CỦA DU LỊCH TỈNH TÂY NINH
CHƯƠNG 3 TIỀM NĂNG DU LỊCH HỒ DẦU TIẾNG
1. Giới thiệu khái quát hồ Dầu Tiếng:
1.1. Các chỉ tiêu thiết kế kỹ thuật:
Căn cứ theo Quyết định số 498-TTg ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ:
- Cấp công trình: công trình cấp I (theo TCVN-08-76);
- Tần suất đảm bảo chống lũ:
P = 0,1%;
- Lưu lượng xả lũ thiết kế:
QP=0,1% = 2.800 m3 /s;
- Tần suất đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp: P = 75%;
- Diện tích lưu vực F = 2.700 km2;
- Diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng bình thường: Fhbt = 270 km2 ; - Diện tích mặt hồ ứng với mực nước chết: Fhc = 110 km2;
- Chế độ điều tiết: nhiều năm;
1.2. Công trình đầu mối:
1.2.1. Hồ Chứa:
- Mực nước dâng bình thường: hbt = +24,4 m;
- Mực nước lũ thiết kế: hltk = +25,1 m;
- Mực nước chết: Hc = +17,0 m;
Hình 3.1: Vị trí hồ Dầu Tiếng
- Tổng dung tích: W = 1,58 tỷ m3; - Dung tích hữu ích: Whd = 1,11 tỷ m3;
- Dung tích ứng với mực nước chết: Wc = 0,47 tỷ m3; 1.2.2. Đập chính:
Những chỉ tiêu cơ bản của đập chính;
- Hình thức kết cấu: đập đất đồng chất;
- Cao trình đỉnh đập: +28,0 m;
- Tường chắc sóng: bê tông cốt thép cao 1m;
- Chiều rộng mặt đập: +8,0 m;
- Chiều dài đập: 1.100 m;
- Mái đập thượng lưu: M1 = 3,5; 4,0; 1,5.
- Mái đập hạ lưu: M2 = 3,5; 4,5; 2,5.
- Đập có hai cơ rộng 4m ở cao trình: +19,5 m và +12,5 m;
- Bảo vệ mái thượng lưu từ cao trình +19,5 m trở lên bằng tấm lát bê tông, từ cao trình +19,5 m trở xuống lát bằng đá;
- Bảo vệ mái hạ lưu bằng trồng cỏ và rảnh tiêu thoát nước;
1.2.3. Đập phụ:
Những chỉ tiêu cơ bản của đập phụ:
- Hình thức kết cấu: đập đất đồng chất;
- Cao trình đỉnh đập: +27,0 m;
- Tường chắn sóng: bằng đá cao 1 m;
Hình 3.2: Cửa dẫn lũ
- Chiều rộng mặt đập: 5,0 m;
- Chiều dài đập: 27.200 m;
- Mái đập thượng lưu: M1 = 3,5;
- Mái đập hạ lưu: M2 = 2,5; 3,5;
- Bảo vệ mái thượng lưu bằng lát đá;
- Bảo vệ mái hạ lưu bằng trồng cỏ và rảnh tiêu thoát nước;
1.2.4. Đập tràn xả lũ:
Những chỉ tiêu chính:
- Hình thức kết cấu: Kiểu tràn sâu, có 6 cửa thoát nước, mỗi cửa rộng 10 m, cao 6 m có tường ngực;
- Ngưỡng tràn kiểu đập tràn, đỉnh rộng, cao trình đỉnh tràn: +14 m;
- Tiêu năng bằng máng phun, cửa hình cung bằng thép, có phai sửa chữa, đóng mở bằng hệ thống pittông thuỷ lực.
