VAI TRÒ CỦA CÂU TRẢ LỜI TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH HAI THÀNH PHẦN THÔNG TIN CỦA CÂU HỎI TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 53 - 56)

CẤU TRÚC THÔNG TIN CÂU HỎI TIẾNG VIỆT

2.1. VAI TRÒ CỦA CÂU TRẢ LỜI TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH HAI THÀNH PHẦN THÔNG TIN CỦA CÂU HỎI TIẾNG VIỆT

Hiển nhiên, HV hỏi được thực hiện bằng phát ngôn hỏi là một HV xã hội mang tính tương tác cao, nên không thể khảo sát câu hỏi trong thế độc lập với câu trả lời. Trước hết chúng tôi xin được phân biệt HV trả lời và HV đáp. HV đáp bao gồm cả HV trả lời, là một sự phản hồi đối với HV hỏi. Còn HV trả lời là HV đáp ứng yêu cầu TT của HV hỏi. Chỉ có hỏi – trả lời mới trở thành những vòng khâu bắt buộc bổ sung cho nhau để hoàn thiện quá trình nhận thức của con người, phản ánh quy tắc tổ chức và liên kết HT, những kiểu quan hệ ngữ nghĩa – ngữ dụng cơ bản của các hành động ngôn từ trong hoạt động giao tiếp, giúp giải quyết mâu thuẫn giữa cái chưa biết/ chưa xác định với cái đã biết/ đã xác định cũng như cái cần truyền đạt và cần tiếp nhận. Không phải câu hỏi là lý do xuất hiện của câu trả lời mà câu trả lời mới là lý do tồn tại của câu hỏi. Dựa trên một câu trả lời mong muốn, người hỏi xác lập mệnh đề hỏi; tập hợp các câu trả lời tương hợp có thể có sẽ làm nên nghĩa của một câu hỏi. Sự tương hợp giữa câu trả lời và câu hỏi được thể hiện ở bốn yếu tố sau: khung tình thái, nội dung mệnh đề, CTTT và đích ngữ dụng. Không có sự tương hợp, câu trả lời sẽ mang tính tiêu cực, mà xét về hiệu quả giao tiếp là không có giá trị, cuộc HT có nguy cơ dừng lại hoặc sẽ phải chuyển hướng. Bản thân câu trả lời sẽ xác định TT nào là TT XN ND, đâu là TĐ thông báo và cũng cho biết câu hỏi thuộc loại nào chính danh hay không chính danh. Thông thường, với một câu hỏi rõ TĐ, câu trả lời sẽ tập trung thể hiện TĐ thông báo đó trong câu, thậm chí có thể tỉnh lược hết các thành phần còn lại của câu để làm nổi bật TĐ; ngược lại, với một câu hỏi dò TĐ, thì câu trả lời chính là căn cứ để xác định TĐ của câu hỏi, xem người nghe xử lý các thành phần TT trong câu hỏi như thế nào, cái gì đối với họ là quan yếu. Vì đặc tính phải có câu trả lời tương hợp, trong trường hợp thực hiện đích ngữ dụng thu nhận TT, câu hỏi còn được sử dụng như một phương tiện để xác định TĐ thông báo trong câu trả lời.

2.1.1. Sự tương hợp về đích ngữ dụng

Thông thường, câu hỏi thực hiện đích ngữ dụng nào thì câu trả lời tương hợp phải hồi đáp vào đúng cái đích ngữ dụng đó: với câu hỏi chính danh, câu trả lời phải thực hiện yêu cầu hồi đáp TT; với câu hỏi phi chính danh, câu trả lời phải thực

hiện phản ứng đối với TT được gửi đến. Nói một cách ngược lại, câu trả lời chính là cơ sở để xác định đích ngữ dụng của câu mang hình thức hỏi, bởi vì câu trả lời là ngữ cảnh đơn giản nhất nhưng cũng chính xác nhất cho biết câu hỏi đang được nhận diện theo cách sử dụng nào. Điển hình là trường hợp một bề mặt ngôn ngữ thể hiện hai đích ngữ dụng khác nhau (như “Chị làm được à?”), ta chỉ có thể xác định được đích ngữ dụng khi căn cứ vào câu trả lời cụ thể (“Sao lại không?” hoặc “Ừ/

không”).

