Nhóm giải pháp về đổi mới cơ cấu vốn đầu tư và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu Tây Ninh (Trang 119 - 122)

B. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP

I.8. Nhóm giải pháp về đổi mới cơ cấu vốn đầu tư và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp

I.8.1. Giải pháp về đổi mới cơ cấu vốn đầu tư

- Tăng vốn đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp gấp 2,5 – 3,0 lần so với hiện nay; trong đó, tập trung đầu tư vào các dự án về cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, các công trình thủy lợi đầu mối và các dịch vụ công cần sự giám sát chặt chẽ của nhà nước như giám sát và kiểm soát dịch bệnh, quản lý rủi ro thiên tai, nghiên cứu khoa học, xây dựng trình diễn và chuyển giao các mô hình mới như mô hình nông nghiệp đô thị, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân...

Trên cơ sở khuyến khích doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp để từng bước giảm một phần chi tiêu ngân sách cho các hoạt động khuyến nông...

- Tạo điều kiện thuận lợi để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân: cùng với vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của các hộ nông dân cũng góp phần rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn này được đầu tư để phát triển sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, giống mới... Hiện nay, vốn đầu tư của các hộ nông dân được tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá theo mô hình trang trại với số vốn đầu tư tương đối lớn. Tiềm năng của nguồn vốn này là rất to lớn bởi vì nó phụ thuộc lớn vào thu nhập của các hộ nông dân. Khi năng lực sản xuất tăng, năng suất lao động tăng thì thu nhập của hộ nông dân cũng tăng. Thu nhập của các hộ nông dân một phần phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày, một phần tích luỹ. Mặt khác, đầu tư của các hộ nông dân phụ thuộc phần lớn vào tiết kiệm của họ nên khi năng lực sản xuất tăng thì đầu tư của hộ nông dân cũng tăng lên.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ngày càng nhiều vào sản xuất và kinh doanh nông nghiệp: Doanh nghiệp hiện nay rất đắn đo khi tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nhất là công đoạn sản xuất mà họ chủ yếu tham gia vào khâu thu gom, sơ chế và tiêu thụ. Chính vì vậy, họ không quan tâm đến toàn chuỗi sản xuất. Do vậy, UBND tỉnh và ngành nông nghiệp cần có chính sách ưu đãi hơn (về hạn điền và thời gian thuê đất, hỗ trợ tích tụ đất đai, thuế, vốn vay, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn lực...) để họ quan tâm hơn đến đầu tư vào nông nghiệp. Cần tạo điều kiện để nông dân góp quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp như mua cổ phiếu để họ yên tâm giao đất. Với đầu tư thiết bị, máy móc cần có chính sách ưu đãi về lãi suất, không tính theo năm mà chỉ tính theo mùa vụ sản xuất. Khi Doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, họ sẽ là pháp nhân quan trọng trong việc định hướng thị trường, lựa chọn công nghệ và tìm nguồn vốn đầu tư. Đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ đóng góp tốc độ và quy mô đầu tư cho nông nghiệp và cho nền kinh tế. Phương thức đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp là hỗ trợ kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi, ứng trước vốn cho nông dân mua vật tư, phân bón để đảm bảo sản xuất. Ngoài ra các doanh nghiệp còn bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho các hộ nông dân, nhất là những sản phẩm nông sản là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Tận dụng tối đa vai trò của nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng như: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng vì người nghèo, ngân hàng thương mại... theo phương thức cho vay không lãi hoặc lãi suất ưu đãi để bù giá vật tư nông nghiệp, giá bán nông sản hàng hoá cho nông dân. Các ngân hàng trên cho các hộ nông dân vay với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, mua giống, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, phục vụ cơ sở hạ tầng nông thôn.

Ngoài ra, các ngân hàng này còn cho các doanh nghiệp vay để mua nông sản của các hộ nông dân với giá trần hợp lý, bù đắp một phần thua thiệt của họ khi giá nông sản

trên thị trường xuống quá thấp. Các ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất ưu đãi trong các lĩnh vực trọng điểm hoặc các lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích. Chênh lệch giữa lãi suất ưu đãi và lãi suất thông thường của ngân hàng thương mại được ngân sách Nhà nước cấp bù- đó là vốn có nguồn gốc từ ngân sách. Hình thức này được áp dụng đối với các chương trình chung sống với lũ, chương trình xoá đói giảm nghèo.

Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Để thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp; đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cần có quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư; trong giải pháp này, chúng tôi kiến nghị chuyển đổi một phần quỹ đất của các nông, lâm trường do các công ty nhà nước quản lý để hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc kêu gọi các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến thuê đất, phát triển nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao.

