CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.3. Đánh giá thực trạng qui định và thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay
3.3.1. Những kết quả đạt được trong việc qui định và thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
3.3.1.1. Về hệ thống pháp luật qui định các quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay
Ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, Quốc hội Việt Nam đã ban hành luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 1991 (được sửa đổi và bổ sung năm 2004) luật này đã thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về các vấn đề liên quan đến trẻ em, đồng thời chuyển hóa các qui định của Công ước vào lĩnh vực pháp luật Việt Nam. Có thể nói, đạo luật này đã qui định quyền của trẻ em gắn với bổn phận của trẻ em là sự phát triển độc đáo giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam trong việc thực hiện Công ước về Quyền trẻ em. Đây là
sự sáng tạo trong việc cụ thể hóa các điều ước quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Việc gắn quyền với bổn phận của trẻ em là phù hợp với văn hóa Việt Nam, một mặt mang tính giáo dục các em biết trách nhiệm của mình với gia đình, xã hội và chính bản thân mình. Mặt khác, việc tiếp cận quan hệ giữa quyền và bổn phận khiến xã hội dễ chấp nhận vì nền văn hóa của Việt Nam vẫn công nhận rằng ngoài việc trẻ em có quyền thì chúng cũng cần phải giáo dục, rèn luyện và phát huy tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.
Cùng với sự ra đời của luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Việt Nam đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật khác nhau như: Bộ luật Dân sự, bộ Luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Giáo dục, Luật Người khuyết tật, Luật Phòng, Chống HIV/AIDS, Luật Chăm sóc sức khỏe nhân dân… cùng với đó là các văn bản dưới luật để qui định và điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền của trẻ em. Các văn bản này đã tạo nên một hệ thống pháp luật về trẻ em tương đối đầy đủ, gồm các văn bản chuyên ngành, không chuyên ngành, các văn bản luật và văn bản dưới luật góp phần quan trọng và thành tựu thực hiện quyền trẻ em. Hệ thống các văn bản liên quan đến quyền trẻ em tập trung vào các nguyên tắc bảo đảm quyền và phúc lợi của trẻ em với quan điểm ưu tiên, bình đẳng và không phân biệt đối xử, đề cao các quyền của trẻ em.
Bên cạnh hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, Nhà nước ta còn qui định nhiều chương trình, chiến lược hành động quốc gia về bảo vệ quyền trẻ em như:
Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Chăm sóc trẻ em có HCĐB dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010”; Quyết định số 1555/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020.
Tóm lại, có thể nói pháp luật Việt Nam ghi nhận khá toàn diện về các quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB, tạo ra một hành lang pháp lý bao phủ tất cả các lĩnh vực liên quan đến việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ em có HCĐB.
3.3.1.2. Việc thực hiện các qui định của pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, về hệ thống các thiết chế bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB, bên cạnh pháp luật, một hệ thống các thiết chế được hình thành để huy động các lực lượng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân vào việc thực hiện và bảo vệ quyền của các em. Việc hình thành hệ thống các thiết chế
đã tạo cơ hội tăng cường sự phối hợp, thúc đẩy công tác liên ngành và giữa các địa phương trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em có HCĐB.
Thứ hai, về thực hiện các quyền trẻ em có HCĐB
Đối với quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em và trẻ em có HCĐB, việc đăng ký khai sinh cho các em từ nhiều năm nay đã được Ủy ban nhân dân cấp cơ sở tiến hành thực hiện một cách đầy đủ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc bảo đảm quyền của các em, các cơ quan, tổ chức có nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm thay đổi nhận thức xã hội về quyền và lợi ích của trẻ em có HCĐB khi đăng ký khai sinh. Cán bộ phụ trách công tác trẻ em ở các cấp chính quyền, các cơ sở bảo trợ xã hội, các trung tâm, mái ấm, nhà mở hay các cơ sở chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em đã phối hợp chặt chẽ với cán bộ tư pháp hộ tịch để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ em có HCĐB trước khi các em được cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí như đối với trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV bị bỏ rơi ở các cơ sở y tế, nhà chùa đã được các cơ sở đó cử người đến chính quyền địa phương nơi cơ sở có trụ sở làm thủ tục đăng ký khai sinh cho các em và mốc để tính ngày sinh của các em thường là ngày mà các em bị bỏ rơi ở tại cơ sở hoặc ngày 1/1 của năm các em bị bỏ rơi.
