyên gia, bổ xung những phần còn thiếu sót so với thực tế.

- Chỉnh sửa lại bảng câu hỏi.

- Phát bảng câu hỏi, thu thập lại, loại bỏ những câu hỏi trả lời không hợp lý.

3.2.2 Cách thức lấy mẫu.

Trong nghiên cứu khảo sát bằng bảng câu hỏi, kích thước mẫu và cách lấy mẫu có ảnh hưởng khá lớn đến kết quả nghiên cứu. Thông thường có nhiều cách lấy mẫu cơ bản: Đó là lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, lấy mẫu ngẫu nhiên có phân lớp, lấy mẫu thuận tiện, lấy mẫu định mức, lấy mẫu theo địa bàn,.... Mỗi cách lấy mẫu có ƣu điểm và nhược điểm riêng. Trong nghiên cứu này, phương pháp lấy mẫu thuận tiện sẽ được sử dụng.

Phương pháp lấy mẫu thuận tiện là một phương pháp khá phổ biến hiện nay. Đây là một phương pháp lấy mẫu phi xác suất. Các đơn vị mẫu được chọn ở một địa điểm, trong một khoảng thời gian xác định. Phương pháp lấy mẫu này tuy cũng có nhược điểm nhƣ: không tuân thủ tính chất ngẫu nhiên, tuy nhiên nó lại cho phép nghiên cứu dễ dàng tập hợp các đơn vị lấy mẫu.

Trong nghiên cứu cũng cần quan tâm đến kích thước mẫu. Có thể nói, kích thước mẫu càng lớn thì sẽ đem lại kết quả càng chính xác. Tuy nhiên kích thước mẫu còn tùy thuộc vào quy mô, cấp độ của nghiên cứu. Một nghiên cứu quy mô cấp nhà nước sẽ khác, một nghiên cứu trình bày tại hội thảo, hay đơn thuần là báo cáo khoa học hàng năm. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, việc lựa chọn kích thước mẫu được tiến hành

dựa theo Hoàng Trọng và Chu Ngọc Nguyễn Mộng (Tác giả sách Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội 2007), tác giả xác định cỡ mẫu cần thiết trong ƣớc lƣợng tỷ lệ tổng thể có công thức nhƣ sau:

2

2 2

/ . .( 1 ) e

p p NZ 

Trong đó: Z2/2: Là giá trị tra bảng phân phối chuẩn căn cứ trên độ tin cậy 1-α.

e : Là độ rộng của ƣớc lƣợng.

p : Là tỷ lệ thành công .

Căn cứ thông tin từ nghiên cứu trước, tác giả lựa chọn :

Độ tin cậy 95% nên 1-α =0.95→ tra bảng Z2/2 1.96 Chọn độ rộng của ƣớc lƣợng e =0.08

Chọn p=0.5 cho bảng khảo sát câu hỏi.

Thay vào công thức ta có :

151

05 . 0

) 5 . 0 1 ( 5 . 0 . 96 . 1

2

2  

N  (Mẫu)

Số lƣợng mẫu thực tế đã thu thập đƣợc 167 mẫu >151 mẫu, nhƣ vậy số lƣợng bảng câu hỏi đã đạt với yêu cầu số mẫu.

Trong đề tài nghiên cứu này có 02 phương pháp thu thập dữ liệu.

1. Thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi, đƣợc gởi lên các giám đốc dự án, các chuyên gia xây dựng, các anh/chị, các bạn bè kỹ sƣ có kinh nghiệm trong ngành thuộc các công ty xây dựng đang hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh.

2. Thu thập dữ liệu trực tuyến thông qua internet bằng cách gửi các đối tác, các đồng nghiệp, các bạn bè, ….đang công tác trong ngành xây dựng.

3.2.3 Cách thức duyệt lại bảng số liệu.

Sau khi thu thập đủ số lƣợng bảng câu hỏi cần thiết. Nghiên cứu tiến hành duyệt lại các bảng câu hỏi thu được bằng cách loại bỏ những câu hỏi mà người tham gia trả lời có nhiều hơn 02 sự lựa chọn.

Các bảng câu hỏi cũng đƣợc chia ra thành 04 nhóm liên quan đến lĩnh vực hoạt động của người tham gia trả lời. Cụ thể là nhóm Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án, nhóm Tƣ vấn thiết kế, nhóm Tƣ vấn giám sát, nhóm nhà thầu Thi công. Sau khi chia bảng

câu hỏi thành 04 nhóm riêng biệt, tiến hành đánh số thứ tự bảng câu hỏi và nhập số liệu vào phần mềm SPSS 16.0 lần lƣợt theo thứ tự đã đánh số.

Sau khi nhập xong toàn bộ phần dữ liệu, nghiên cứu tiến hành chạy bảng tầng số cho các biến để phát hiện những giá trị bất hợp lý. Những giá trị bất hợp lý tương ứng với bảng câu hỏi nào sẽ đƣợc sửa lại theo đúng kết quả của bảng câu hỏi đó.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến phương án chọn lựa giải pháp móng cọc ép hoặc cọc khoan nhồi cho nhà cao tầng (từ 15 đến 18 tầng) tại thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)