CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Phân tích mối quan hệ về chi phí, năng suất, lợi nhuận hộ nuôi tôm
4.3.4. Phân tích sự khác biệt giữa biến định lượng và biến định tính bằng kiểm định trung bình tổng thể T - Test
a. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất và lợi nhuận với mô hình nuôi
a1. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất với mô hình nuôi
Nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa năng suất vụ nuôi (tính trên 1.000m2) với việc hộ nuôi tôm áp dụng các mô hình nuôi khác nhau bằng kiểm định giả thiết về sự bằng nhau giữa hai tổng thể (Independent-Samples T-test). Kết quả: Sig. (Levenne’s) = 0,417 > 0,05;
ta thấy phương sai giữa 2 mô hình không khác nhau, ta xét kiểm định t ở phần Equal variances assumed. Kết quả: Sig (2-tailed) = 0,011 < 0,05; Kết luận: có sự khác biệt có ý nghĩa giữa mô hình nuôi và năng suất, theo đó mô hình nuôi thâm canh cho năng suất cao hơn mô hình bán thâm canh.
Bảng 4.17: Mối liên hệ giữa mô hình nuôi với năng suất
Phân tích tương quan với
Mô hình nuôi
Mean F Sig. t Sig (2-tailed)
Năng suất vụ nuôi (kg/1.000m2)
Thâm canh (27) 378
Bán thâm canh (102) 324
Equal variances assumed 0,662 0,417 2,569 0,011
Equal variances not assumed 2,860 0,006
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2014 a2. Phân tích mối liên hệ giữa lợi nhuận với mô hình nuôi
Kết quả phân tích như sau: Sig. (Levenne’s) = 0,238 > 0,05 ta thấy phương sai giữa 2 mô hình không khác nhau, ta xét kiểm định t ở phần Equal variances assumed. Kết quả: Sig (2- tailed) = 0,448 > 0,05; Kết luận: chưa có sự khác biệt có ý nghĩa giữa mô hình nuôi và tổng lợi nhuận.
Bảng 4.18: Mối liên hệ giữa mô hình nuôi với tổng lợi nhuận
Phân tích tương quan với
Mô hình nuôi
Mean F Sig. t Sig (2-tailed)
Tổng lợi nhuận (1.000m2/vụ nuôi)
Thâm canh (27) 4.003.868
Bán thâm canh (102) 6.411.281
Equal variances assumed 1,404 0,238 -0,761 0,448
Equal variances not assumed -0,851 0,399
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2014 b. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất và lợi nhuận với tập huấn
b1. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất với tập huấn
Kết quả: Sig. (Levenne’s) = 0,161 > 0,05 ta thấy phương sai giữa 2 nhóm không khác nhau, ta xét kiểm định t ở phần Equal variances assumed. Kết quả: Sig (2-tailed) = 0,032 < 0,05;
Kết luận: có sự khác biệt có ý nghĩa giữa tập huấn và năng suất vụ nuôi, theo đó hộ nuôi tôm có tham gia tập huấn sẽ có năng suất cao hơn các hộ không tham gia tập huấn.
Bảng 4.19: Mối liên hệ giữa tập huấn với năng suất
Phân tích tương quan với
Tập huấn
Mean F Sig. t Sig (2-tailed)
Năng suất vụ nuôi (kg/1.000m2)
Có tập huấn (40) 363
Không tập huấn (89) 323
Equal variances assumed 1,983 0,161 2,167 0,032
Equal variances not assumed 2,336 0,022
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2014 b2. Phân tích mối liên hệ giữa tổng lợi nhuận với tập huấn
Kết quả: Sig. (Levenne’s) = 0,22 > 0,05 ta thấy phương sai giữa 2 nhóm không khác nhau, ta xét kiểm định t ở phần Equal variances assumed. Kết quả: Sig (2-tailed) = 0,07 > 0,05;
Kết luận: chưa có sự khác biệt có ý nghĩa giữa tập huấn và tổng lợi nhuận, hay nói cách khác chưa có sự khác biệt về lợi nhuận giữa các hộ có và không có tham gia tập huấn với độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, nếu xét ở độ tin cậy 90% thì có sự khác biệt về lợi nhuận giữa các hộ có và không có tham gia tập huấn, theo đó hộ nuôi tôm có tham gia tập huấn sẽ có lợi nhuận cao hơn so với các hộ không tham gia tập huấn.
