Đối với mặt hàng có thể tham gia xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu Tây Ninh (Trang 79 - 84)

C. DỰ BÁO MỘT SỐ YẾU TỐ CÓ LIÊN QUAN

V. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN SẢN XUẤT TẠI TÂY NINH

V.2. Đối với mặt hàng có thể tham gia xuất khẩu

Mủ cao su:

+ Hàng năm, thế giới sản xuất khoảng 8 - 9 triệu tấn cao su thiên nhiên; trong đó, các nước sản xuất với khối lượng lớn gồm: Thái Lan 2,9 - 3,0 triệu tấn/năm, Indonesia: 1,8 - 2 triệu tấn/năm; Malaysia: 1,0 - 1,5 triệu tấn; Ấn Độ: 0,7 - 0,8 triệu tấn và Việt Nam: 0,6 - 0,7 triệu tấn. Do giá cả trong mấy năm gần đây diễn biến theo hướng có lợi cho người sản xuất; đặc biệt là giá dầu mỏ biến động lớn theo hướng tăng nhanh nên cả diện tích và sản lượng cao su ở hầu hết các nước đều có xu thế tăng (Thái Lan từ 2,6 triệu tấn năm 2002 lên 2,91 triệu tấn năm 2008 (tăng bình quân 1,89%/năm), Malaysia từ 0,89 triệu tấn năm 2002 lên 0,92 triệu tấn, Ấn Độ từ 0,64 triệu tấn năm 2002 lên 0,81 triệu tấn, Việt Nam từ 0,374 triệu tấn năm 2002 lên 0,66 triệu tấn. Theo dự báo của hiệp hội cao su quốc tế (IRSG) tổng cung mủ cao su tự nhiên trên thế giới có thể tăng 20% vào năm 2015 so với năm 2008 do các nước trồng mới thêm 1,0 triệu ha. Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đến năm 2015 đạt:

11,0 triệu tấn và năm 2020 là 13,5 triệu tấn.

Các nước nhập khẩu cao su với khối lượng lớn gồm: Trung Quốc 1,16 triệu tấn/năm, Hoa Kỳ 1,10 triệu tấn/năm, Nhật Bản 0,8 triệu tấn/năm, Hàn Quốc 0,34 triệu tấn/năm, Pháp 0,306 triệu tấn/năm, Đức 0,265 triệu tấn/năm… Trong mấy năm gần đây, ngành công nghiệp chế tạo ô tô phát triển mạnh nên nhu cầu cao su thiên nhiên ở các nước này tăng nhanh; điển hình là Trung Quốc tăng 8,23%/năm, Pháp tăng 9,83%/năm, Anh tăng 9,21%/năm…

Số lượng mủ cao su khô xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt 645.000 tấn (1,6 tỷ USD), tốc độ tăng giai đoạn 2000 - 2008 về số lượng là: 11,35%/năm và giá trị tăng 32,78%/năm. Cao su mủ khô đã xuất sang 27 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó:

Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore là 3 nước nhập khẩu chính (chiếm 64,2%).

Phát triển cao su của Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số: 750/QĐ-TTg: Diện tích cao su đến năm 2020 là 800.000 ha (sản lượng mủ khô: 1,2 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt: 2,0 tỷ USD. Ngành hàng cao su sẽ tái cấu trúc theo hướng gắn sản xuất với phát triển công nghiệp chế biến, đa dạng hóa sản phẩm và chủ động về thị trường.

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo giá cao su sẽ phục hồi từ nay đến năm 2025.

