Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Điều tra tăng trưởng làm cơ sở xây dựng biểu sản lượng rừng keo lai trồng tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 31 - 35)

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Hiện nay, dân số của huyện Hòa An có 54.218 người, gồm có 6 dân tộc trong đó chủ yếu là dân tộc Tày (chiếm 58%) và dân tộc Nùng (chiếm 28%).

Mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hoá truyền thống phong phú, đa dạng đặc biệt là dân tộc Tày. Họ có truyền thống văn hóa lâu đời, có chữ viết riêng (nhóm ngôn ngữ Tày -

Nùng). Nét đặc sắc về văn hóa của người Tày được thể hiện trong các hội làng, ca hát đối đáp, hát ví, hát then, hát si, hát lượn. Sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa của các dân tộc là nguồn động lực mạnh mẽ, thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển.

Hiện nay, trên địa bàn huyện còn bảo tồn được nhiều điểm di tích lịch sử - văn hóa có giá trị như: Đền vua Lê, khu di tích lịch sử Nặm Lìn, khu di tích lịch sử Lam Sơn,... Đây là nguồn tài nguyên nhân văn to lớn cần phải thường xuyên tu tạo và trân trọng phát huy.

Bảng 1.1. Dân số trung bình phân theo xã, thị trấn

Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

TT Nước Hai 3.646 3.658 3.672 4.443

Xã Dân Chủ 5.028 5.037 5.054 4.893

Xã Nam Tuấn 4.847 4.853 4.868 4.827

Xã Đức Xuân 511 513 517 499

Xã Đại Tiến 1.386 1.388 1.391 1.392

Xã Đức Long 5.347 5.349 5.364 5.355

Xã Ngũ Lão 2.245 2.251 2.269 2.236

Xã Trương Lương 2.513 2.516 2.532 2.534

Xã Bình Long 3.122 3.131 3.148 3.116

Xã Nguyễn Huệ 1.638 1.644 1.653 1.655

Xã Công Trừng 1.041 1.043 1.057 1.049

Xã Hồng Việt 2.755 2.761 2.778 2.766

Xã Bế Triều 5.623 5.634 5.651 5.507

Xã Hoàng Tung 3.329 3.337 3.354 3.338

Xã Trưng Vương 1.938 1.936 1.947 1.929

Xã Quang Trung 1.759 1.762 1.767 1.753

Xã Bạch Đằng 2.193 2.198 2.227 2.203

Xã Bình Dương 1.329 1.329 1.338 1.331

Xã Lê Chung 1.255 1.258 1.269 1.261

Xã Hà Trì 922 927 941 934

Xã Hồng Nam 1.196 1.199 1.212 1.197

Tổng số 53.623 53.724 54.009 54.218

(Nguồn niên giám thống kê 2014)[1]

1.2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

* Tăng trưởng kinh tế: nền kinh tế của huyện Hoà An trong những năm qua không có những đột phá mà có những bước phát triển ổn định. Giá trị tổng sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ có sự tăng trưởng bền vững

trên cơ sở nông nghiệp là nền tảng cho phát triển kinh tế của địa phương.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2010-2014 đạt 14,5%, trong đó:

+ Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 14,5%;

+ Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng tăng 13,5%;

+ Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 15,5%.

Tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế tăng từ 275 tỷ đồng năm 2010 lên 325 tỷ đồng năm 2014; tăng trưởng bình quân đạt trên 10%/năm. Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp tăng 4,6%; nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng cơ bản tăng bình quân tăng đạt 14,6%; nhóm ngành Thương mại - Dịch vụ tăng đạt 24,3%; giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng từ 5,08 triệu đồng năm 2010 lên 19,37 triệu đồng năm 2014.

(Nguồn niên giám thống kê 2014)[1]

Năm 2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 14,9%, trong đó:

+ Khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%;

+ Khu vực kinh tế công nghiệp - TTCN - XDCB tăng 14,6%;

+ Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 26%.

(Báo cáo UBND huyện Hòa An)[21]

Tăng trưởng kinh tế của huyện trong giai đoạn 5 năm trở lại đây đạt khá nhưng chưa ổn định và chủ yếu do đầu tư mang lại. Tuy nhiên, hiệu suất đầu tư và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông - lâm sản, dịch vụ chưa cao, chưa tạo thành vùng hàng hóa có thương hiệu riêng. Việc sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao trong sản xuất chưa đồng đều giữa các vùng; chưa tạo được nhiều hàng hóa xuất khẩu, kết quả thực hiện các dự án nông, lâm nghiệp đạt hiệu quả chưa cao.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: là một huyện miền núi, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hòa An nói chung đã theo hướng tích cực và phù hợp với xu thế phát triển chung nhưng tốc độ chuyển dịch giữa các ngành còn chậm và chưa ổn định, chưa phát huy hết khả năng, thế mạnh của huyện. Cơ cấu kinh tế còn nhiều bất cập so với toàn vùng và của tỉnh Cao Bằng. Do một số

nguyên nhân, trong đó nông nghiệp đang giữ vai trò chủ đạo và là thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện, bên cạnh việc phát triển công nghiệp còn gặp khó khăn do nguồn đầu tư và điều kiện kinh doanh, sức mua dân cư không lớn so với những vùng kinh tế khác.

Chương 2

Một phần của tài liệu Điều tra tăng trưởng làm cơ sở xây dựng biểu sản lượng rừng keo lai trồng tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)