CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3. Mô hình nghiên cứu
3.3.1. Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu
a. Hành vi ứng xử người sản xuất trong quyết định điểm đầu vào tối ưu Theo Nguyễn Văn Song (2013), giả sử chúng ta có các hàm số sau:
Q = F(X1, X2) hàm sản xuất với MP1 > 0 (MP là sản phẩm biên) (1)
C = W1X1 + W2X2 hàm chi phí với hai đầu vào X1, X2; giá đầu vào là W1,W2(2)
П = Q*P - C: hàm lợi nhuận với P là giá đầu ra (3) Tối đa hóa lợi nhuận (TR - TC): Max П = P*F(X
1, X
2) - (W
1X
1 + W
2X
2) (4)
Điều kiện cần để người sản xuất tối đa hóa lợi nhuận: lấy đạo hàm riêng của hàm lợi nhuận theo đầu vào X ta có:
∂П/∂X1 = P*MP1 – W1 = 0 MVP1 = W1 (5)
∂П/∂X2 = P*MP2 – W2 = 0 MVP2 = W2 (6)
Như vậy, điều kiện cần để người sản xuất tối đa hóa lợi nhuận khi quyết định điểm đầu vào tối ưu là tại điểm giá trị sản phẩm biên (MVP) bằng giá đầu vào (W). Để thấy rõ hơn nữa nguyên tắc này, chúng ta có thể thể hiện thông qua mô hình sau:
Hình 3.3: Điểm đầu tư đầu vào tối đa hóa lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo Nguồn: A. Mas-Collell. 1995
Chúng ta dễ dàng nhận thấy, nếu người sản xuất đầu tư ít hơn (Xtối ưu), khi đó giá trị sản phẩm biên (VMP) còn lớn hơn so với giá đầu vào (W) họ sẽ bị thua thiệt; ngược lại nếu người sản xuất đầu tư nhiều hơn (Xtối ưu), khi đó giá trị sản phẩm biên (VMP) nhỏ hơn giá đầu vào (W), họ cũng sẽ thua thiệt vì không đạt được tổng lợi nhuận lớn nhất (diện tích a).
Chỉ có đầu tư tại điểm giá đầu vào (W) bằng với giá trị sản phẩm biên (VMP) người sản xuất sẽ thu được phần lợi nhuận tối đa (diện tích a). Theo đó, người sản xuất (hay hộ nuôi tôm) sẽ lựa chọn đầu tư và phối hợp các yếu tố đầu vào sao cho phù hợp nhất (Xtối ưu) để đạt đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
b. Hành vi ứng xử người sản xuất trong quyết định điểm đầu ra tối ưu
Theo Nguyễn Văn Song (2013), để giải bài toán đầu ra tối ưu, giả sử có các hàm số sau đây:
Hàm tổng doanh thu TR = P*Q, và tổng chi phí TC
Người sản xuất sẽ tối đa hóa lợi nhuận: Max П = TR - TC (7)
Điều kiện cần để hãng tối đa hóa lợi nhuận: lấy đạo hàm riêng của hàm lợi nhuận theo đầu ra (Q) ta có:
∂П/∂Q = MR - MC = 0 ⇒ MR = MC (8)
Như vậy, điều kiện cần để người sản xuất tối đa hóa lợi nhuận khi quyết định điểm đầu ra tối ưu là tại điểm doanh thu biên (MR) bằng chi phí biên (MC). Thông qua mô hình sau chúng ta có thể thấy rõ được nguyên tắc này:
Hình 3.4: Điểm đầu ra tối ưu của người sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Nguồn: A. Mas-Collell. 1995.
Từ mô hình trên, chúng ta thấy điểm đầu ra tối đa hóa lợi nhuận của người sản xuất là điểm chi phí biên (MC) bằng với doanh thu biên (MR), trong trường hợp chúng ta giả sử đây là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, người sản xuất phải chấp nhận giá và như vậy, giá (P) chính là doanh thu biên của người sản xuất. Nếu chủ thể sản xuất, sản xuất sản lượng đầu ra bên trái của Q* (giả sử tại điểm Q* - 1), tại sản lượng này chúng ta có thể quan sát thấy chi phí
biên vẫn còn nhỏ hơn doanh thu biên (MC < MR), người sản xuất vẫn có thể tăng thêm một đơn vị sản phẩm nữa; ngược lại, nếu chủ thể sản xuất, sản xuất một lượng sản phẩm bên phải của Q* (giả sử Q* + 1), tại mức số lượng sản phẩm này chi phí biên lớn hơn doanh thu biên (MC > MR). Như vậy, chủ thể sản xuất tại điểm chi phí biên bằng doanh thu biên (MC
= MR) sẽ tối đa hóa lợi nhuận. Theo đó, người sản xuất (hay hộ nuôi tôm) cần xác định điểm đầu ra phù hợp nhất (Q*) để đạt đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Việc người nuôi tôm thẻ lựa chọn mức sản lượng thấp hơn hoặc cao hơn (kể cả tối đa hóa sản lượng) vẫn không đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cuối cùng của người nông dân.
