Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Một số quy luật kết cấu và tương quan lâm phần Keo lai tại Hòa An
3.2.1. Quy luật kết cấu lâm phần N/D
Trong quá trình thực hiện ngoài thực địa chúng tôi đã thu thập được số liệu thô từ kết quả đo đếm trong các OTC. Đưa vào thực hiện nội nghiệp tiến hành nắn phân bố số cây theo cỡ đường kính theo hàm phương pháp Weibull trên máy tính. Dưới đây là kết quả nắn phân bố số cây theo cỡ đường kính tại 30 OTC theo hàm Weibull:
3.2.1.1. Kết quả xác định phân bố thực nghiệm N/D
Phân bố thực nghiệm N/D là một quy luật luôn tồn tại trong lâm phần, chúng là cơ sở quan trọng để xác định các biện pháp kỹ thuật tác động vào lâm phần. Khi đường kính cây rừng tăng lên thì mật độ giảm xuống rõ rệt, đặc biệt với phương thức trồng rừng trước đây với mật độ ban đầu lên đến 2500 cây/ha. Tuy nhiên với rừng trồng hiện nay phổ biến mật độ 1600 cây/ha nên việc điều tiết mật độ vẫn là điều cần thiết để kích thích sự tăng trưởng của rừng. Nhân tố mật độ ảnh hưởng rất rõ đến trữ lượng rừng, chúng luôn thay đổi theo trữ lượng của rừng, hay nói đúng hơn khi mật độ thay đổi có ảnh hưởng đến trữ lượng của rừng dù ít hay nhiều. Qua nghiên cứu phân bố N/D của 30 OTC theo phân bố Weibull hầu hết chúng đều cho kết quả phân bố thực nghiệm tuân theo hàm Weibull. Trên cơ sở nắn phân bố hàm Weibull của 30 OTC đề tài tiến hành tổng hợp hệ thống vào bảng 3.5 dưới đây.
Bảng 3.5. Kết quả xác định phân bố thực nghiệm N/D tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
OTC Phân bố N/D Số
cây 1
A3
Cỡ D(cm) 6,5 7,5 8,5 9,5 10,5 11,5
Số cây 6 14 21 20 8 1 70
2 A3
Cỡ D(cm) 6,5 7,5 8,5 9,5 10,5 11,5
Số cây 8 19 23 16 3 3 72
3 A3
Cỡ D(cm) 6,5 7,5 8,5 9,5 10,5 11,5
Số cây 5 17 28 13 5 3 71
4 A3
Cỡ D(cm) 6,5 7,5 8,5 9,5 10,5 11,5
Số cây 6 16 21 15 7 4 69
11 A3
Cỡ D(cm) 7 8 9 10 11 12
Số cây 12 16 19 15 5 2 69
12 A3
Cỡ D(cm) 7 8 9 10 11 12
Số cây 17 20 21 6 3 67
13 A3
Cỡ D(cm) 7 8 9 10 11
Số cây 3 22 23 12 9 2 71
21 A3
Cỡ D(cm) 6,5 7,5 8,5 9,5 10,5 11,5
Số cây 2 10 30 20 6 2 70
22 A3
Cỡ D(cm) 6,5 7,5 8,5 9,5 10,5 11,5
Số cây 2 12 31 17 4 2 68
23 A3
Cỡ D(cm) 6,5 7,5 8,5 9,5 10,5 11,5
Số cây 2 12 21 19 8 7 69
5 A4
Cỡ D(cm) 11,5 12,5 13,5 14,5 15,5 16,5
Số cây 4 10 16 14 8 3 55
6 A4
Cỡ D(cm) 11,5 12,5 13,5 14,5 15,5 16,5
Số cây 3 12 12 12 11 3 53
7 A4
Cỡ D(cm) 11,5 12,5 13,5 14,5 15,5 16,5
Số cây 4 11 11 10 9 7 52
14 A4
Cỡ D(cm) 12 13 14 15 16 17
Số cây 5 11 14 11 8 1 50
15 A4
Cỡ D(cm) 12 13 14 15 16 17
Số cây 4 9 14 16 5 4 52
16 A4
Cỡ D(cm) 12 13 14 15 16 17
Số cây 6 10 15 14 5 4 54
17 A4
Cỡ D(cm) 11,5 12,5 13,5 14,5 15,5 16,5 17,5
Số cây 1 6 15 16 8 2 51
24 A4
Cỡ D(cm) 11,5 12,5 13,5 14,5 15,5 16,5
Số cây 6 7 13 15 7 4 52
25 A4
Cỡ D(cm) 11,5 12,5 13,5 14,5 15,5 16,5
Số cây 4 6 7 12 9 15 53
OTC Phân bố N/D Số cây 26
A4
Cỡ D(cm) 11,5 12,5 13,5 14,5 15,5 16,5
Số cây 3 8 15 14 6 4 50
8 A5
Cỡ D(cm) 15,5 16,5 17,5 18,5 19,5 20,5 21,5
Số cây 2 4 5 9 10 10 3 43
9 A5
Cỡ D(cm) 15,5 16,5 17,5 18,5 19,5 20,5 21,5
Số cây 3 4 7 11 10 6 3 44
10 A5
Cỡ D(cm) 15,5 16,5 17,5 18,5 19,5 20,5 21,5
Số cây 2 4 6 9 11 9 4 45
18 A5
Cỡ D(cm) 17 18 19 20 21 22 23
Số cây 1 6 8 11 11 7 44
19 A5
Cỡ D(cm) 17 18 19 20 21 22 23
Số cây 2 3 7 10 9 9 2 42
20 A5
Cỡ D(cm) 17 18 19 20 21 22 23
Số cây 2 3 6 10 12 7 3 43
27 A5
Cỡ D(cm) 15,5 16,5 17,5 18,5 19,5 20,5 21,5
Số cây 2 5 6 13 8 8 2 44
28 A5