Đối với quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em có HCĐB, trong những năm gần đây, Việt Nam đã cam kết thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ do Liên Hợp Quốc đề xướng và Việt Nam đang trên đà đạt mục tiêu Thiên niên kỷ 4, (MDG4) giảm 2/3 tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi trong thời kỳ 1990-2015.
Việt Nam đã có nhiều điều luật, chính sách, chiến lược và kế hoạch liên quan đến sức khỏe và sự sống còn của trẻ em.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật trong việc giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ em có HCĐB. Theo báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2008, tỉ lệ trẻ em tử vong ở trẻ em, trong đó có trẻ em có HCĐB dưới 5 tuổi giảm từ 53 trẻ xuống còn 17 trẻ trong 1000 trẻ sinh ra và còn sống trong khoảng thời gian từ năm 2008-2013. Trong cùng thời kỳ, tỷ lệ tử vong của trẻ em trong đó có trẻ em có HCĐB dưới 1 tuổi giảm từ 38 xuống 15 trẻ trong 1000 trẻ sinh ra và còn sống.
Nâng cao chất lượng chăm sóc bà mẹ và trẻ em: Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Tỷ lệ tử vong bà mẹ đã giảm đáng kể và gần 88% phụ nữ có thai được cán bộ y tế có chuyên môn đỡ đẻ.
Máy móc thiết bị phục vụ trong việc khám và chữa bệnh cho phụ nữ có thai và trẻ em đã được nhà nước chú trọng đầu tư. Phần lớn trẻ em và trẻ em có HCĐB có triệu chứng viêm phổi đã được chữa trị, các bệnh viêm màng não mủ, viêm não nhật bản,
lao, viêm gan B, bại liệt, bạch hầu, ho gà, sởi, quai bị, Rubella, viêm mũi họng, nhiễm trùng huyết do Hib… đã có vacxin phòng ngừa. Tiêm chủng trẻ em và trẻ em có HCĐB được duy trì và đạt tỷ lệ cao, đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2002, loại trừ uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh năm 2005, giảm được 95% các ca bệnh sởi tính từ năm 2000. Các chiến lược có hiệu quả đáng kể trong việc giảm quáng gà và chậm phát triển trí tuệ do thiếu vi chất đã được thực hiện trên toàn quốc. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ trong việc tự cung cấp và sản xuất muối bù nước (ORT) và vacxin chống ho gà, bạch hầu, uốn ván…
Bộ Y tế đã đề ra các bước cơ bản sẽ đưa vào thực hiện, bao gồm: tăng cường sự hợp tác giữa các bên lên quan, vận động thêm nguồn lực cho công tác y tế, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe trẻ em; Đào tạo và tuyển dụng một số lượng thích hợp các cán bộ y tế có chuyên môn đến làm việc ở những vùng sâu, vùng xa, miền núi và cao nguyên; Nâng cao công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em.
Đối với quyền được học tập của trẻ em có HCĐB, với quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu ở Việt Nam. Thời gian qua hệ thống giáo dục đã được mở rộng đến khắp các xã, phường trong cả nước, từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập của các em và bảo đảm quyền cơ bản của trẻ em và trẻ em có HCĐB được đi học.
Có khoảng 97% trẻ em và trẻ em có HCĐB hiện đang được theo học ở cấp tiểu học.