Theo dự báo mới nhất của WB, giá cao su RRS3 năm 2015 chạm đáy với mức giá bình quân là 1,5 USD/kg và dần phục hồi vào năm 2016, có mức giá bình quân là 1,54 USD/kg, đến 2025 là 2,09 USD/kg. Theo phân tích của IMF và WB, giá cao su thiên nhiên hồi phục nhờ vào các yếu tố sau: Thứ nhất, nguồn cung cao su thế giới được dự báo sẽ giảm trong thời gian tới do các quốc gia sản xuất cao su lớn trên thế giới đã có những chính sách kìm hãm sản lượng. Thứ hai, các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn trên thế giới đang tổ chức thực hiện liên kết, quản lý nguồn cung cân đối phù hợp với nhu cầu thị trường để đảm bảo lợi nhuận cho nông dân và các tác nhân khác trong ngành cao su. Thứ ba, tồn kho cao su thế giới đã giảm đáng kể. Tính tới cuối tháng 10/2015, lượng tồn kho cao su thế giới là 1,84 triệu tấn, giảm từ 2,06 triệu tấn từ cuối năm 2014. Thứ tư, ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Trung Quốc đang dần phục hồi sẽ có tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ cao su trên thế giới. Với tương lai khả quan của ngành cao su thế giới, xuất khẩu cao su của VN được kỳ vọng có triển vọng tốt hơn trong năm 2016, sau khi giảm sâu trong 2015. Trong năm 2015, xuất khẩu cao su của VN đạt trên 1,1 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,6 tỉ USD. Lượng xuất khẩu cao su của VN tăng chủ yếu nhờ sự phục hồi của thị trường Trung Quốc.

Đối với tỉnh Tây Ninh đất trồng cao su vẫn có thể tiếp tục mở rộng thêm nhưng ở mức ít thích nghi. Hơn nữa, trong điều kiện giá cao su đang ở mức thấp. Nên giai đoạn từ nay đến năm 2020 cần cố gắng giữ ổn định diện tích hiện có, tập trung các biện pháp thâm canh, tăng năng suất và tái canh bằng các giống mới nhằm gia tăng sản lượng, chất lượng và hiệu quả sản xuất cao su.

Khoai mì:

Hàng năm, toàn thế giới sản suất khoảng 250 triệu tấn khoai mì tươi, nước có sản lượng lớn nhất là Nigeria khoảng 50 triệu tấn, kế đến là Thái Lan 25 triệu tấn, Indonesia 20 triệu tấn; Việt Nam đứng thứ 10 trên thế giới với sản lượng khoảng 11 triệu tấn.

Mức tiêu thụ khoai mì bình quân toàn thế giới khoảng 18kg/người/năm; tỷ trọng sắn được tiêu dùng trong nước chiếm khoảng 85%, còn lại khoảng 15% được xuất khẩu dưới dạng sắn lát khô, sắn viên hoặc tinh bột; ngoài việc dùng làm lương thực, hóa chất, khoai mì còn có thể để đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, phần còn lại làm nguyên liệu dùng cung cấp cho các nhà máy sản xuất ethanol để sản xuất xăng sinh học đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Việt Nam xuất khẩu khoai mì nhiều thứ hai thế giới sau Thái Lan, thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin và Đài Loan, trong đó Trung Quốc nhập khẩu tới 85,6% tổng sản lượng khoai mì của Việt Nam xuất khẩu. Năm 2012, Việt Nam xuất hơn 4,2 triệu tấn khoai mì và sản phẩm từ khoai mì, thu 1,35 tỷ USD, tăng

hơn 57% về lượng và gần 41% về giá trị so với năm 2011. Năm 2013, xuất hơn 3,1 triệu, thu hơn 1,1 tỷ USD, giảm 25,7% về lượng và 18,6% về giá.

Ngày 19/6/2013, Hiệp hội sắn Việt Nam đã được thành lập; Theo ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam, hiện thị trường xuất khẩu khoai mì và sản phẩm từ khoai mì của Việt Nam chủ yếu là các thị trường châu Á, trong đó, các thị trường chính bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc….Với hơn 100/300 nhà máy chế biến tinh bột khoai mì đạt tiêu chuẩn quốc tế và nếu Việt Nam mở rộng thị trường sang các nước châu Âu, Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu có thể đạt được 2 tỉ đô la Mỹ/năm.

Theo đề án phát triển nguyên liệu ethanol sinh học, đến năm 2015, Việt Nam cần 750 triệu lít ethanol, (E10 - tỷ lệ 10% ethanol có trong xăng) tương đương 4,2 triệu tấn khoai mì tươi, để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất và vận tải của cả nước nên nhu cầu tiêu thụ khoai mì và sản phẩm từ khoai mì còn rất lớn, các doanh nghiệp không sợ thiếu đơn hàng để xuất khẩu; theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, giai đoạn 2016 – 2020 giá khoai mì và sản phẩm từ khoai mì tiếp tục tăng với tốc độ bình quân 2 – 3%/năm.