- Tận dụng mọi cơ hội để thu hút các nguồn vốn khác: Các nguồn vốn khác bao gồm nguồn vốn liên doanh liên kết, vốn lồng ghép các chương trình dự án, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các nguồn vốn vay, viện trợ, hợp tác khoa học kỹ thuật của các quốc gia phát triển và các tổ chức quốc tế như UNDP, PAM, FAO, ADB, WB, IMF, UNICEF, OECF... đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nguồn này chủ yếu tập trung vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, nước sạch, vệ sinh môi trường, sức khoẻ cộng đồng đặc biệt là sức khoẻ phụ nữ, người nghèo và trẻ em. Lợi thế của nguồn vốn này là cho vay với lãi suất thấp ( 0- 2%), thời gian trả nợ dài ( từ 30- 40 năm).

I.8.2.Giải pháp về hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

- Thủy lợi: Tập trung thực hiện 2 đề án đã được phê duyệt là tái cơ cấu lĩnh vực thủy lợi và nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi; theo đó, đổi mới mạnh mẽ công tác thủy lợi với các nội dung chính như: ưu tiên đầu tư phát triển công trình thủy lợi phục vụ cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao (rau hoa, khoai mì, mía, mãng cầu, hồ tiêu…); đầu tư hoàn thành các công trình dở dang để sớm đưa vào khai thác sử dụng; nâng cấp và bảo đảm an toàn hệ thống hồ chứa; xây dựng các mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật tưới tiên tiên tiến, tiết kiệm nước; đẩy mạnh thực hiện chương trình đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, chú trọng tăng cường công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng để nâng cao hiệu quả công trình; áp dụng kỹ thuật, thiết bị mới công nghệ cao trong thết kế, thi công quản lý các công trình thủy lợi. Thực hiện dự án “ Quy hoạch thủy lợi tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030” : Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 37/2008/QĐ-UBND ngày 13/5/2008. Trong quá trình thực hiện quy hoạch đã xuất hiện nhiều yếu tố (kể cả chủ quan và khách quan) làm cho quy hoạch thủy lợi không phù hợp với định hướng phát triển các ngành kinh tế và đặc biệt là không đáp ứng nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt; do đó, UBND tỉnh Tây Ninh đã có Quyết định số 46/2010/QĐ-UBND ngày 08/9/2010 về việc điều chỉnh bổ sung Quyết định số 37/2008/QĐ-UBND ngày 13/5/2008. Tuy nhiên, đến nay do nhiều yếu tố thay đổi nên nhiều công trình không còn phù hợp với mục tiêu ban đầu và chưa phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Giao thông nội đồng: Xây dựng đường giao thông nông thôn, được tỉnh Tây Ninh quan tâm đầu tư xây dựng khá đồng bộ, theo quy hoạch và đảm bảo tiêu chuẩn - quy chuẩn kỹ thuật đối với từng cấp đường; đây là thành tích nổi bật góp phần tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, gia tăng sản xuất lúa màu và

cơ giới sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, không nhiều xã có làm đường giao thông nội đồng, do đó, kiến nghị các địa phương, cần kết hợp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội đồng; đường giao thông nội đồng được nối từ các tuyến đường huyện, đường liên xã và đường giao thông nông thôn vào từng cánh đồng, mặt đường tối thiểu rộng 3,5 – 5,0 m, kết cấu sỏi đỏ để các loại xe máy kéo, máy nông nghiệp có thể lưu thông và thực hiện tốt nhiệm vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp; trên các tuyến giao thông nội đồng có thể xây dựng các tuyến đường điện phục vụ sản xuất.

Địa bàn ưu tiên xây dựng đường nội đồng là khu vực xây dựng cánh đồng mẫu lớn (308 cánh đồng đã quy hoạch ở trên).

- Hệ thống điện phục vụ nông nghiệp: Điện lưới quốc gia đã kéo đến 100% số xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Tây Ninh, đáp ứng yêu cầu về năng lượng điện phục vụ

sản xuất và sinh hoạt, nhất là sản xuất công nghiệp. Riêng điện sử dụng đối với ngành nông nghiệp mới tập trung cho khâu bơm nước tưới, sử dụng điện trong một số khâu tại các trang trại - doanh nghiệp; nên, tỷ lệ công suất điện dùng trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Trong giai đoạn 2016 - 2020, nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, dựa trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật - công nghệ mới vào sản xuất nên sẽ có

nhiều loại máy và trang thiết bị dùng đến năng lượng điện nhằm thực hiện mục tiêu điện khí hóa nông nghiệp, đối tượng sản xuất nông nghiệp cần điện khí hóa là: chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao,…Để đáp ứng tốt yêu cầu trên, cần tiếp tục xây dựng lưới điện phục vụ sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu Tây Ninh (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w