QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch hồ dầu tiếng tỉnh tây ninh (Trang 64 - 73)

Hiện nay, các nhà quản lý du lịch, đặc biệt là quản lý du lịch sinh thái không chỉ tiếp nhận số lượng du khách hàng năm ngày càng tăng cùng với các nguồn lợi về kinh tế và việc làm mà còn phải giữ được sự cân bằng giữa lợi ích và cái giá có thể phải trả về môi trường sinh thái. Để tiếp cận với du lịch du lịch sinh thái, tất cả các nhà quản lý và khu du lịch phải chuẩn bị cho du lịch sinh thái. Các nguyên tắc hướng dẫn được xây dựng ở đây để giúp các nhà quản lý trong quá trình thực hiện quy hoạch và quản lý khu du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng.

1. Phát triển và thực hiện các nguyên tắc chỉ đạo du lịch sinh thái cho hồ Dầu Tiếng:

Du lịch sinh thái được định nghĩa là loại hình lữ hành có trách nhiệm đến các khu thiên nhiên, có trách nhiệm bảo tồn môi trường và giữ vững phúc lợi cho nhân dân địa phương. Loại hình du lịch này phụ thuộc nhiều vào sự bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó có một sự kết hợp hiển nhiên giữa doanh nghiệp tư nhân cung cấp các chuyến tham quan lữ hành dựa vào thiên nhiên và các tổ chức có trách nhiệm bảo tồn các khu thiên nhiên. Sự liên kết này có thể thành công để sản sinh ra các sản phẩm du lịch sinh thái đích thực bằng cách: Nâng cao ý thức của nhân dân về bảo vệ môi trường, cung cấp tiềm lực về kinh tế phục vụ cho công tác bảo tồn thiên nhiên hoang dã, làm tăng tối đa lợi ích cho cộng đồng địa phương, giảm đến mức tối đa các tác động không có lợi của khách tham quan lên môi trường thiên nhiên và văn hoá địa phương.

Du lịch thiên nhiên đã tồn tại từ rất lâu, nhưng từ năm 1980 loại hình du lịch này đã tăng lên một cách đáng kể. Trong những năm của thập kỷ 80, các công ty lữ hành đã đón nhận tỷ lệ gia tăng số lượng khách hàng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Ngày càng có nhiều hơn những du khách đến những nơi xa xôi tách biệt nhất của hành tinh, từ Nam Cực cho tới New Guinea. Các địa điểm du lịch hoang dã đang bị đe doạ bởi sự

tăng trưởng nhanh chóng của du lịch, các khu dân cư xung quanh các địa điểm du lịch nổi tiếng đang bị xâm lấn bởi khách tham quan và cư dân địa phương. Các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý có thể trút bỏ được phần lớn gánh nặng nếu nhà điều hành và các tổ chức môi trường phổ biến cho khách tham quan những hành vi ứng xử thích hợp trước khi họ đặt chân đến các khu bảo tồn thiên nhiên hay tham gia các tour du lịch sinh thái.

Nhu cầu truyền bá các nguyên tắc chỉ đạo được lập ra để bảo vệ môi trường sinh thái và văn hoá nhạy cảm giờ đây cấp thiết hơn bao giờ hết.

Các nguyên tắc chỉ đạo là công cụ truyền thông cơ bản để giảm tác động của du khách. Chúng rất có ích khi các luật lệ về hành vi của du khách được thiết lập và ban hành. Về lý tưởng, tất cả các khu du lịch sinh thái, bảo tồn thiên nhiên nên có các nguyên tắc chỉ đạo chung cho du khách. Tuy nhiên, cũng có thể dùng nguyên tắc chỉ đạo chung cho tất cả các khu và sau đó bổ sung thêm nguyên tắc riêng mang tính đặc thù cho từng khu vực khi có khách đến tham quan.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trong đó các cơ quan địa phương, nhà nước đã không có thông tin cho du khách. Vai trò của các công ty du lịch tư nhân, các tổ chức môi trường, cộng đồng địa phương, hội và thậm chí các hãng hàng không ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc giáo dục hành vi ứng xử cho du khách.

Các hướng dẫn chỉ đạo dành cho các dịch vụ khách tham quan cũng có lợi. Các nhà quản lý là những người thích hợp nhất để đóng vai trò đi đầu trong lĩnh vực này.

