Phân tích sự khác biệt giữa biến định lượng và biến định tính bằng phương pháp phân tích phương sai Anova

Một phần của tài liệu các nhân tố tác động đến năng suất và lợi nhuận hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại long an (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Phân tích mối quan hệ về chi phí, năng suất, lợi nhuận hộ nuôi tôm

4.3.3. Phân tích sự khác biệt giữa biến định lượng và biến định tính bằng phương pháp phân tích phương sai Anova

a. Sự khác biệt giữa các hạng mục chi phí chính, năng suất, tổng chi phí, doanh thu, lợi nhuận với địa bàn nuôi

Nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa địa bàn nuôi với các hạng mục chi phí chính, năng suất, tổng chi phí, doanh thu, lợi nhuận (Phụ lục 3.3.2) bằng phương pháp phân tích phương sai Anova (do biến địa bàn khảo sát có 4 nhóm), sau đó tiến hành phân tích sâu Anova bằng điểm định đa khoảng Duncan để tìm sự khác biệt giữa các địa bàn nuôi khác nhau với các biến định lượng. Kết quả như sau:

(1) Sig. Levene = 0,282 > 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, kết luận: không có sự khác biệt về giá trị phương sai giữa các nhóm hộ ở địa bàn khác nhau với chi phí thức ăn hay nói các khác phương sai đồng nhất, do đó kết quả phân tích Anova có thể sử dụng.

Kết quả phân tích Anova với Sig. = 0,006 < 0,05, như vậy: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chi phí thức ăn được sử dụng tại các địa bàn nuôi khác nhau. Kết quả phân tích Post hoc Duncan cho thấy: chi phí thức ăn tại các huyện Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ không khác nhau; tuy nhiên chi phí thức ăn tại các huyện trên lại có khác biệt so với huyện Cần Đước (chi phí thức ăn cao nhất 15,9 triệu đồng/1.000m2).

(2) Sig. Levene = 0,704 > 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, kết luận: không có sự khác biệt về giá trị phương sai giữa các nhóm địa bàn khảo sát khác nhau với chi phí thuốc - hóa chất hay nói các khác phương sai đồng nhất. Kết quả phân tích Anova với Sig. = 0,055 < 0,1, như vậy: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chi phí thuốc và hóa chất được sử dụng tại các địa bàn nuôi khác nhau với độ tin cậy 90%. Kết quả phân tích Post hoc Duncan cho thấy: chi phí thuốc và hóa chất tại các huyện Châu Thành, Tân Trụ không khác nhau; tuy nhiên chi phí thuốc và hóa chất tại huyện Cần Giuộc có khác biệt so với huyện Cần Đước (chi phí thuốc và hóa chất cao nhất 5,9 triệu đồng/1.000m2 tại huyện Cần Đước; 5,1 triệu đồng/1.000m2 tại huyện Cần Giuộc).

(3) Sig. Levene = 0,124 > 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, kết luận: không có sự khác biệt về giá trị phương sai giữa các nhóm địa bàn khảo sát khác nhau với năng suất hay nói các khác phương sai đồng nhất. Kết quả phân tích Anova với Sig. = 0,000 < 0,1, như vậy: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng suất vụ nuôi tại các địa bàn nuôi khác nhau với độ tin cậy 99%. Kết quả phân tích Post hoc Duncan cho thấy: năng suất vụ nuôi tại các huyện Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ không khác nhau; tuy

nhiên năng suất vụ nuôi tại huyện Cần Đước có sự khác biệt so với các huyện kể trên (huyện Cần Đước có năng suất cao nhất 391kg/1.000m2).

(4) Sig. Levene = 0,325 > 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, kết luận: không có sự khác biệt về giá trị phương sai giữa các nhóm địa bàn khảo sát khác nhau với tổng chi phí hay nói các khác phương sai đồng nhất. Kết quả phân tích Anova với Sig. = 0,001 < 0,1, như vậy: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tổng chi phí vụ nuôi tại các địa bàn nuôi khác nhau với độ tin cậy 99%. Kết quả phân tích Post hoc Duncan cho thấy:

tổng chi phí vụ nuôi tại các huyện Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ không khác nhau; tuy nhiên tổng chi phí vụ nuôi tại huyện Cần Đước có sự khác biệt so với các huyện kể trên (huyện Cần Đước có tổng chi phí vụ nuôi cao nhất 38,3 triệu đồng/1.000m2).