Bảng 4.20: Mối liên hệ giữa tập huấn với tổng lợi nhuận
Phân tích tương quan với
Tập huấn
Mean F Sig. t Sig (2-tailed)
Tổng lợi nhuận (1.000m2/vụ nuôi)
Có tập huấn (40) 9.374.060
Không tập huấn (89) 4.349.356
Equal variances assumed 1,516 0,220 1,826 0,070
Equal variances not assumed 1,638 0,107
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2014 c. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất và lợi nhuận với sử dụng vốn vay
c1. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất với sử dụng vốn vay
Nghiên cứu mối liên hệ giữa việc hộ nuôi tôm có và không sử dụng vốn vay với năng suất (trên 1.000m2) bằng kiểm định giả thiết về sự bằng nhau giữa hai tổng thể. Kết quả phân tích như sau: Sig. (Levenne’s) = 0,692 > 0,05 ta thấy phương sai giữa 2 nhóm không khác nhau, ta xét kiểm định t ở phần Equal variances assumed. Kết quả: Sig (2-tailed) = 0,017 <
0,05; Kết luận: có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sử dụng vốn vay và năng suất vụ nuôi, theo đó hộ nuôi tôm có sử dụng vốn vay có năng suất vụ nuôi cao hơn so với các hộ không sử dụng vốn vay.
Bảng 4.21: Mối liên hệ giữa sử dụng vốn vay với năng suất
Phân tích tương quan với
Sử dụng vốn vay
Mean F Sig. t Sig (2-tailed)
Năng suất vụ nuôi (kg/1.000m2)
Có sử dụng vốn vay (30) 373
Không sử dụng vốn vay (99) 323
Equal variances assumed 0,158 0,692 2,417 0,017
Equal variances not assumed 2,417 0,019
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2014 c2. Phân tích mối liên hệ giữa tổng lợi nhuận với sử dụng vốn vay
Kết quả: Sig. (Levenne’s) = 0,716 > 0,05 ta thấy phương sai giữa 2 nhóm không khác nhau, ta xét kiểm định t ở phần Equal variances assumed. Kết quả: Sig (2-tailed) = 0,015 < 0,05;
Kết luận: có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sử dụng vốn vay và tổng lợi nhuận, theo đó hộ nuôi có sử dụng vốn vay có tổng lợi nhuận cao hơn so với các hộ không sử dụng vốn vay.
Bảng 4.22: Mối liên hệ giữa sử dụng vốn vay với tổng lợi nhuận
Phân tích tương quan với
Sử dụng vốn vay
Mean F Sig. t Sig (2-tailed)
Tổng lợi nhuận (1.000m2/vụ nuôi)
Có sử dụng vốn vay (30) 11.543.144 Không sử dụng vốn vay (99) 4.199.604
Equal variances assumed 0,133 0,716 2,462 0,015
Equal variances not assumed 2,414 0,020
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2014 d. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất và lợi nhuận với sử dụng ao lắng
d1. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất với sử dụng ao lắng
Nghiên cứu mối liên hệ giữa việc hộ nuôi tôm có và không sử dụng ao lắng với năng suất vụ nuôi (tính trên 1.000m2) bằng kiểm định giả thiết về sự bằng nhau giữa hai tổng thể. Kết quả: Sig. (Levenne’s) = 0,766 > 0,05 ta thấy phương sai giữa 2 nhóm không khác nhau, ta kiểm định t ở phần Equal variances assumed. Kết quả: Sig (2-tailed) = 0,000 < 0,05; Kết luận: có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sử dụng ao lắng và năng suất, theo đó hộ nuôi có sử dụng ao lắng có năng suất vụ nuôi cao hơn so với các hộ không sử dụng ao lắng.
Bảng 4.23: Mối liên hệ giữa sử dụng ao lắng với năng suất
Phân tích tương quan với
Sử dụng ao lắng
Mean F Sig. t Sig (2-tailed)
Năng suất vụ nuôi (kg/1.000m2)
Có sử dụng ao lắng (44) 386
Không sử dụng ao lắng (85) 308
Equal variances assumed 0,089 0,766 4,515 0,000
Equal variances not assumed 4,444 0,000
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2014 d1. Phân tích mối liên hệ giữa tổng lợi nhuận với sử dụng ao lắng
Bảng 4.24: Mối liên hệ giữa sử dụng ao lắng với tổng lợi nhuận
Phân tích tương quan với
Sử dụng ao lắng
Mean F Sig. t Sig (2-tailed)
Tổng lợi nhuận (1.000m2/vụ)
Có sử dụng ao lắng (44) 12.072.013 Không sử dụng ao lắng (85) 2.716.313
Equal variances assumed 0,402 0,527 3,612 0,000
Equal variances not assumed 3,458 0,001
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2014 Kết quả: Sig. (Levenne’s) = 0,527 > 0,05 ta thấy phương sai giữa 2 nhóm không khác nhau, ta xét kiểm định t ở phần Equal variances assumed. Kết quả: Sig (2-tailed) = 0,000 < 0,05;
Kết luận: có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sử dụng ao lắng và tổng lợi nhuận, theo đó hộ nuôi có sử dụng ao lắng có tổng lợi nhuận cao hơn so với các hộ không sử dụng ao lắng.
e. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất và lợi nhuận với tình hình dịch bệnh
e1. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất với tình hình dịch bệnh
Nghiên cứu mối liên hệ giữa tình hình dịch bệnh (hộ nuôi có và không xảy ra dịch bệnh) với năng suất vụ nuôi (trên 1.000m2) bằng kiểm định giả thiết về sự bằng nhau giữa hai tổng thể. Kết quả: Sig. (Levenne’s) = 0,035 < 0,05 ta thấy phương sai giữa 2 nhóm khác nhau, ta xét kiểm định t ở phần Equal variances not assumed. Kết quả: Sig (2-tailed) = 0,000 < 0,05;
Kết luận: có sự khác biệt có ý nghĩa giữa tình hình dịch bệnh và năng suất, theo đó hộ nuôi xảy ra dịch bệnh có năng suất vụ nuôi thấp hơn so với các hộ không xảy ra dịch bệnh.
Bảng 4.25: Mối liên hệ giữa dịch bệnh với năng suất
Phân tích tương quan với
Dịch bệnh
Mean F Sig. t Sig (2-tailed)
Năng suất vụ nuôi (kg/1.000m2)
Có xảy ra dịch bệnh (81) 295 Không xảy ra dịch bệnh (48) 405
Equal variances assumed 4,557 0,035 -7,185 0,000
Equal variances not assumed -7,820 0,000
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2014 e2. Phân tích mối liên hệ giữa tổng lợi nhuận với tình hình dịch bệnh
Kết quả: Sig. (Levenne’s) = 0,637 < 0,05 ta thấy phương sai giữa 2 nhóm không khác nhau, ta xét kiểm định t ở phần Equal variances assumed. Kết quả: Sig (2-tailed) = 0,000 < 0,05;
Kết luận: có sự khác biệt có ý nghĩa giữa tình hình dịch bệnh và tổng lợi nhuận, theo đó hộ nuôi có xảy ra dịch bệnh có tổng lợi nhuận thấp hơn so với các hộ không xảy ra dịch bệnh.
Bảng 4.26: Mối liên hệ giữa dịch bệnh với tổng lợi nhuận
Phân tích tương quan với
Dịch bệnh
Mean F Sig. t Sig (2-tailed)
Tổng lợi nhuận (1.000m2/vụ)
Có xảy ra dịch bệnh (81) 1.085.813 Không xảy ra dịch bệnh (48) 14.043.839
Equal variances assumed 0,223 0,637 -5,382 0,000
Equal variances not assumed -5,023 0,000
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2014 g. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất và lợi nhuận với ương con giống
g1. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất với ương con giống
Bảng 4.27: Mối liên hệ giữa ương con giống với năng suất
Phân tích tương quan với Ương con giống
Mean F Sig. t Sig (2-tailed)
Năng suất vụ nuôi (kg/1.000m2)
Có ương con giống (17) 389
Không ương con giống (112) 327
Equal variances assumed 2,241 0,137 2,436 0,016
Equal variances not assumed 3,051 0,005
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2014 Kết quả: Sig. (Levenne’s) = 0,137 > 0,05, ta thấy phương sai giữa 2 nhóm không khác nhau, ta xét kiểm định t ở phần Equal variances assumed. Kết quả: Sig (2-tailed) = 0,016 > 0,05.
Kết luận: có sự khác biệt có ý nghĩa giữa ương con giống và năng suất vụ nuôi, theo đó hộ nuôi có ương con giống có năng suất cao hơn so với các hộ nuôi không ương trước khi nuôi.
g2. Phân tích mối liên hệ giữa tổng lợi nhuận với ương con giống Bảng 4.28: Mối liên hệ giữa ương con giống với tổng lợi nhuận
Phân tích tương quan với
Ương con giống
Mean F Sig. t Sig (2-tailed)
Tổng lợi nhuận (1.000m2/vụ)
Có ương con giống (17) 9.212.303 Không ương con giống (112) 5.405.678
Equal variances assumed 0,052 0,819 1,002 0,318
Equal variances not assumed 0,897 0,380
Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra năm 2014 Kết quả: Sig. (Levenne’s) = 0,819 > 0,05 ta thấy phương sai giữa 2 nhóm không khác nhau, ta xét kiểm định t ở phần Equal variances assumed. Kết quả: Sig (2-tailed) = 0,318 > 0,05.
Kết luận: chưa có sự khác biệt có ý nghĩa giữa ương con giống và tổng lợi nhuận, hay nói cách khác chưa có sự khác biệt về tổng lợi nhuận giữa các hộ có và không có ương con giống với mức ý nghĩa 10%.