Nếu khu du lịch có hệ thống đấu thầu tổ chức dịch vụ, các yêu cầu cụ thể có thể được định ra và cam kết trong bản hợp đồng trước khi một dịch vụ du lịch được phép hoạt động trong khu vực. Bên cạnh đó, các công ty du lịch tư nhân, các chủ nhà trọ và nơi ăn nghỉ của du khách cũng cần được cung cấp các nguyên tắc chỉ đạo càng cụ thể càng tốt, nhằm ngăn ngừa đến mức tối đa các hành động tiêu cực đối với môi trường sinh thái.

Cuối cùng là nguyên tắc chỉ đạo cho các bên chuyên môn liên quan đến việc cung cấp thông tin cho khách du lịch - hướng dẫn viên du lịch, nhân viên tiếp tân, nhân viên trong các quầy thông tin, nhân viên cửa hàng – có thể được thiết lập bởi các cơ quan

chuyên môn. Vai trò của họ là nâng cấp các dịch vụ và bảo vệ môi trường, bảo vệ chất lượng cuộc sống và điều kiện làm việc trong khu vực.

Đồng thời, sau khi lập ra các nguyên tắc chỉ đạo, cần phải tạo điều kiện cho khách tham quan tiếp cận với các nguyên tắc cơ bản trong chuyến tham quan. Các tài liệu về nguyên tắc chỉ đạo có thể được đặt ở những nơi sau:

- Sách hướng dẫn du lịch.

- Bản đồ đường xá và điểm du lịch.

- Tờ bướm quảng cáo.

- Tài liệu từ các công ty du lịch trước chuyến đi.

- Túi sau ghế ngồi máy bay.

- Quầy thuê xe.

- Trung tâm đón khách (phát tay hoặc dùng bảng thông báo).

- Tài liệu ở cổng vào, áp phích, bảng hiệu.

- Phòng khách.

- Quầy bán dụng cụ.

Nhìn chung, các nguyên tắc chỉ đạo là thành phần cơ bản nhất của một kế hoạch quản lý du lịch sinh thái toàn diện. Chúng cần phải xuất hiện một cách có hệ thống ở tất cả những nơi có mật độ khách tham quan lớn và phải xuất hiện đồng thời với các chính sách quản lý khách tham quan khác.

Vì vậy, làm tăng các hành vi ứng xử tốt của du khách là yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt được mục tiêu của du lịch sinh thái, nên trên thế giới hiện nay tất cả các thành phần từ nhà nước, công ty tư nhân, tổ chức, cộng đồng địa phương,…tham gia du lịch đang bắt đầu đặt tiêu chuẩn cho mình.

Ở Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đã, đang và sẽ tiếp tục được khai thác phục vụ du lịch, nhưng có một tồn tại chung nhất là hầu hết các địa điểm chỉ sau

một thời gian khai thác đều phải đối mặt với vấn nạn rác thải, nước thải, môi trường cảnh quan xuống cấp,… làm mất đi giá trị và ảnh hưởng rất lớn đến sự thoả mãn của du khách. Như vậy, việc xây dựng và phát triển du lịch sinh thái ở hồ Dầu Tiếng không chỉ chú trọng phát huy khía cạnh kinh tế mà còn phải đề cao công tác bảo vệ cảnh quan môi trường để ngành du lịch của hồ phát triển bền vững, mang lại lâu dài các giá trị kinh tế - xã hội. Để được như vậy, cần phải nâng cao ý thức người dân, trang bị nhận thức cũng như hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên môi trường cho du khách. Có như vậy danh tiếng và sự thu hút về du lịch của hồ Dầu Tiếng mới được bảo vệ và ngày càng phát huy mạnh mẽ sự hấp dẫn đối với khách tham quan trong nước và quốc tế.

2. Thiết kế các phương tiện phục vụ du lịch sinh thái:

Hiện tại du lịch sinh thái vẫn chỉ chiếm một vị trí tương đối nhỏ nhưng đang lan rộng trong thị trường du lịch thế giới. Sự phát triển của mảng thị trường này đến nay vẫn còn bị hạn chế do thiếu các phương tiện phục vụ và các cơ sở hạ tầng hỗ trợ du lịch. Để tiếp tục phát triển du lịch sinh thái trở thành một ngành công nghiệp, việc huy động kết hợp các tiềm lực văn hoá và tài chính giữa nhà nước và tư nhân để thực hiện một cách có ý nghĩa mục tiêu môi trường là rất quan trọng. Các Sở, Ban Ngành và các cộng đồng địa phương cần có sự khôn ngoan, nhìn xa trông rộng để hiểu được rằng du lịch sinh thái là một cơ hội phát triển có hạn chứ không phải là một sự phát triển được buông lỏng làm nghẹt thở, giết chết môi trường. Thách thức trước mắt là xây dựng cho được một vài phương tiện phục vụ tốt với quan niệm du lịch không phải là một ngành đơn độc hỗ trợ cho nền kinh tế của một cộng đồng. Mặc dù trên thế giới, có nhiều nơi coi du lịch sinh thái như một cứu tinh của nền kinh tế suy thoái, du lịch sinh thái phải là một phần của một quy hoạch kinh tế cân đối dài hạn, liên quan đến nhiều ngành công nghiệp bền vững khác.