Đây là một tỷ lệ cao so với thế giới và các nước trong khu vực. Trong những năm gần đây số trường và lớp học càng ngày càng tăng, hầu hết các xã, phường đều đã có trường học. Dưới đây là số liệu về số trường học, lớp học tính đến thời điểm ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Tổng cục Thống kê [62, tr.63] (đơn vị tính: nghìn)
Bảng 3.9: Số lượng trường học, lớp học trong phạm vi cả nước
Năm 2011-2012 2012-2013 2013-2014
Trường học
Mầm non 9.992 10.082 11.956
Tiểu học 14.287 14.986 15.407
Trung học cơ sở 9.876 9.964 10.791
Trung học phổ thông 3.865 4.193 4.796
Lớp học
Mầm non 125.687.243 129.745.326 132.286.124
Tiểu học 109.425.152 112.457.863 118.349.167
Trung học cơ sở 897.117 935.768 985.280
Trung học phổ thông 599.689 628.705 688.802
Chính phủ Việt Nam đã cam kết bảo đảm cho tất cả trẻ em và các em ở lứa tuổi vị thành niên đều có cơ hội học hành và phát triển đầy đủ tiềm năng của mình.
Chiến lược phát triển giáo dục năm 2010-2020, chính phủ phấn đấu đề ra các chính sách và biện pháp nhằm duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở, điều đó đã khẳng định những định hướng đúng đắn của chiến lược. Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội. Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện, đặc biệt tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em người dân tộc, con em các gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV. Việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng và các chính sách hỗ trợ khác đã tạo điều kiện cho đại bộ phận con em các gia đình nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, … được hưởng, trước hết ở các cấp học phổ cập. Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có tiến bộ rõ rệt trong chương trình giáo dục, chế độ chính sách đối với giáo viên.
3.3.2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân của việc qui định và thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển trên thế giới, những thay đổi về kinh tế xã hội của Việt Nam không mang lại lợi ích như nhau cho tất cả trẻ em, nhất là đối với trẻ em có HCĐB. Chính phủ đã hoặc đang xây dựng các chính sách, chương trình trong tất cả các lĩnh vực. Song nhiều chính sách, chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu cụ thể của trẻ em hoặc chưa mang lại những kết quả tốt nhất có thể cho tất cả trẻ em, việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em vẫn còn hạn chế. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân mang tính chủ quan và cũng có những nguyên nhân mang tính khách quan ảnh hưởng đến việc bảo đảm các quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB. Cụ thể:
- Hệ thống pháp luật qui định về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB khá toàn diện nhưng còn tản mạn, phân tán, nhiều qui định còn mang tính nguyên tắc hay định hướng chung, thiếu cụ thể, dẫn đến việc trên thực tế giải quyết các vấn đề về quyền trẻ em thiếu cơ sở pháp lý, hơn nữa, chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ em có HCĐB còn thiếu và yếu hoặc chưa đồng bộ, chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB chưa đủ mạnh. Một số nhóm đối tượng trẻ em có HCĐB chưa được đưa
vào Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (như trẻ em bị lạm dụng, bạo lực;
trẻ em bị tai nạn thương tích; trẻ em bị ảnh hưởng từ các vụ ly hôn, con nuôi; trẻ em di cư, bị buôn bán; trẻ em sống trong các hộ gia đình nghèo…). Đồng thời các cơ quan chức năng thực hiện pháp luật cũng chưa thật tốt và đầy đủ, chưa có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để thực hiện theo pháp luật. Hoặc thậm chí, có những vi phạm về quyền của trẻ em xảy ra trong cộng đồng, đã có những chỉ dẫn về mặt pháp lý trong việc giải quyết và xử lý hành vi vi phạm của các em nhưng cơ chế giám sát, xử lý còn thiếu đồng bộ và yếu.
- Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các nội dung của pháp luật về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB tới người dân, gia đình nói riêng và cộng đồng chưa hiệu quả. Cho nên việc nhận thức của cộng đồng về quyền và ý nghĩa của việc bảo đảm quyền trẻ em, trẻ em có HCĐB chưa được nâng cao. Coi việc giáo dục, chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong gia đình, vì thế nạn bạo hành gia đình đối với con trẻ không mấy ai lên tiếng, việc bảo vệ trẻ em bị coi nhẹ. Còn đối với gia đình, tình trạng buông lỏng giáo dục từ trong đời sống gia đình, do nhận thức của nhiều bậc cha mẹ còn yếu kém như cha mẹ mải mê với công việc không quan tâm đến con hoặc do phong tục tập quán hoặc cha mẹ ly hôn, tù tội… mà xem nhẹ việc chăm sóc, giáo dục con em mình, chẳng hạn, cha mẹ cho rằng trẻ không cần học mà có thể theo cha, mẹ đi làm kinh tế hoặc ở nhà phụ giúp gia đình làm kinh tế. Đặc biệt kinh tế gia đình cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quyền của trẻ em như nhiều trẻ em có khả năng và ham muốn học nhưng không được đi học do gia đình nghèo không có tiền đóng học phí hay các khoản tiền khác mà nhà trường yêu cầu. Hay trẻ bị bệnh nhưng gia đình không có tiền để trả viện phí hoặc tiền thuốc trị bệnh cho trẻ. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường, đặc biệt là sự lan truyền của văn hóa phẩm độc hại, … làm tăng những nguy cơ xâm hại trẻ em, ảnh hưởng tới quá trình giáo dục trẻ em thành những công dân tốt. Nguồn lực đầu tư của nhà nước và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em có HCĐB còn hạn chế và chưa thích đáng.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em chưa được đào tạo cơ bản, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Bên cạnh đó, chúng ta thiếu sự đồng bộ trong chỉ đạo, chưa có sự phối hợp kịp thời có hệ thống giữa địa phương và trung ương, giữa các cơ quan chức năng với nhau, giữa các cơ quan chức năng với các
tổ chức xã hội, vì vậy, việc kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề vi phạm quyền trẻ em chưa phát huy hiệu quả. Các cấp chính quyền địa phương nào mà quan tâm đến việc thực hiện quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB thì công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được đẩy mạnh, nơi nào không quan tâm thì công tác này không được coi trọng.
- Hệ thống dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em có HCĐB chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của các em, thậm chí, Việt Nam chưa có hệ thống bảo vệ trẻ em, trẻ em có HCĐB một cách toàn diện cũng như chưa có các dịch vụ bảo vệ các em chuyên nghiệp. Vấn đề này gây cản trở những nỗ lực tiếp cận và chăm sóc cho những trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt.
- Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em có HCĐB chưa thực sự được chú trọng, cơ chế chính sách và các thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa thu hút được sự quan tâm, đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài hay tổ chức phi chính phủ tham gia mạng lưới bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB.
- Nền giáo dục còn nhiều hạn chế, như cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chương trình giáo dục nặng về kiến thức “nặng về dạy chữ hơn là dạy người”, đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục hòa nhập cho trẻ em có HCĐB. Giáo dục toàn diện vẫn chưa thể đến với tất cả trẻ em, còn nhiều trẻ em vùng núi, vùng nông thôn, trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV vì những khó khăn do điều kiện gia đình, bản thân các em mà không thể đi học. Tình trạng xuống cấp trong giáo dục ở học đường nhất là ý thức đạo đức, bổn phận của trẻ em trong nhà trường.Vẫn còn lớp học thiếu ánh sáng, những trường học thiếu sân chơi, vẫn còn những cơ sở tham gia giáo dục hòa nhập chưa bảo đảm chất lượng và cơ sở vật chất còn thiếu thốn….Trẻ em và trẻ em có HCĐB thiếu cả về thời gian vui chơi và chất lượng vui chơi.
- Tình trạng xâm hại, bạo lực đối với trẻ em trong gia đình, cộng đồng và Nhà trường ngày càng nghiêm trọng. Nhiều vụ cha mẹ hành hạ, đánh đập con trong thời gian dài và gây thương tích nặng, có trường hợp dẫn đến con tàn tật vĩnh viễn, thậm chí là tử vong. Nhiều thầy, cô giáo dùng hình phạt với học sinh không phù hợp trở thành hành vi bạo lực, khiến học sinh bị hoảng loạn tâm thần, bạo lực học đường giữa các băng nhóm học sinh diễn ra phổ biến và phức tạp trong các nhà trường. Việc phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em và trẻ em có HCĐB còn kém hiệu quả, theo các số liệu thống kê thì số vụ tai nạn thương