Đậu phộng

Trên thế giới, đậu phộng được trồng với diện tích: 25,5 triệu ha, năng suất: 1,4 tấn/ha, sản lượng: 35,09 triệu tấn. Trong đó, 3 nước sản xuất đậu phộng lớn là: Ấn Độ (8,0 triệu ha), Trung Quốc (5 triệu ha), Nigeria (2,7 triệu ha),… Việt Nam trồng:

255.400,0 ha, năng suất: 2,08 tấn/ha, sản lượng: 530.500,0 tấn.

Hàng năm thế giới xuất khẩu: 1,08 triệu tấn, đạt tổng giá trị: 0,8 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc: 407.900,0 tấn, Argentina: 159.700,0 tấn, Mỹ: 125.700,0 tấn. Xuất khẩu đậu phộng của Việt Nam liên tục giảm, năm 2001 xuất khẩu: 78.200,0 tấn 938,15 triệu USD) đến năm 2009 giảm chỉ còn: 14.300,0 tấn (13,6 triệu USD), thị trường xuất khẩu chủ yếu sang các nước: Indonesia, Philippines, Nga, Nhật Bản, … Phân tích chỉ tiêu DRC của đậu phộng xuất khẩu ở mức 0,56 nên có sức cạnh tranh trung bình.

Tây Ninh có diện tích đậu phộng năm 2014: 6.678 ha, sản lượng 23.433 tấn được bán cho thương lái tiêu thụ ở thị trường TP. HCM và các tỉnh ĐNB dưới dạng đậu phộng nhân, một sản lượng nhỏ nhân đậu phộng được các doanh nghiệp xuất khẩu.

Dự báo về tác động của hội nhập TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) và ACE (Cộng đồng kinh tế ASEAN) đến ngành chăn nuôi Việt Nam:

+ Thương mại ngành chăn nuôi:

- Đối với ngành chăn nuôi, đây là ngành Việt Nam không có thế mạnh cũng như giá trị xuất khẩu là không lớn. Do vậy, sau TPP, xuất khẩu của ngành chăn nuôi sẽ không đủ sức cạnh tranh với một số nước có thế mạnh lớn như Canada, Mỹ, Úc,…

Theo tính toán, tổng giá trị xuất khẩu ngành chăn nuôi của Việt Nam sẽ giảm khoảng 50,6 – 54,9 triệu USD, chiếm một phần rất nhỏ trong tổng mức thay đổi xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó chủ yếu giảm xuất khẩu các sản phẩm động vật và thịt. Điều này cũng được thể hiện rõ trong trường hợp AEC có hiệu lực, xuất khẩu ngành chăn nuôi sang các nước ASEAN chủ yếu giảm ở mặt hàng thịt heo, thịt gà. Khi xét theo đối tác thương mại, xuất khẩu giảm mạnh hơn ở các nước ngoài TPP, đặc biệt là xuất khẩu tới Trung Quốc.

- Đối với nhập khẩu, tổng nhập khẩu ngành chăn nuôi sẽ tăng mạnh sau khi TPP và AEC có hiệu lực. Ngoại trừ thịt dê cừu, tất cả các loại thịt gia súc, gia cầm, sảm phẩm động vật, sữa tươi nguyên liệu và các sản phẩm từ sữa đều ở mức tăng tương đối lớn, tập trung chủ yếu ở các sản phẩm thịt và các sản phẩm từ sữa. Đối với mặt hàng các sản phẩm thịt, Việt Nam sẽ tăng mạnh nhập khẩu từ thị trường Mỹ (182,7 triệu USD) và thị trường Canada (29,7 triệu USD) và giảm nhập khẩu từ các thị trường ngoài TPP. Tương tự, nhập khẩu các sản phẩm từ sữa tăng lên, chủ yếu từ các nước có thế mạnh sản phẩm này như New Zealand và Mỹ.