Ngoài du lịch sinh thái, còn có các ngành phát triển lạc quan khác trong ngành du lịch. Các hệ thống khách sạn của tập đoàn Marriot đi tiên phong trong việc thí nghiệm các loại phòng ở hợp với môi trường, nghĩa là tận dụng các kỹ thuật xây dựng và vật liệu có ảnh hưởng ít nhất đến môi trường. Hệ thống khách sạn Choice đang cung cấp

các thùng tái chế trong các phòng ở và khuyến khích khách lưu trú cần chú trọng tới việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên. những hoạt động thân thiện với môi trường này chưa thể được xem là du lịch sinh thái, nhưng phần nào cũng đã minh hoạ tiềm năng ảnh hưởng của các thiết kế thông thường của khái niệm du lịch sinh thái.

Một số tiêu chuẩn khái quát dưới đây xem như là nguyên tắc chỉ đạo cho các tiêu chuẩn cụ thể hơn liên quan đến hồ Dầu Tiếng và đặc tính sinh thái của một số khu vực nhất định. Trừ một vài ngoại lệ, các tiêu chuẩn và nguyên tắc được thể hiện này cũng có thể áp dụng cho các loại hình phát triển khác. Các tiêu chuẩn được nêu ra với chủ ý như một hướng dẫn chung, chưa phải đã là những danh mục đầy đủ.

2.1. Nguyên tắc quy hoạch mặt bằng:

- Mặt bằng xây dựng và các kết cấu công trình cần phải tránh giao cắt với các cây to và giảm thiểu ảnh hưởng đến các đặc điểm tự nhiên khác.

- Sử dụng các cây đổ tự nhiên khi có thể (cây đổ do gió hay các tác động khác).

- Hệ thống đường mòn cần chú ý tôn trọng sự đi lại và nơi ở của các loài động vật hoang dã.

- Cần phải có biện pháp chống xoá mòn đối với tất cả các công trình xây dựng và đường mòn.

- Phải thoát nước ra khỏi các lối mòn và đường đi, tránh việc tích tụ lâu có thể gây ra xoá mòn.

- Không nên phá bỏ các thảm thực vật trên bờ hồ.

- Hạn chế các điểm đường mòn cắt sông suối.

- Duy trì và đa dạng hoá thảm thực vật gần hồ, ao, suối quanh năm và suối theo mùa để chúng gạn lọc và hạn chế lượng cặn lắng.

- Các công trình xây dựng cách xa hợp lý để đảm bảo sự đi lại cho các loài động vật hoang dã và sự tăng trưởng của thực vật.

- Thiết lập hệ thống các biển báo đầu đường mòn để đề cao ý thức về môi trường tự nhiên và xác định rõ nội quy hành vi, cũng như những quy định chung cho du khách.

- Ghi rõ tên của từng loài cây xanh xung quanh khu ăn nghỉ của du khách để khách làm quen với các loài cây mà họ có thể gặp xung quanh, qua đó có thể nâng cao ý thức bảo vệ của du khách.

- Sử dụng các kỹ thuật phát triển mặt bằng có tác động thấp, chẳng hạn như hàng lang nổi, thay vì đường mòn khi có thể.

- Các bãi cỏ và bãi chăn thả gia súc cần được bố trí phù hợp sao cho không làm ảnh hưởng đến nguồn nước và lưu vực.

- Thiết kế cần phản ánh sự thay đổi theo mùa, chẳng hạn như mùa mưa và góc độ mặt trời.

- Hạn chế sử dụng chiếu sáng để tránh làm ảnh hưởng đến chu kỳ ngày đêm của các loài hoang dã.

2.2. Nguyên tắc thiết kế công trình:

- Thiết kế công trình phải tận dụng tối đa các kỹ thuật xây dựng, vật liệu và các giá trị văn hoá địa phương nếu hợp với môi trường.

- Hình dáng và vẻ bên ngoài của các công trình phải hài hoà với cảnh quan thiên nhiên. Nên chú trọng thiết kế dựa trên những tiêu chuẩn môi trường lâu dài chứ không nên tuân theo các tiêu chuẩn vật chất trước mắt.