(5) Sig. Levene = 0,449 > 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, kết luận: không có sự khác biệt về giá trị phương sai giữa các nhóm địa bàn khảo sát khác nhau với tổng doanh thu vụ nuôi hay nói các khác phương sai đồng nhất. Kết quả phân tích Anova với Sig. = 0,089 < 0,1, như vậy: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tổng doanh thu vụ nuôi tại các địa bàn nuôi khác nhau với độ tin cậy 90%. Kết quả phân tích Post hoc Duncan cho thấy: tổng doanh thu vụ nuôi tại các huyện Cần Giuộc, Châu Thành không khác nhau; tuy nhiên tổng doanh thu vụ nuôi tại huyện Cần Đước và huyện Tân Trụ có sự khác biệt (huyện Cần Đước có tổng doanh thu cao nhất 46 triệu đồng/1.000m2; huyện Tân Trụ có tổng doanh thu thấp nhất 33,4 triệu đồng/1.000m2).

(6) Sig. Levene = 0,140 > 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, kết luận: không có sự khác biệt về giá trị phương sai giữa các nhóm địa bàn khảo sát khác nhau với tổng lợi nhuận hay nói các khác phương sai đồng nhất. Kết quả phân tích Anova với Sig. = 0,01 = 0,1, như vậy: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tổng lợi nhuận vụ nuôi tại các địa bàn nuôi khác nhau với độ tin cậy 90%. Kết quả phân tích Post hoc Duncan cho thấy: tổng lợi nhuận vụ nuôi tại các huyện Cần Đước, Cần Giuộc có sự khác biệt so với huyện Tân Trụ (huyện Cần Giuộc có lợi nhuận vụ nhất 8,1 triệu đồng/1.000m2; huyện Tân Trụ có tổng lợi nhuận thấp nhất - 443 ngàn đồng/1.000m2).

b. Sự khác biệt giữa các hạng mục chi phí chính, năng suất, tổng chi phí, doanh thu, lợi nhuận với nguồn gốc con giống

Nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa nguồn gốc con giống với các hạng mục chi phí chính, năng suất, tổng chi phí, doanh thu, lợi nhuận bằng phương pháp phân tích phương sai Anova (do biến địa bàn khảo sát có 3 nhóm), sau đó tiến hành phân tích sâu Anova bằng điểm định đa khoảng Duncan để tìm sự khác biệt giữa con giống có nguồn gốc khác nhau với các biến định lượng. Kết quả phân tích (Phụ lục 3.3.3) cho thấy:

(1) Sig. Levene = 0,163 > 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, kết luận: không có sự khác biệt về giá trị phương sai giữa các nhóm hộ sử dụng con giống khác nhau với chi phí thức ăn hay nói các khác phương sai đồng nhất, do đó kết quả phân tích Anova có thể sử

dụng. Kết quả phân tích Anova với Sig. = 0,024 < 0,05, như vậy: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chi phí thức ăn được sử dụng tại các nhóm hộ nuôi sử dụng con giống có nguồn gốc khác nhau. Kết quả phân tích Post hoc Duncan cho thấy: không có sự khác biệt về chi phí thức ăn giữa các hộ sử dụng con giống có nguồn gốc từ các tỉnh vùng ĐBSCL với các nhóm nguồn gốc con giống khác; có sự khác biệt về chi phí thức ăn giữa các hộ nuôi sử dụng con giống trong tỉnh và các hộ nuôi sử dụng con giống từ các tỉnh miền Trung, theo đó con giống sử dụng từ các tỉnh miền Trung có chi phí thức ăn cao hơn (15,2 triệu đồng/1.000m2).

(2) Sig. Levene = 0,847 > 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, kết luận: không có sự khác biệt về giá trị phương sai giữa các nhóm hộ sử dụng con giống khác nhau với chi phí thuốc và hóa chất hay nói các khác phương sai đồng nhất. Kết quả phân tích Anova với Sig. = 0,065 < 0,1, như vậy: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chi phí thuốc và hóa chất được sử dụng tại các nhóm hộ nuôi sử dụng con giống có nguồn gốc khác nhau với độ tin cậy 90%. Kết quả phân tích Post hoc Duncan cho thấy: không có sự khác biệt về chi phí thuốc và hóa chất giữa các hộ nuôi sử dụng con giống có nguồn gốc khác nhau.

(3) Sig. Levene = 0,276 > 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, kết luận: không có sự khác biệt về giá trị phương sai giữa các nhóm hộ sử dụng con giống khác nhau với năng suất vụ nuôi hay nói các khác phương sai đồng nhất. Kết quả phân tích Anova với Sig. = 0,13 > 0,1, như vậy: chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng suất vụ nuôi tại các nhóm hộ nuôi sử dụng con giống có nguồn gốc khác nhau với độ tin cậy tối thiểu 90%. Kết quả phân tích Post hoc Duncan cho thấy: không có sự khác biệt về năng suất vụ nuôi giữa các hộ nuôi sử dụng con giống có nguồn gốc khác nhau.