- Sau tràn là dẫn lũ ra sông Sài Gòn với chiều dài 1.000 m;
1.2.5. Cống số 1:
Cống số 1 đặt ở thềm bên phải sông Sài Gòn với hình thức kết cấu cống ngầm dưới đập đất, có 3 cửa hình chữ nhật. Mỗi cửa rộng 3 m, cao 4 m bằng bê thông cốt thép, ngưỡng cống ở cao trình +13 m, cửa lấy nước kiểu phẳng. Chế độ thuỷ lực chảy trong cống không có áp, lưu lượng qua cống ứng với mực nước dâng bình thường + 24,4 m là 93 m3/s.
1.2.6. Cống số 2:
Cống số 2 đặt ở bờ phải vách suối Đá với hình thức kết cấu kiểu cống ngầm dưới đập đất (đập phụ), có 3 cửa hình chữ nhật, mỗi cửa có chiều rộng 3 m, cao 4 m bằng bê tông cốt thép. Cao trình ngưỡng cống +13 m. Cửa lấy nước kiểu phẳng. Chế độ thuỷ lực
chảy trong ống không áp, lưu lượng qua cống ứng với mực nước dâng bình thường +24,4 m là 93 m3/s.
1.2.7. Cống số 3:
Lấy nước vào kênh Tân Hưng, có một cửa xả 3 * 3 m, cao trình ngưỡng cống +17,75m, lưư lượng thiết kế QTK= 12,8 m3/s.
1.3. Hệ thống kênh:
1.3.1. Hệ thống kênh Đông:
Gồm 1 kênh chính và 44 kênh cấp I. Ngoài ra còn có các kênh cấp 2, 3, 4 và các trạm bơm lấy nước từ kênh để phục vụ tưới cho các vùng cục bộ. Hệ thống kênh Đông có nhiệm vụ tưới cho 41.000 ha và cung cấp nước phục vụ sinh hoạt trong vùng.
Kênh chính Đông dài 45,416 km, cao trình mực nước đầu kênh +16,5 m, cao trình mực nước cuối kênh là +8,8 m.
Lưu lượng đầu kênh: Qtk = 64,54 m3/s;
Chiều rộng đáy kênh đoạn đầu: Hk = 25 m;
Chiều sâu cột nước thiết kế: Htk = 3,79 m;
Độ dốc đáy kênh: thay đổi từ 0,4x 10-4 đến 0,9 x 10-4; Chiều rộng bờ kênh chính: 6 m;
Tổng chiều dài kênh cấp I là: 210 km;
Hình 3.3: Kênh Đông
Tổng chiều dài kênh cấp II là: 675 km;
1.3.2. Hệ thống kênh Tây:
Gồm 1 kênh chính và 22 kênh cấp I. Ngoài ra còn có hệ thống kênh cấp 2, 3, 4 và các trạm bơm lấy nước từ kênh phục vụ tưới cho các vùng cục bộ. Hệ thống kênh Tây có nhiệm vụ tưới cho 41.689 ha và cung cấp nước sinh hoạt cho vùng.
Kênh Tây dài: 38,750 km;
Cao trình mực nước đầu kênh: +16,5 m;
Cao trình mực nước cuối kênh: 13,47 m;
Lưu lượng đầu kênh chính: Qtk = 71,9 m3 /s;
Chiều rộng đáy kênh đoạn đầu: BK = 25 m;
Chiều sâu mực nước đầu kênh: Htk = 3,0 m;
Độ dốc đáy kênh: thay đổi từ 0,5x 10-4 đến 0,9x 10-4; Chiều rộng bờ kênh: 6 m;
Tổng chiều dài kênh cấp I: 145 km;
Tổng chiều dài kênh cấp II là: 466 km;
1.3.3. Hệ thống kênh Tân Hưng:
Có tổng chiều dài 20 km, có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 10.701 ha. Ngoài ra còn có nhiệm vụ cấp nước cho nhà máy đường Boubors với công suất 8.000 tấn/ ngày.