2.1.2. Sự tương hợp về khung tình thái

Bốn yếu tố trong khung tình thái hỏi đều yêu cầu đảm bảo trong câu trả lời, tức là thực hiện một câu trả lời đồng nghĩa với việc chấp nhận khung tình thái của câu hỏi. Khung tình thái câu trả lời tương hợp với khung tình thái câu hỏi trong trường hợp song thoại được thể hiện như sau:

Chủ thể hỏi – Đối thể nghe Đối thể hỏi – Chủ thể trả lời

Nội dung sự tình “hỏi” – Nội dung sự tình “trả lời

Tham tố nội dung hỏi – Tham tố nội dung trả lời.

Ví dụ:

(14) - Biển ở đâu ông nội?

- Biển ở đằng xa kia. [Bình Nguyên Lộc, “Rừng mắm”]

Chủ thể hỏi “cháu ” trong câu hỏi trở thành đối thể nghe trong câu trả lời, đối thể hỏi “ông nội” trong câu hỏi trở thành chủ thể trả lời trong câu trả lời, nội dung sự tình “hỏi” trong câu hỏi được thay bằng nội dung sự tình “trả lời” và tham tố nội dung hỏi “ở đâu” được thay bằng tham tố nội dung trả lời “ở đằng xa kia”.

2.1.3. Sự tương hợp về nội dung mệnh đề

Trong hoạt động hỏi và trả lời, cả người hỏi và người trả lời đều hướng đến một sự tình duy nhất của diễn ngôn, nếu mệnh đề hỏi xóa bỏ tính xác định của nội dung mệnh đề vốn được biểu đạt bằng câu trần thuật thì câu trả lời, ngược lại, phục hồi trạng xác định đó theo một kiểu có đánh dấu riêng. Cũng có thể nói rằng mọi câu trần thuật đều tiềm tàng trong nó một/ nhiều câu hỏi mà mỗi câu hỏi như thế là một cách đánh dấu TĐ TT. Người hỏi, khi đặt câu hỏi, đã ấn định luôn cho người

trả lời cái tọa độ giúp quy chiếu những đối tượng được biểu đạt trong cái cấu trúc tham tố - vị từ của sự tình. Phải chấp nhận hệ tọa độ quy chiếu đó, người trả lời mới có một câu trả lời tương hợp.

2.1.4. Sự tương hợp về TT TGĐ ND

Câu hỏi và câu trả lời phải đảm bảo sự thống nhất về TT TGĐ ND; nếu không sẽ xảy ra tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”. Với câu hỏi chính danh, TT mang tính chất nền này được thể hiện hiển ngôn trên câu và chiếm tỉ lệ khá lớn so với TT mới, chủ yếu được chỉ báo từ ngữ cảnh và ngôn cảnh. Với câu hỏi phi chính danh, TT cũ này nằm ở tầng bề mặt trở thành một trong hai cơ sở suy ý TT mới.

Khi một bề mặt ngôn ngữ có khả năng thực hiện hai đích ngữ dụng, nhân vật giao tiếp có cách xử lý TT TGĐ ND khác nhau: cái là mới của câu hỏi chính danh sẽ trở thành cái cũ trong câu hỏi phi chính danh.

2.1.5. Sự tương hợp về TT XN ND

Sự tương hợp về TT TGĐ ND là điều kiện đảm bảo sự tương hợp về TT XN ND. Từ câu trả lời tương hợp, ta có thể thấy rõ đâu là thành phần TT mới, đâu là thành phần TT cũ. Đối với câu hỏi chính danh, phần TT trùng nhau của cặp đôi này là TT cũ, phần TT chệch nhau là TT mới; với câu hỏi phi chính danh, phần TT không được phản hồi là TT cũ, phần TT được phản hồi là TT mới.

Ví dụ: Câu hỏi chính danh

Bảng 2.1a. Sự tương hợp CTTT giữa câu hỏi và câu trả lời 1. - Anh có mệt không?

- Tôi mệt/ không mệt.

TT TGĐ ND TT XN ND

2. - Ai mới gọi điện vậy?

- Anh Bình mới gọi điện.

TT XN ND TT TGĐ ND

Ví dụ: Câu hỏi phi chính danh

Bảng 2.1b. Sự tương hợp CTTT giữa câu hỏi và câu trả lời 1. - Anh đi câu cá không? (rủ rê)

- Tôi đi/ không đi được. (đồng ý/ không đồng ý) TT TGĐ ND bề mặt TT XN ND bề mặt (cơ sở suy ý TT chiều sâu)

2. - Chị mà làm được (à)? (phủ định) - Chứ ai làm được? (khẳng định) TT XN ND bề mặt TT TGĐ ND bề mặt

Một phần của tài liệu Câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)