Cỡ D(cm) 15,5 16,5 17,5 18,5 19,5 20,5 21,5
Số cây 2 6 12 11 7 3 2 43
29 A5
Cỡ D(cm) 15,5 16,5 17,5 18,5 19,5 20,5 21,5
Số cây 2 3 6 11 9 6 5 42
30 A5
Cỡ D(cm) 15,5 16,5 17,5 18,5 19,5 20,5 21,5
Số cây 3 8 10 11 6 5 1 44
Từ bảng số liệu bảng 3.5 nhận xét:
Phân bố ở các OTC khác nhau về dãy giá trị số đo theo cấp đường kính tại vị trí D1,3: Khả năng do mật độ ban đầu trồng và chăm sóc không đảm bảo theo quy trình kỹ thuật; Kết quả thực nghiệm phân bố N/D là những đường cong ở các dạng lệch trái, tiệm cận chuẩn và hơi lệch phải số liệu như sau:
+ Số OTC lệch trái chiếm 21/30 OTC (bao gồm OTC: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7;
11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 21; 22; 23; 24; 26; 28; 30)
+ Số OTC đối chứng và hơi lệch phải là 9/30 OTC (bao gồm OTC: 8; 9;
10; 18; 19; 20; 25; 27; 29).
Qua đó ta thấy những lâm phần này có sự cạnh tranh mạnh về không gian dinh dưỡng dẫn đến phân hóa đường kính khá mạnh, làm ảnh hưởng đến quy luật phân bố N/D. Đặc biệt tuổi 3, tuổi 4 hiện tượng khép tán của rừng diễn ra mạnh mẽ là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến phân bố N/D. Bên cạnh đó một phần do kỹ thuật trồng và chăm sóc không đảm bảo theo quy trình, nên xảy ra những vị trí cây rừng bị “khuyết” (mất) dẫn tới những cây bên cạnh phát triển mạnh hơn các cây khác. Qua nghiên cứu cho thấy do ảnh hưởng địa hình dốc nên việc người dân trồng đúng khoảng cách theo kỹ thuật là không đảm bảo nên phần nào ảnh hưởng đến phân bố N/D giữa các OTC với nhau, giữa các xã với nhau. Nhưng nhìn chung kết quả nghiên cứu rất phù hợp với quy luật phân bố N/D cho lâm phần rừng trồng thuần loài, đều tuổi ở nước ta.
3.2.1.2. Kết quả nắn phân bố thực nghiệm N/D bằng hàm Weibull
Trong toán thống kê lâm nghiệp khi nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng của rừng chủ yếu dựa vào các hàm toán học mô phỏng quá trình sinh trưởng và tăng trưởng của rừng. Việc áp dụng các hàm toán học vào nghiên cứu giúp ta có thể định lượng kết quả nghiên cứu được sát thực hơn. Hàm Weibull được coi là phù hợp với phân bố thực nghiệm của rừng trồng, trong khuôn khổ đề tài đã áp dụng hàm này để nắn phân bố N/D.
Từ phân bố thực nghiệm, chúng tôi tiến hành nắn phân bố N/D bằng hàm Weibull, kết quả nắn phân bố thực nghiệm bằng hàm Weibull được thể hiện ở bảng 3.4. Từ phụ biểu 1 tính toán thu được kết quả như sau: α = 3; λ: biến động trong giá trị từ 0,01 - 0,04.
Như vậy, hàm phân bố Weibull mô tả tốt phân bố số cây theo cỡ đường kính. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các tác giả đã nghiên cứu quy luật phân bố N/D cho đối tượng rừng trồng thuần loài ở nước ta trước đây. Trong 30 OTC nghiên cứu đề tài xin trích dẫn một số ô được coi là điển hình dưới đây minh họa kết quả nắn theo hàm Weibull.
Hình 3.4. Biểu đồ nắn phân bố thực nghiệm N/D theo hàm Weibull của một số OTC đại diện cho lâm phần Keo lai tại Hòa An
Qua hình 3.4 cho thấy hầu hết các OTC cho kết quả nắm phân bố Weibull đều phù hợp với phân bố lý thuyết, phần lớn các đồ thì đều lệch trái điều đó
phù hợp với tuổi của rừng đang trong giai đoạn phát triển tốt hay còn gọi là rừng trung niên, cần có biện pháp bảo vệ tích cực để đảm bảo mật độ duy trì nâng cao trữ lượng rừng. Trong các OTC cũng có một số ô có biểu đồ tiệm cận chuẩn hay gọi là đối xứng chuẩn bị bước vào giai đoạn rừng thành thục chuẩn bị tốt cho quá trình khai thác.