1.4. Nhiệm vụ của hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng:
1.4.1. Nhiệm vụ trước mắt:
1.4.1.1. Cấp nước tự chảy cho 64.830 ha, trong đó bao gồm:
- Tỉnh Tây Ninh: 52.800 ha;
- TP. HCM (huyện Củ Chi): 12.000 ha;
1.4.1.2. Cấp nước tạo nguồn ổ định cho vùng hạ du: 40.100 ha (Tây Ninh: 16.640 ha;
Long An: 21.500 ha; Bình Dương: 2.000 ha);
1.4.1.3. Xả nước vào sông Sài Gòn vào mùa kiệt, giữ nguyên tình hình như khi chưa có hồ;
1.4.1.4. Cấp nước cho các nhà máy cấp nước của TP. HCM từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm, với lưu lượng cấp Qc = 7,3 m3/s;
1.4.1.5. Tạo nguồn mở rộng các dự án vùng hạ du bằng 25.000 ha, trong đó:
- Khu Bến Cầu – Tây Ninh = 5.000 ha;
- Khu Lộc Giang, Hiệp Hoà – Long An = 5.000 ha;
- Khu Hóc Môn, Bắc Bình Chánh, Bến Mương, Láng The – TP. HCM = 15.000 ha;
1.4.1.6. Cấp nước cho khu tưới Tân Hưng: 10.701 ha;
1.4.1.7. Cấp nước cho nhà máy đường Boubors, với lưu lượng Q = 1m3/s;
1.4.2. Nhiệm vụ lâu dài:
1.4.2.1. Cấp nước tưới trực tiếp cho 93.390 ha, trong đó bao gồm:
- Tây Ninh: 78.830 ha;
- TP. HCM : 14.560 ha, cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Hình 3.4: Mạng lưới dự kiến lấy nước từ hồ Dầu Tiếng cấp nước sinh hoạt TP.HCM
1.4.2.2. Tạo nguồn cho 40.140 ha, bao gồm: tỉnh Tây Ninh: 16.640 ha; Long An: 21.500 ha; Bình Dương: 2.000 ha;
1.4.2.3. Bảo đảm nước tưới cho toàn bộ diện tích sản xuất Đông Xuân và Hè Thu cho các vùng dọc theo sông Sài Gòn, kết hợp với nguồn từ sông Bé sang.
2. Vị trí địa lý hồ Dầu Tiếng:
Hồ Dầu Tiếng có hình chữ V, cao dần về phía Bắc, phía thượng nguồn sông Tha La và sông Sài Gòn, hồ rộng 27.000 ha.
Trong đó, diện tích đất không ngập nước là 1.429 ha, đất bán ngập nước là 4.460 ha, hồ có dung tích chứa nước là 1,58 tỷ m3.
Hai bên nhánh của hồ về phía hướng Tây Bắc là núi Bà Đen, phía Đông Bắc là dãy núi Cậu (trên địa phận tỉnh Bình Dương) là dãy núi cao nhất vùng Nam Bộ. Hồ Dầu Tiếng có toạ độ địa lý như sau:
- Từ 11018’ 52” đến 11036’ 15” vĩ Bắc.
- Từ 106010’ 49” đến 106029 ’ 07” kinh Đông.
- Tâm hồ: Vĩ độ 11027’ 01” Bắc, Kinh độ 106018’ 40” Đông.
Hồ Dầu Tiếng cách thị xã Tây Ninh 20 km về phía Đông Bắc, và cách TP. HCM 100 km về phía Bắc. Hồ nằm trên địa bàn các huyện Dương Minh Châu, Tân Châu (tỉnh Tây Ninh và huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương).
3. Đặc điểm khí hậu:
Khu vực hồ Dầu Tiếng có chế độ thời tiết mang những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng, ẩm, mưa nhiều theo mùa, không có mùa đông lạnh, không có
Hình 3.5: Hồ Dầu Tiếng
bão và ít chịu tác động của các hiện tường thiên nhiên tiêu cực. Thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu ở đây trong lành, mát mẻ, rất thuận lợi cho các hoạt động du lịch thư giãn, giải trí của du khách.