c. Hành vi ứng xử của nông dân trong quyết định điểm đầu vào và điểm đầu ra tối đa hóa lợi nhuận
Theo Nguyễn Văn Song (2013), câu hỏi là người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) ứng xử có gì khác hai nguyên tắc trên? Nguyên nhân gì đã làm cho người nông dân có sự ứng xử khác biệt như vậy? Để giải quyết thỏa đáng những câu hỏi trên, có thể phân tích thông mô hình ba giai đoạn của quá trình sản xuất, trong mô hình bao gồm tổng sản lượng (TP) năng suất cận biên (MP), năng suất trung bình (AP) và tỉ số giữa giá đầu ra và giá đầu vào sau đây (hình 3):
Hình 3.5: Mối quan hệ giữa đầu vào, đầu ra và 3 giai đoạn của quá trình sản xuất.
Nguồn: Nguyễn Văn Song, 2013 Trong hình 3.5, TP là tổng sản lượng, AP là sản phẩm trung bình, MP là sản phẩm biên.
Đường tổng sản lượng đối với nông nghiệp với hầu hết các loại đầu vào đều không xuất phát từ điểm O. Bởi vì, trong nông nghiệp đôi khi không cần một số đầu vào vẫn có sản lượng như phân bón.
Người sản xuất không dừng đầu tư ở giai đoạn I của quá trình sản xuất vì trong giai đoạn này đầu tư thêm một đơn vị đầu vào sản phẩm trung bình (AP) trên một đơn vị đầu ra vẫn tăng. Và đương nhiên, người sản xuất không đầu tư sang giai đoạn III của quá trình sản xuất, bởi vì đầu tư sang giai đoạn này tổng sản lượng sẽ giảm khi tăng thêm một đơn vị đầu vào, hay nói cách khác, sản phẩm biên (MP) âm. Như vậy, người sản xuất sẽ đầu tư ở giai
đoạn II của quá trình sản xuất. Xét dưới góc độ kinh tế, nhà đầu tư một lượng đầu vào X*, tại đó MP = Pđầu vào/Pđầu ra hay nói cách khác là giá trị sản phẩm biên VMP (MP*Pđầu ra) bằng giá đầu vào (Pđầu vào).
Nhưng đối với những người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thì điểm đầu tư X* dường như không phải điểm lựa chọn! Mà điểm Xmax, tức là tại điểm tổng sản lượng tối đa (MP = 0) lại là điểm chọn lựa của hầu hết những người nông dân, đầu tư sản xuất tại điểm này vẫn tuân theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận khi và chỉ khi giá đầu vào bằng không (0), tức là bằng với giá trị sản phẩm biên VMP = 0 vì MP = 0. Người nông dân trồng trọt, chăn nuôi bao giờ cũng kỳ vọng làm sao đạt được mức sản lượng cao nhất có thể (tức là tại điểm MP = 0). Vì sao như vậy?
Như chúng ta đã biết, đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) là các loại sinh vật sống (cây trồng và con gia súc); đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm sinh học, điều kiện tự nhiên như khí hậu thời tiết. Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài các đầu vào phải mua bằng tiền (có giá) trên thị trường như (phân bón, lao động, thuốc bảo vệ thực vật, v.v, gọi chung là vốn và lao động), người nông dân còn tận dụng tối đa các đầu vào giá bằng 0 như: Độ phì của đất đai, nước, đặc điểm sinh học của giống, ánh sáng mặt trời, nước mưa, đặc điểm khí hậu thời tiết. Như vậy, mô hình trên mới xét tương quan 2 (hai) chiều, nhưng trong sản xuất sử dụng rất nhiều các loại đầu vào, tương quan đa chiều; trong đó, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là có nhiều loại đầu vào có giá bằng không (0) vì vậy, khi sử dụng các đầu vào khác với giá khác không (P >0) như phân bón, lao động nông dân luôn kỳ vọng tận dụng tối đa thêm các đầu vào có giá bằng không (0). Dù vậy, việc tận dụng thêm các đầu vào có giá bằng không (0) để tối đa hóa sản lượng (năng suất) vẫn tuân thủ nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận vì đó là mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất.
Đề tài liên quan đến vấn đề năng suất và lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ nên chọn tiếp cận theo mô hình tối đa hóa lợi nhuận là phù hợp. Ta xem xét hành vi của người sản xuất ở nghiên cứu này là người nuôi tôm thẻ, họ quyết định phương thức phối hợp các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất như thế nào nhằm đạt được mục tiêu tối đa năng suất và lợi nhuận trên cơ sở nhận diện được xu hướng tác động của các yếu tố đó, và nghiên cứu thực hiện trên cơ sở chủ thể sản xuất trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo. Hẳn nhiên, có thể thị trường cạnh tranh hoàn hảo khó có thể hoàn hảo bởi trong điều kiện thực tế, giá các yếu tố đầu vào và đầu ra không hoàn toàn do thị trường quyết định. Tuy nhiên, chúng ta giả sử rằng: thị trường quyết định giá và người sản xuất là người chấp nhận giá, có nghĩa là họ đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo.