CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.4. Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
2.4.1. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ em có HCĐB luôn được cộng đồng quốc tế quan tâm và đặc biệt chú trọng, do vậy, những vấn đề liên quan đến trẻ em và trẻ em có HCĐB cần phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc, trong một khuôn khổ và giới hạn nhất định chứ không phải thực hiện dựa trên ý chí chủ quan hoặc một cách tùy tiện, nguyên tắc trong việc bảo đảm các quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB là những tư tưởng chỉ đạo mang tính định hướng về các vấn đề liên quan đến các em.
Từ năm 1924 Hội Quốc liên đã thông qua bản Tuyên ngôn về quyền trẻ em, bản Tuyên ngôn đã xác định 5 điểm cơ bản:
- Trẻ em phải được tạo điều kiện cần thiết để phát triển bình thường về thể chất và tinh thần.
- Trẻ em đói phải được ăn, ốm đau phải được chăm sóc, chậm tiến phải được giúp đỡ, phạm pháp phải được sửa chữa, mồ côi hay bị bỏ rơi phải được cưu mang.
- Trẻ em trong hoạn nạn phải được giúp đỡ đầu tiên.
- Trẻ em phải được giáo dục và bảo vệ để khỏi bị bóc lột dưới bất cứ hình thức nào.
- Trẻ em phải được nuôi dạy với ý thức là đem những tài năng của mình phục vụ loài người.
Năm 1959, bản Tuyên ngôn thứ hai về Quyền trẻ em được Liên Hợp quốc thông qua và tiếp tục khẳng định 5 quan điểm trên, năm 1989 Công ước về quyền trẻ em được thông qua, công ước xác lập các nguyên tắc cơ bản về quyền trẻ em xuyên suốt các điều khoản, bao gồm:
- Nguyên tắc được sống và phát triển, đây là nguyên tắc đầu tiên chỉ ra rằng trẻ em trong đó có cả trẻ em có HCĐB luôn có quyền cố hữu được sống và gia đình, cộng đồng và xã hội phải tạo điều kiện tốt nhất có thể để các em có được sự chăm sóc, giáo dục giúp cho các em phát triển về thể chất, tinh thần và xã hội.
Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 3, điều 3 CRC năm 1989 “Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng những tổ chức, cơ quan và cơ sở chịu trách nhiệm chăm sóc hoặc bảo vệ trẻ em phải theo đúng những tiêu chuẩn do các nhà chức trách có thẩm quyền qui định…”. Như vậy, trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không phải của riêng ai mà của mọi người, mọi gia đình, toàn xã hội và mỗi quốc gia trên thế giới này.
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử, đây là nguyên tắc bảo đảm rằng mọi trẻ em đều được đối xử một cách bình đẳng không phân biệt về hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, vùng miền, màu da, tôn giáo, quốc tịch, khuyết tật … Nhà nước, cộng đồng và gia đình phải bảo đảm cho mọi trẻ em đều có cơ hội tiếp cận với y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội nhằm phát huy đầy đủ tiềm năng của bản thân trẻ;
- Nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, là nguyên tắc định hướng cho các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ em có HCĐB. Nguyên tắc này giúp cho những người làm việc với trẻ em giữ được định hướng rằng trẻ em và trẻ em có HCĐB chính là chủ thể quan trọng nhất trong mọi hoạt động và lợi ích của các em phải là mối quan tâm hàng đầu của các hoạt động đó;
- Nguyên tắc về sự tham gia của trẻ em và trẻ em có HCĐB, là nguyên tắc nhằm bảo đảm cho mọi trẻ em có cơ hội bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về những vấn đề liên quan đến bản thân. Được tạo mọi cơ hội để học hỏi, học tập lẫn nhau trong việc hình thành những ý kiến, quyết định hay lựa chọn đối với những việc liên quan tới bản thân [82, tr.45].
- Nguyên tắc trẻ em có HCĐB đều được giúp đỡ để hòa nhập với gia đình, cộng đồng. CRC năm 1989, không chỉ qui định việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà còn qui định về từng loại trẻ như trẻ em tị nạn (Điều 22), trẻ em tàn tật (Điều 23), trẻ em bị ảnh hưởng của xung đột vũ trang (Điều 38), trẻ em bị bỏ mặc, bị bóc lột hay lạm dụng (Điều 39) đồng thời xác định những biện pháp nhằm xóa bỏ những nguy cơ đang đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của nhiều trẻ em như bị lạm
dụng tình dục, bóc lột sức lao động, ảnh hưởng của chất ma túy và bị bắt buộc phải tham gia vào các cuộc vũ trang, bị bắt cóc sử dụng vào mục đích tư lợi của bọn người xấu… đây chính là nguyên tắc thể hiện sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối với những trẻ em có HCĐB cần sự giúp đỡ.