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ không khí trung bình cả năm là: 27 oC, nhiệt độ cao tuyệt đối được xác định là: 39 oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối là: 15 oC.
Chế độ nhiệt chung của tỉnh Tây Ninh tương đối cao, vì vậy hồ Dầu Tiếng được đánh giá là có nhiều lợi thế trong việc xây dựng và phát triển các loại hình du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ ngơi và dưỡng bệnh.
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm: 1.489 mm, cao nhất vào mùa khô là:
950 mm, thấp nhất là: 540 mm vào mùa mưa.
- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây Nam, tốc độ gió trung bình được xác định là 1,6 m/s thổi điều hoà, ít có biến động qua các tháng, không có bão nhưng vào mùa mưa thì thường có giông với sức gió trung bình đạt cấp 6, cấp 7 nên cũng gây ra ít nhiều những ảnh hưởng đến đời sống và các hoạt động sản xuất của nhân dân trong vùng.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm: 1.990 mm, số ngày mưa cả năm trung bình từ 152 – 155 ngày, lượng mưa cao nhất được xác định vào khoảng: 2.346 mm.
Chế độ mưa ảnh hưởng theo mùa đã ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch trong vùng, từ đó tác động hình thành nên mùa du lịch: mùa khô có nhiều thuận lợi cho các hoạt động du lịch nhưng vào mùa mưa thì gây nên nhiều bất lợi, đây là đặc điểm cần được lưu ý trong quá trình xây dựng định hướng phát triển du lịch, nhằm tìm ra những giải pháp hợp lý nhất để tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch ở đây.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình cả năm: 79%, độ ẩm không khí thấp nhất 42% vào mùa khô.
Độ ẩm của không khí khu vực bình quân trong năm là 79% như trên, là tương đối cao do chịu sự tác động của nước mặt hồ Dầu Tiếng đã làm cho thời tiết dễ chịu hơn vào
những tháng mùa khô. Tuy nhiên, vào các tháng mùa mưa độ ẩm tương đối cao hơn mùa khô từ 10 – 12%, tạo ra một bầu không khí ẩm ướt, vì vậy cần chú ý khi xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng phải có độ thông thoáng cao.
Nhìn chung điều kiện khí hậu nơi đây vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của các loài động thực vật, là tiền đề quan trọng tạo nên sự đa dạng phong phú của các loài động thực vật và tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Vào mùa mưa nước lớn hạn chế các hoạt động du lịch nhưng có thể có các loại hình du lịch khác thích hợp thay thế. Bên cạnh đó cần cẩn trọng với các hoạt động vì sức gió, sóng trên hồ trong những buổi chiều là mặt hạn chế.
4. Tiềm năng nước mặt:
Hồ Dầu Tiếng được xây dựng tại khu vực thượng nguồn của sông Sài Gòn với dung tích chứa khoảng 1,58 tỷ m3 nước.
Nguồn nước trong hồ là lượng nước được dự trữ lại trong mùa mưa do sông Sài Gòn và sông Tha La dồn xuống cùng với vùng lưu vực phía Bắc của hồ. Do lượng nước tập trung vào mùa mưa tương đối lớn nên mực nước trong hồ có sự chênh lệch giữa hai mùa khá lớn.
Tiềm năng về nguồn nước của hồ Dầu Tiếng đáp ứng cho việc tưới trong sản xuất nông nghiệp thông qua hai hệ thống kênh chính: kênh Đông và kênh Tây, đã cung cấp nước tưới cho khoảng trên 100 ngàn ha đất canh tác của tỉnh Tây Ninh và các tỉnh lân cận như TP. HCM và Long An. Ngoài ra, hồ Dầu Tiếng còn cung cấp lượng nước phục
3
Hình 3.6: Nước mặt hồ Dầu Tiếng
để đẩy mặn cho vùng hạ lưu sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông; nâng cao mực nước ngầm, làm thay đổi cơ bản chế độ nước mặt, điều tiết chế độ nhiệt ẩm và góp phần thúc đẩy một số quá trình chuyển hoá vật chất trong đất cho các khu vực lân cận và vùng hạ lưu rộng lớn. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những khu vực quan trọng cho phát triển ngành ngư nghiệp.