+ Thay đổi sản lượng ngành chăn nuôi:

- Tác động của TPP và AEC lên sản lượng ngành chăn nuôi có nhiều hướng khác nhau, nhưng nhìn chung là không đáng kể. Trong các phân ngành chăn nuôi, ảnh hưởng tích cực nhất là ở các sản phẩm vật nuôi khác (tăng 150 triệu USD), kế đến là

sản phẩm đại gia súc (57 triệu USD). Trong khi đó, ảnh hưởng tiêu cực được ghi nhận ở các sản phẩm thịt. Sản phẩm từ sữa và sữa tươi nguyên liệu đều bị giảm sản lượng (các sản phẩm từ sữa giảm 70 triệu USD trong khi sữa tươi nguyên liệu giảm hầu như không đáng kể nếu tính theo USD; nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng sữa tươi nguyên liệu còn hạn chế).

- Việc cắt giảm thuế quan đối với sản phẩm ngành chăn nuôi của Việt Nam có tác động tiêu cực đến tổng sản lượng của ngành, chủ yếu là do chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn của các sản phẩm nhập khẩu từ bên ngoài tràn vào sau khi cắt giảm thuế đã làm cho tổng sản lượng ngành chăn nuôi suy giảm mạnh.

Chi tiết từng phân ngành chăn nuôi, hiện nay nhập khẩu các sản phẩm động vật vào Việt Nam hầu như đã được tự do hóa, với mức thuế quan chỉ 0,7%, vì vậy ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan lên sản lượng các sản phẩm động vật là không lớn (-45,12 triệu USD) khi so sánh với các sản phẩm thịt. Trong khi đó các sản phẩm thịt được bảo hộ bởi hàng rào thuế quan tương đối cao. Một khi thuế quan được dỡ bỏ bởi TPP, sự thay thế bởi các sản phẩm thịt nhập khẩu có giá rẻ hơn sẽ làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm thịt sản xuất trong nước; với mức tác động được dự báo là -106,06 triệu USD.

+ Phúc lợi ngành chăn nuôi:

- Việc gia nhập TPP với cam kết dỡ bỏ toàn bộ hàng rào thuế quan sẽ khiến tổng phúc lợi của ngành chăn nuôi thiệt hại từ 31,05 - 31,46 triệu USD. Ngoại trừ phân ngành “Thịt gà” có mức thặng dư trong tổng phúc lợi thì tất cả các ngành còn lại đều có các mức suy giảm khác nhau trong tổng phúc lợi; trong đó, ngành sữa bột là ngành chịu thiệt hại nhiều nhất với khoảng -20,3 triệu USD.

Nhìn tổng thể, người tiêu dùng/nhập khẩu được lợi nhiều hơn mức thiệt hại của nhà sản xuất/xuất khẩu sau khi TPP có hiệu lực. Thặng dư người tiêu dùng/nhập khẩu đạt được là 19,07 triệu USD, trong khi người sản xuất/xuất khẩu chỉ bị thiệt hại 14,54 triệu USD. Mức thâm hụt này của người sản xuất chủ yếu ở ngành thịt trâu bò, thịt heo và thịt gia cầm (riêng phân ngành thịt gà sau khi TPP có hiệu lực sẽ đem lại mức tăng thặng dư cho người tiêu dùng/nhập khẩu lớn hơn mức sụt giảm của phúc lợi từ thuế và

của thặng dư cho người sản xuất/xuất khẩu gộp lại nên tổng phúc lợi của phân ngành này tăng lên). Trong khi các ngành còn lại do không có đầy đủ số liệu về tự sản xuất- tiêu thụ nên tác động của tự do hóa thương mại là không rõ ràng lên người sản xuất.

- Việc cắt giảm thuế quan trong khối AEC không có nhiều tác động đáng kể tới các ngành chăn nuôi của Việt Nam. Việt Nam chỉ chịu mức thiệt hại từ 0,18 - 0,19 triệu USD phúc lợi ngành chăn nuôi. Riêng việc cắt giảm thuế quan ngành sữa và các sản phẩm từ sữa giúp cho người tiêu dùng/nhà nhập khẩu trong nước có lợi hơn nhờ có nhiều hơn các dòng hàng hóa đến từ các nước trong khu vực. Tuy nhiên, những nước trong AEC lại không phải là những nước có thế mạnh về chăn nuôi như Úc, Mỹ hay New Zeland, mức độ thương mại ngành chăn nuôi của nước ta với các nước trong khu vực vẫn còn thấp, khiến cho thặng dư người tiêu dùng/nhà nhập khẩu tăng lên là không lớn. Do vậy, tổng phúc lợi toàn ngành chăn nuôi vẫn giảm trong trường hợp này do giảm doanh thu từ thuế lớn hơn mức thặng dư của người tiêu dùng/nhà nhập khẩu.