Các nguyên tắc của công ước là những quy định bắt buộc phải tuân thủ khi thực hiện bất cứ quyền nào của trẻ em và các nguyên tắc này đều phải được bảo đảm khi thực hiện quyền trẻ em. Các nguyên tắc này có liên quan chặt chẽ với nhau, nguyên tắc này sẽ làm tiền đề hay cơ sở cho nguyên tắc kia. Nội dung của các nguyên tắc trên đều được thể hiện trong các qui định cụ thể và khá thống nhất.
2.4.2. Qui định về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em
Với kiến nghị ban đầu của một quốc gia là Ba Lan, Liên Hợp quốc đã chấp nhận việc soạn thảo một công ước quốc tế riêng về quyền trẻ em nhằm bảo vệ và thúc đẩy một cách có hiệu quả đời sống của trẻ em trên thế giới. Công ước được soạn thảo bởi một nhóm công tác, đứng đầu là luật sư Adam Lopatka người Ba Lan, bao gồm đại diện của 43 nước thành viên Ủy ban Quyền con người và đại diện của nhiều cơ quan, tổ chức chuyên môn khác của Liên Hợp quốc. Ngoài ra, còn có sự tham gia tích cực của khoảng 50 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Sau 10 năm làm việc (1979-1989) với nhiều lần chỉnh sửa, lấy ý kiến đóng góp của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, dự thảo CRC đã hoàn thành và được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989. Như vậy có thể thấy, ý chí của các quốc gia về Quyền trẻ em đã được đưa vào nội dung của Công ước, góp phần to lớn vào việc xây dựng pháp luật quốc tế về quyền trẻ em.
CRC năm 1989 là một văn kiện trong hệ thống điều ước quốc tế về quyền con người, đề cập riêng đến quyền con người của trẻ em. Công ước tạo ra một bước ngoặt trong việc bảo đảm các quyền trẻ em. Ngoài lời nói đầu, Công ước gồm 3 phần với 54 điều khoản. Công ước đưa ra tập hợp các nguyên tắc, các quyền trẻ em và các bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc một cách có hiệu quả, được phát triển toàn diện. Công ước đã bao quát được tất cả các khía cạnh quyền trẻ em. Tuy nhiên, Công ước nhấn mạnh, do đặc điểm của trẻ em về lứa tuổi, về nhu cầu nên cần phải được chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ đặc biệt. Tính nhân văn sâu sắc của Công ước còn được thể hiện ở chỗ, Công ước không chỉ đề cập đến quyền của trẻ em nói chung mà còn đề cập đến quyền của nhóm trẻ em có
HCĐB như trẻ em khuyết tật, trẻ em mất môi trường gia đình, trẻ em mại dâm, trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em bị bóc lột…
Công ước tiếp cận quyền trẻ em từ những đặc thù trong sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em. Không giống như một số điều ước quốc tế về quyền con người khác, Công ước không chia tách các quyền trẻ em theo các khía cạnh dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa mà gắn kết các khía cạnh này với nhau, hướng vào bốn lĩnh vực đó là: bảo đảm sự sống còn của trẻ em; bảo vệ trẻ em trước những hoàn cảnh, yếu tố bất lợi hoặc có thể bị xâm hại; bảo đảm cho trẻ em có thể phát triển một cách toàn diện về mọi mặt và bảo đảm cho trẻ em có thể biểu đạt ý kiến, quan điểm về những vấn đề liên quan đến trẻ em.
Để quyền trẻ em được thực hiện có hiệu quả, một cơ chế pháp lý quốc tế nhằm theo dõi, giám sát quá trình thực hiện quyền trẻ em của các quốc gia đã được thành lập theo Điều 43 Công ước, đó là Ủy ban về Quyền trẻ em, Ủy ban này có chức năng theo dõi sự tiến bộ của các quốc gia thành viên trong việc thực hiện Công ước. Ủy ban có ba nhiệm vụ chính: Xem xét các báo cáo định kỳ do các quốc gia thành viên đệ trình lên về việc thực hiện Công ước; Đưa ra những khuyến nghị với các quốc gia thành viên trong việc thực hiện Công ước; Chuyển tới Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc, các cơ quan chuyên môn hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác của Liên Hợp quốc những đề nghị trợ giúp của các quốc gia thành viên nhằm thực hiện Công ước cùng những nhận xét, khuyến nghị của uỷ thànhề những đề nghị đó
2.5. Bảo đảm thực hiện quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay
2.5.1. Các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 2.5.1.1. Bảo đảm bằng pháp lý về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em có HCĐB chính là nói đến hệ thống pháp luật về trẻ em có HCĐB đầy đủ, hoàn thiện là cơ sở để nhà nước, tổ chức, các cơ quan nhà nước và công dân thực hiện quyền và trách nhiệm của mình đối với trẻ em có HCĐB [68, tr.36]. Bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em có HCĐB phải là một tập hợp các qui định, các cơ chế và biện pháp pháp lý để ghi nhận và thực hiện các quyền trẻ em có HCĐB trên thực tế.
Hệ thống văn bản pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB và nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, trong đó qui định về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước; qui định về quyền, bổn phận của trẻ em có HCĐB; qui định về trách
nhiệm của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước; các điều ước quốc tế có liên quan tới quyền trẻ em có HCĐB mà nhà nước đã ký kết hoặc tham gia.
Cơ chế tổ chức thực thi các qui định pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB, đó là cơ chế hoạt động đồng bộ giữa tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình.
Cơ chế giám sát việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong thực tế, sự giám sát của Đảng, Nhà nước và nhân dân với việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB
Cơ chế phát hiện, xử lý các vi phạm quyền trẻ em có HCĐB, hoạt động kiểm tra, phát hiện và xử lý đúng, nghiêm minh, kịp thời các vi phạm pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB là những biện pháp quan trọng, góp phần phòng, chống, hạn chế các vi phạm pháp luật đồng thời làm củng cố và tăng cường lòng tin của cá nhân, công dân, gia đình và xã hội vào nhà nước và pháp luật, góp phần giữ vững trật tự kỷ cương của đất nước.
Cuối cùng là thường xuyên thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, gia đình, nhà trường và cộng đồng đối với việc bảo vệ các quyền trẻ em có HCĐB.
Là quốc gia có truyền thống yêu thương con người và luôn đấu tranh tích cực cho việc thực hiện các quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng ở từng quốc gia và ở phạm vi toàn thế giới, Việt Nam nhận thức sâu sắc giá trị nhân văn to lớn của CRC. Chính vì vậy mà Việt Nam đã tích cực hưởng ứng trong việc soạn thảo, ký kết và phê chuẩn Công ước. Trong quá trình soạn thảo Công ước, các quy định pháp luật tiến bộ của Việt Nam về quyền trẻ em được quy định trong Hiến pháp cũng như trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và đã được chính phủ, các cơ quan nhà nước và đặc biệt là Ủy ban năm quốc tế thiếu nhi Việt Nam chuyển tải đóng góp cho Liên Hợp quốc.
Với tư cách là một nước thành viên thực hiện cam kết của mình, Việt Nam đã nhanh chóng triển khai hàng loạt hoạt động cụ thể, phong phú và sinh động để Công ước đi vào đời sống xã hội của đất nước như: Tuyên truyền phổ biến Công ước trong nhân dân một cách rộng rãi thông qua các tài liệu, sách báo, phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng chương trình hành động để thực hiện Công ước như Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 1991-2000, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003-2015; lồng ghép những nội dung cần thực hiện của Công ước vào các chương trình, chính sách xã hội của nhà nước. Điều quan trọng nhất là Nhà
nước Việt Nam đã xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật đồng bộ để thực hiện Công ước, làm cho nội dung cụ thể của nó có vị trí xứng đáng trên đất nước ta, để quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB được thực hiện. Ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước (ngày 20 tháng 2 năm 1990) Nhà nước đã ban hành, sửa đổi nhiều đạo luật để đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em ở Việt Nam. Cụ thể là:
Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004; Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991; Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006 và 2007, 2010..) và các văn bản dưới luật khác.
Bên cạnh quyền trẻ em có HCĐB, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em còn nói đến bổn phận của trẻ em. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em quy định về quyền gắn với bổn phận trẻ em có HCĐB là sự phát triển độc đáo giá trị văn hóa Việt Nam trong việc thực hiện Công ước. Các quyền và bổn phận này được hình thành trên cơ sở của mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, trong đó Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và bảo đảm thực hiện quyền trẻ em có HCĐB, và ngược lại trẻ em có HCĐB có quyền được thụ hưởng các quyền do Nhà nước trao cho, đồng thời phải thực hiện các bổn phận của mình theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện các quyền trẻ em một cách hiệu quả, theo tinh thần của Công ước, pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có HCĐB. Gia đình có nghĩa vụ trước tiên trong việc thực hiện các quyền này của trẻ em vì trẻ em được sinh ra và được nuôi dạy trong môi trường gia đình. Do vậy, các thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm chăm sóc cho các em lớn khôn về mặt thể chất và trí tuệ, đồng thời có trách nhiệm dạy bảo các em những điều tốt đẹp, đạo nghĩa, giáo dục các em biết quan tâm, chăm sóc cuộc sống của những người khác trong gia đình và cộng đồng.
Song song đó, nhà nước và xã hội có nhiệm vụ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo sự tôn trọng của trẻ em. Việt Nam đã xây dựng một bộ máy các cơ quan nhà nước để đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em. Quốc hội với tư cách là cơ quan lập pháp ban hành luật nhằm xây dựng một khung pháp lý, khởi động cho cơ chế thực hiện quyền trẻ em, đồng thời giám sát toàn bộ quá trình thực hiện chủ trương, chính sách và pháp luật liên quan đến trẻ em. Chính phủ và các bộ ngành có trách nhiệm thực thi các quy định của pháp luật về quyền trẻ em cũng như các chính sách liên quan đến quyền trẻ em. Trước đây, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em là cơ