Tiềm năng của nước hồ tạo ra một vùng cảnh quan môi trường sinh thái hấp dẫn, vừa có tác dụng điều hoà khí hậu cho vùng và là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, các môn thể thao dưới nước, …
Mực nước của hồ dao động vào hai mùa khác nhau và có sự chênh lệch lớn, tao ra vùng đất bán ngập. Vì vậy hàng năm lượng phù sa khá lớn bồi tụ tại khu vực này làm cho đất đai màu mỡ phì nhiêu, rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển các loại cây ăn trái phục vụ cho khách du lịch.
Theo kết quả nghiên cứu, đánh giá và phân tích của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh đã cho thấy, nước trong hồ Dầu Tiếng những năm gần đây đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân được xác định là do các hoạt động khai thác cát bừa bãi trên các sông, trong lòng hồ, việc phát triển tràn lan hoạt động nuôi cá bè trong hồ, xả nước thải chưa qua xử lý vào hồ và vùng đất bán ngập,…
đã gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước nêu trên. Tuy nhiên, tình trạng trên sẽ sớm được khắc phục khi hiện nay UBND tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương tích cực kiểm tra, xử lý nhằm ngăn chặn và tiến đến chấm dứt triệt để tình trạng khai thác cát, nuôi cá bè, xả nước thải vào trong lòng hồ, vì thế tình hình đã phần nào được cải thiện. Đồng thời để tăng hiệu quả trong việc bảo vệ nguồn nước trong hồ nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, tỉnh Tây Ninh cũng đã xây dựng các khung hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi xâm hại đến nguồn nước trong hồ, triển khai việc thả cá giống vào hồ hàng năm, tăng cường nuôi cá tự nhiên trong hồ.
Tuy nhiên trong tương lai, khi có thể có nhiều dự án du lịch được xây dựng và phát triển tại đây, rất có thể sẽ lại làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt trong hồ cũng như
nguồn nước ngầm của khu vực. Vì thế khi thực hiện các dự án sẽ phải thực hiện thật tốt công tác đánh giá tác động môi trường và cần có các phương án xử lý nước thải thật tốt nhằm hạn chế đến mức tối đa những tác động tiêu cực của các dự án đối với môi trường nước trong hồ.
5. Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản trong hồ:
Hồ Dầu Tiếng tạo nên một nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên khá phong phú cho tỉnh Tây Ninh nói riêng và các vùng lân cận nói chung.
Hàng năm cung cấp hàng nghìn tấn thuỷ sản cho nhân dân, giải quyết việc làm và đời sống cho hàng nghìn lao động, nhất là các lao động nghèo, không có đất đai, phương tiện sản xuất. Bên cạnh đó đây còn là nơi quan trọng để xây dựng và phát triển ngành ngư nghiệp của tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, do công tác quản lý bảo vệ không được thực hiện tốt, đã dẫn đến tình trạng cạn kiệt dần nguồn lợi thuỷ sản ở đây. Theo các thống kê đã được thực hiện, thì trong giai đoạn những năm từ 1986 đến 1990, sản lượng cá thu hoạch bình quân hàng năm trong hồ Dầu Tiếng đạt khoảng 3.000 tấn, nhưng đến giai đoạn suốt từ các năm 1991 đến năm 2005 thì sản lượng cá hàng năm đánh bắt được chỉ còn khoảng 400 tấn. Nguyên nhân của sự sút giảm mạnh về nguồn lợi thuỷ sản trong hồ được xác định là do hiện tượng đánh bắt khai thác bừa bãi, sử dụng các công cụ phương tiện đánh bắt có tính huỷ diệt hàng loạt như: hoá chất, xung điện, thuốc nổ, lưới cào kèm xung điện, lưới cá cơm, lưới bén mắt nhỏ, vó đèn đêm, dến (một loại công cụ được làm từ lưới cá cơm như màng chống muỗi),…
Về sự đa dạng các chủng loại cá trong hồ, theo kết quả điều tra của Chi cục quản lý nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Tây Ninh thì trong hồ có khoảng hơn 54 loài cá, trong đó có hơn
Hình 3.7: Đánh bắt cá trên hồ Dầu Tiếng
10 loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá Thát Lát, Lươn đồng, cá Lăng (có 3 loài), cá Lóc, cá Rô đồng, cá Chạch (2 loài), cá Cơm,... Ngoài ra, hồ còn có 9 loài cá có giá trị làm cá cảnh như: cá Thái Hổ, cá Hồng Vẹn, cá Lòng Tong Sọc, cá Ngựa Nam, cá Ngũ Vân, cá Chốt Cờ, cá Sơn Xiêm, cá Bãi Trầu, cá Chạch Bông.