- Các ưu tiên cần chú ý đến duy trì hệ sinh thái hơn là việc phô trương các mỹ thuật trong thiết kế.

- Cung cấp các phương tiện phục vụ cho các hoạt động chung. Việc bố trí các chỗ như cạo đất bám trên giày, dép, rửa chân ngoài trời,… đã trở thành điều kiện thiết yếu cho thành công của một số khu vực.

- Nên tính đến việc tận dụng tối đa các tán cây để che phủ bớt các con đường được sử dụng nhiều giữa các khu nhà để hạn chế xoá mòn, che nắng và cung cấp chỗ trú khi trời mưa.

- Nên có một kiến trúc hoà hợp với các triết lý môi trường và mục đích khoa học.

- Nên trang bị các khu chứa hợp lý cho đồ dùng của du khách như ba lô, ủng và các dụng cụ cắm trại.

- Nên sử dụng các giải pháp với các kỹ thuật đơn giản khi có thể.

- Nên sử dụng các biện pháp gây chú ý đối với khách tham quan và nhân viên về các quy tắc môi trường.

- Cung ấp cho khách tham quan các dữ liệu cần thiết tại chỗ phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về môi trường.

- Thiết bị và đồ dùng nội thất nên ưu tiên sử dụng các nguyên liệu từ địa phương, trừ khi nguyên liệu được dùng cho các mục đích đặc biệt không có tại địa phương.

- Phương tiện phục vụ nên tận dụng vật liệu, thợ thủ công và nghệ nhân địa phương khi có thể.

- Tránh hoặc hạn chế tối đa phải sử dụng các vật liệu tiêu thụ nhiều năng lượng hoặc nguy cơ gây nguy hiểm cao.

- Các công trình xây dựng phải tôn trọng các chuẩn mực văn hoá và đạo đức tại địa phương. Cần khuyến khích nhân dân địa phương tham gia vào việc cung cấp đầu vào cho nhà thiết kế cũng như tạo ra cảm giác chấp nhận sở hữu trong nhân dân địa phương (phù hợp với phong tục tập quán).

- Phương tiện cho người tàn tật nên được cung cấp khi có thể. Do bản chất gian truân trong các khu du lịch sinh thái và các hoạt động nghiên cứu khoa học ở đây đã phần nào loại trừ khả năng lui tới của một số những người tàn tật. Phải ưu tiên đặc biệt trong việc cung cấp các phương pháp tiếp cận bình đẳng đối với phương tiện giáo dục cho người tàn tật.

- Dự kiến cho sự phát triển trong tương lai của các công trình, thiết bị nhằm hạn chế tối đa sự lãng phí khi phải đập bỏ hoặc phế loại. Cần phải quy hoạch cho nhu cầu dài hạn để tránh những lãng phí trong tương lai.

2.3. Nguyên tắc về thiết kế hạ tầng và sử dụng năng lượng:

- Các yếu tố cảnh quan phải được tín đến để củng cố sự thông thoáng tự nhiên, tránh việc phải tiêu dùng năng lượng không cần thiết.

- Nên cân nhắc đến khả năng sử dụng năng lượng mặt trời (chủ động hoặc thụ động) hoặc năng lượng gió ở những nơi có thể.

- Bố trí các đường ống nước, công trình ngầm sao cho hạn chế các tổn hại đến đất, tốt nhất là bố trí liên kế với hệ thống các đường mòn khi có thể.

- Đối với những nơi cần có sự điều chỉnh về độ ẩm và nhiệt độ thì cũng nên hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng điều hoà nhiệt độ. Phương pháp thiết kế chủ đạo là tận dụng tối đa độ thông thoáng tự nhiên trong việc đảm bảo đến mức cao nhất sự thoải mái của con người.

2.4. Nguyên tắc quản lý rác thải:

- Bố trí các phương tiện hợp lý với sinh thái để thu gom rác ở các đầu đường cho du khách sử dụng.

- Cung cấp các phương pháp giải toả rác thải hợp môi trường.

- Bố trí thùng chứa rác tránh côn trùng và súc vật.

- Cung cấp các giải pháp, phương tiện phục vụ tái chế.

- Sử dụng các công nghệ thích hợp để xử lý chất thải hữu cơ như Compost, hố rác tự hoại, bể khí sinh học,…

- Xem xét các giải pháp tái chế nước thải trước khi chúng trở lại với môi trường.

2.5. Nguyên tắc đánh giá các phương tiện phục vụ du lịch sinh thái:

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch hồ dầu tiếng tỉnh tây ninh (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)