Việc cắt giảm hàng rào thuế quan luôn gây ra một gánh nặng thuế cho Chính phủ khi mà nguồn thu từ thuế nhập khẩu không còn. Trong trường hợp TPP, doanh thu thuế từ ngành chăn nuôi giảm khoảng 35,7 triệu USD, điều này khiến cho tổng phúc lợi là âm.

+ Sụt giảm nguồn thu thuế:

Trong các phân ngành chăn nuôi, các sản phẩm thịt hiện là nhóm hàng Việt Nam đang áp mức thuế cao nhấ́t với mức trung bình 17,3% (với các nước TPP) và 7,7% (với các nước AEC). Trong khi đó, các sản phẩm từ sữa lại là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ các nước TPP và AEC. Khi cả TPP và AEC có hiệu lực, doanh thu thuế hai phân ngành này sẽ có mức sụt giảm lớn nhất. Theo đó, doanh thu thuế đối với toàn ngành chăn nuôi sẽ sụt giảm khoảng 51,6 triệu USD, tương đương 0,038% GDP; trong đó, tổng mức sụt giảm nguồn thu của hai phân ngành các sản phẩm thịt và các sản phẩm từ sữa đạt 46,61 triệu USD, tương ứng với 0,034% GDP.

Tóm lại, với ngành chăn nuôi khi hội nhập TPP và AEC, sản lượng của các ngành chăn nuôi đều giảm, ngoại trừ nhóm động vật sống. Trong đó, sản lượng phân ngành thịt các động vật khác (heo, gia cầm,…) bị thiệt hại mạnh nhất cả về phần trăm và giá trị. Tương ứng với thu hẹp trong sản xuất ngành chăn nuôi, xuất khẩu các mặt hàng này cũng giảm tương ứng trong cả trường hợp TPP cũng như AEC. Đồng thời, sản lượng giảm cũng khiến cho cầu lao động trong các ngành chăn nuôi giảm rõ rệt, cả đối với lao động phổ thông và lao động có kỹ năng. Với năng suất thấp và sức cạnh tranh yếu như hiện nay của ngành chăn nuôi, người chăn nuôi gia cầm (và ở mức độ thấp hơn người chăn nuôi heo thịt) sẽ bị thiệt nhất về sản lượng và phúc lợi, mặc dù thói quen tiêu dùng thịt nóng hiện nay của người Việt có thể giúp trì hoãn tác động này.

Riêng ngành sữa và bò thịt sẽ có cơ hội tồn tại tốt hơn. Vì vậy, các nỗ lực tái cấu trúc ngành chăn nuôi cần được đẩy nhanh hơn nữa để nâng cao hiệu suất cũng như sức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.

Tuy nhiên, điều may mắn là ngành chăn nuôi của Việt Nam còn thời gian để củng cố; trước mắt, ngành chăn nuôi nước ta đang có một thời gian quá độ tuy không dài (2 - 3 năm) trong lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết song phương, đa

phương của từng Hiệp định thương mại. Trong đó, quá trình các nước phê chuẩn TPP cũng cần 1 – 2 năm. TPP là hiệp định cấp cao nhất với cam kết xóa bỏ thuế quan về 0% nhưng có lộ trình với Việt Nam (một số mặt hàng có liên quan đến chăn nuôi sẽ bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực gồm: động vật sống, thức ăn gia súc, một số sản phẩm sữa; nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế quan vào năm thứ 10 – 11 gồm:

thịt các loại, trứng); như vậy, sớm nhất thì đến năm 2028, TPP mới tác động trực tiếp đến ngành chăn nuôi, là mốc rất lâu chứ không phải ngay khi gia nhập TPP. Ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm kể từ 2015 để chuẩn bị trước khi sức ép của cuộc chơi mới thực sự tác động.

Đây là cơ hội vàng về thời gian để đẩy nhanh tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi và hạ giá thành các sản phẩm thịt, trứng, sữa..., kể cả các sản phẩm có lợi thế như giống đặc sản, giống bản địa,…cũng phải kiểm soát tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và hạ giá thành.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu Tây Ninh (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w