Nhằm mục đích khôi phục và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trong hồ Dầu Tiếng, từ năm 2005 cho đến nay UBND tỉnh Tây Ninh có chủ trương và đã thực hiện 5 lần thả cá giống vào trong hồ, số lượng khoảng gần 7 triệu con với nhiều chủng loại cá khác nhau.
Trong đó có nhiều loài cá quý hiếm như: cá Tra Dầu, cá Hô, cá Lăng Nha, cá Thác Lác Cườm,… Kết quả mang lại từ việc thả cá giống vào hồ được đánh giá tốt, khi rất nhiều loài cá được thả vào thích nghi và phát triển khá tốt với môi trường tự nhiên trong hồ, kết quả từ các cuộc khảo sát cho thấy nguồn cá giống được thả nuôi đến khi đánh bắt rất có giá trị kinh tế như: cá Mè nặng tới 9 kg, cá Rô Phi nặng 2,5 kg, đây có thể xem là một bằng chứng nữa cho thấy sự thích nghi tốt của các loài cá giống được thả nuôi trong hồ. Hơn nữa, việc thả cá giống đã làm cho sản lượng cá trong hồ tăng lên nhanh chóng, ước tính trong năm 2009 sản lượng cá đánh bắt được trong lòng hồ đã đạt tới 1.000 tấn, trong đó các loại cá có giá trịnh kinh tế cao - chủ yếu là các loài cá thả nuôi chiếm khoảng 30% tổng sản lượng đánh bắt.
Theo tính toán của các chuyên gia về ngành thuỷ sản của tỉnh Tây Ninh, nếu đầu tư mỗi năm khoảng 1 tỷ đồng, thả từ 1,5 đến 2 triệu con cá giống vào hồ, trong đó tăng cường thả các loại cá quý hiếm, có giá trị cao như: cá Chép, Lăng Nha, Bống Tượng, Thát Lát Cườm, cá Tra Dầu, cá Hộ,… đồng thời thực hiện tốt công tác bảo vệ, khai thác hợp lý trong vòng ba năm, thì sản lượng cá trong hồ Dầu Tiếng sẽ dễ dàng tăng lên mức 3.000 tấn/năm. Trong thời gian gần đây, theo kết quả nghiên cứu của Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Tây Ninh thì trong hồ Dầu Tiếng đã có xuất hiện thêm các loài cá mới như cá Chốt Sọc, cá Măng, cá Heo (lớn cỡ hai ngón tay) và một số lượng nhỏ cá Nóc Hổ (còn được gọi là cá Nóc béo) với chất lượng thịt rất thơm ngon nhưng không có độc tố như cá Nóc biển. Điều này đã chứng tỏ rằng, môi trường tự nhiên trong khu vực hồ Dầu Tiếng đã và tiếp tục được cải thiện, hứa hẹn sẽ phát triển thêm nhiều chủng loại