Cơ chế vận hành

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận môn động học và nhiệt động học (Trang 27 - 31)

Nguyên liệu đi vào thiết bị phản ứng bằng cữa vào và được khuấy trộn, ở đây xảy ra các quá trình hóa học và vật lí, sau thời gian lưu, sản phẩm sẽ được đi ra ngoài theo cửa thoát.

6) Đo đạc , kiểm tra.

Những yếu tố cần quan tâm và có thể đo dễ dàng là áp suất, nhiệt độ nồng độ đầu vào, lưu lượng vào và mức . Từ các thông số này và các phương trình chúng ta có thể tính toán ra nồng độ, một số yếu tố rất khó đo đạc.

Chúng ta sẽ sử dụng các cảm biến điện tử để đo các số liệu này một cách chính xác và nhanh.

7) Ưu điểm, nhược điểm.

Ưu điểm :

- Có khả năng cơ giới hóa và tự động hóa cao

- năng suất cao do không tốn thời gian nạp liệu và tháo sản phẩm - chất lượng sản phẩm ổn định do tính ổn định của quá trình Nhược điểm :

- Chi phí đầu tư cao, trước hết là do đòi hỏi phải trang bị các thiết bị tự động điều khiển để đảm bảo tính ổn định của quá trình

- Tính linh động thấp, ít có khả năng thực hiện các phản ứng khác nhau, tạo các sản phẩm khác nhau

Phạm vi ứng dụng : thiết bị phản ứng liên tục được sử dụng thích hợp cho các quá trình sản xuất với năng suất lớn, chất lượng sản phẩm đảm bảo

Trong phòng thí nghiệm :

Thực tế, trong công nghiệp :

8)Sửa chữa, bảo dưỡng :

Tùy theo kích thước thiết bị mà chũng ta có cách vệ sinh khác nhau. Với thiết bị lớn, ta có thể vào trong để vệ sinh thiết bị.

9) so sánh các loại thiết bị phản ứng:

-Để đạt được độ chuyển hóa như nhau thì thời gian lưu trong thiết bị đẩy lý tưởng nhỏ hơn trong thiết bị khuấy trộn liên tục.

-ngược lại, nếu hai thiết bị phản ứng có thể tích như nhau, thực hiên phản ứng với lưu lượng thể tích V như nhau thì ở thiết bị đẩy lý tưởng sẽ đạt độ chuyển hóa cao hơn ở thiết bị khuấy trộn liên tục. (có thể giải thích bằng đồ thị. Thể tích cảu thiết bị khuấy trộn liên tục là diện tích hình chữ nhât, còn thể tích của thiết bị đẩy lý tưởng là diện tích phần dưới đồ thị.)

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận môn động học và nhiệt động học (Trang 27 - 31)