(4) Sig. Levene = 0,321 > 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, kết luận: không có sự khác biệt về giá trị phương sai giữa các nhóm hộ sử dụng con giống khác nhau với tổng chi phí vụ nuôi hay nói các khác phương sai đồng nhất. Kết quả phân tích Anova với Sig. = 0,033 < 0,05, như vậy: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tổng chi phí vụ nuôi được sử dụng tại các nhóm hộ nuôi sử dụng con giống có nguồn gốc khác nhau với độ tin cậy 95%. Phân tích Post hoc Duncan cho thấy: không có sự khác biệt về tổng chi phí vụ nuôi giữa các hộ sử dụng con giống có nguồn gốc từ các tỉnh vùng ĐBSCL với các nhóm nguồn gốc con giống khác; có sự khác biệt về tổng chi phí vụ nuôi giữa các hộ nuôi sử dụng con giống trong tỉnh và các hộ nuôi sử dụng con giống từ các tỉnh miền Trung, theo đó con giống sử dụng từ các tỉnh miền Trung có tổng chi phí vụ nuôi cao hơn (36,5 triệu đồng/1.000m2).

(5) Sig. Levene = 0,568 > 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, kết luận: không có sự khác biệt về giá trị phương sai giữa các nhóm hộ sử dụng con giống khác nhau với tổng doanh thu vụ nuôi hay nói các khác phương sai đồng nhất. Kết quả Anova với Sig. = 0,012

< 0,05, như vậy: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tổng doanh thu vụ nuôi được sử dụng tại các nhóm hộ nuôi sử dụng con giống có nguồn gốc khác nhau với độ tin

cậy 95%. Phân tích Post hoc Duncan cho thấy: không có sự khác biệt về tổng doanh thu vụ nuôi giữa các hộ sử dụng con giống có nguồn gốc từ các tỉnh vùng ĐBSCL với các nhóm nguồn gốc con giống khác; có sự khác biệt về tổng doanh thu vụ nuôi giữa các hộ nuôi sử dụng con giống trong tỉnh và các hộ nuôi sử dụng con giống từ các tỉnh miền Trung, theo đó con giống sử dụng từ các tỉnh miền Trung có tổng doanh thu cao hơn (45,6 triệu đồng/1.000m2).

(6) Sig. Levene = 0,409 > 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, kết luận: không có sự khác biệt về giá trị phương sai giữa các nhóm hộ sử dụng con giống khác nhau với tổng lợi nhuận hay nói các khác phương sai đồng nhất. Kết quả Anova với Sig. = 0,019 <

0,05, như vậy: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tổng lợi nhuận được sử dụng tại các nhóm hộ nuôi sử dụng con giống có nguồn gốc khác nhau với độ tin cậy 95%.

Phân tích Post hoc Duncan cho thấy: có sự khác biệt về tổng lợi nhuận giữa các hộ nuôi sử dụng con giống trong tỉnh với các hộ nuôi sử dụng con giống từ các tỉnh miền Trung và ĐBSCL, theo đó hộ sử dụng con giống có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung có tổng lợi nhuận cao nhất 9,1 triệu đồng/1.000m2; hộ sử dụng con giống có nguồn gốc trong tỉnh có tổng lợi nhuận thấp nhất 1,8 triệu đồng/1.000m2).

c. Sự khác biệt giữa các lợi nhuận với hình thức bán

Nghiên cứu mối liên hệ giữa hình thức bán tôm với lợi nhuận bằng phân tích phương sai Anova (do biến địa bàn khảo sát có 3 nhóm). Kết quả: Sig. Levene = 0,140 > 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, kết luận: không có sự khác biệt về giá trị phương sai giữa các hộ sử dụng hình thức bán tôm khác nhau với tổng lợi nhuận hay nói các khác phương sai đồng nhất, do đó kết quả phân tích Anova có thể sử dụng. Kết quả Anova với Sig. = 0,068 < 0,1, như vậy: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tổng lợi nhuận khi các hộ sử dụng hình thức bán tôm khác nhau với độ tin cậy 90%. Phân tích Post hoc Duncan cho thấy: không có sự khác biệt về tổng lợi nhuận giữa các hộ bán tôm tại ao và tại chợ; tuy nhiên lại có sự khác biệt về tổng lợi nhuận giữa các hộ nuôi bán tôn tại ao và tại chợ với các hộ bán tôm kết hợp, theo đó các hộ bán tôm kết hợp có lợi nhuận vụ nuôi cao nhất (11,7 triệu đồng/1.000m2).

Bảng 4.16: Mối liên hệ giữa hình thức bán với lợi nhuận

Chỉ tiêu so sánh

Hình thức bán tôm (One way Anova) Bán tại ao Bán tại chợ Bán kết hợp Tổng lợi nhuận (1.000m2) 3.939.875 4.590.836 11.652.616

Một phần của tài liệu các nhân tố tác động đến năng suất và lợi nhuận hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại long an (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)