CẤU TRÚC THÔNG TIN CÂU HỎI TIẾNG VIỆT
2.4. MỐI QUAN HỆ CẤU TRÚC THÔNG TIN CỦA CÂU HỎI CHÍNH DANH VÀ CÂU HỎI PHI CHÍNH DANH TIẾNG VIỆT
2.4.1. Trước hết, chúng tôi muốn chỉ ra những khác biệt về đặc điểm CTTT giữa câu hỏi chính danh và câu hỏi phi chính danh vì chính những khác biệt này sẽ giúp chúng phân biệt nhau ở cách sử dụng.
2.4.1.1 Mối quan hệ giữa yếu tố nghi vấn và TĐ TT
Trong câu hỏi chính danh, TĐ NV được biểu đạt bằng các yếu tố nghi vấn là TĐ thật sự của câu và sẽ trở thành TĐ thông báo trong câu trả lời tương ứng. Trong câu hỏi phi chính danh, TĐ NV được biểu đạt bằng các yếu tố nghi vấn không phải là TĐ thật sự của câu mà chỉ có giá trị TT nền, làm cơ sở cho sự suy ý TĐ TT thật sự. Bởi vì, với câu hỏi phi chính danh, cái cũ trên bề mặt có thể là cái mới ở chiều sâu và ngược lại, cái mới của bề mặt lại là cái cũ của chiều sâu. Chính sự không thống nhất này sẽ tạo nên các tình huống có vấn đề và làm nảy sinh hàm ý.
2.4.1.2. Tính quan yếu của TT bề mặt
Câu hỏi chính danh chỉ có TT bề mặt và TT này là quan yếu. Câu hỏi phi chính danh cũng có TT bề mặt nhưng TT này không quan yếu. Hiện thực được phản ánh trong diễn ngôn có thể không có giá trị cả với người nói và người nghe, thậm chí là những điều cấm kỵ và vô lý. Song người nói vẫn cứ nói và người nghe vẫn cứ hiểu được ý định của người nói là vì cả hai đều đang xử lý TT chiều sâu. Có một vài dẫn tố giúp họ làm được điều đó, có khi là thói quen được hình thành từ bé, có khi là việc suy ra từ ngữ cảnh về mối liên quan giữa điều được nói và điều nên làm, …
Chưa kể đến trường hợp Sp2 có thể biến TT chính cấp thành TT thứ cấp, tức quan trọng với Sp1 nhưng không quan trọng với Sp2, và dĩ nhiên với Sp2 cái quan
trọng là cái khác. Điều này cũng có thể làm cho một câu hỏi vốn được dùng để hỏi trở thành câu hỏi không dùng để hỏi:
(128) - Bò của tao đâu? mày đã làm gì để mất bò của tao hỡi cái thằng kia?
- Tôi về lấy súng bắt hổ. Con hổ này to lắm. Được bộ da hổ thì có thể mua mấy con bò. [Tô Hoài, “Vợ chồng A Phủ”]
2.4.1.3. Vai trò của TT cơ sở
Câu hỏi chính danh không cần đến TT cơ sở vì TT cần xử lý đã được diễn đạt hiển ngôn trên câu. Câu hỏi phi chính danh, trái lại, buộc phải có TT cơ sở và TT cơ sở là một trong hai bộ phận hình thành nên TT TGĐ ND. Bất cứ một sự chệch chuẩn nào của hiện thực được phản ánh trong diễn ngôn cũng gây ra cho người nghe một sự nghi ngờ, thắc mắc, chất vấn và đánh giá. Thái độ ngạc nhiên, thắc mắc, nghi ngờ, đánh giá của Sp1 sẽ giúp Sp2 nhận ra giá trị khác hỏi của câu hỏi.
2.4.2. Sau đây chúng tôi xin nói về mối quan hệ của CTTT câu hỏi chính danh và câu hỏi phi chính danh. CTTT của câu hỏi chính danh là một bộ phận trong CTTT của câu hỏi phi chính danh (TT bề mặt) và bộ phận đó phải có một số chuyển đổi tạo nên chỉ tố giúp phân biệt CTTT câu hỏi chính danh và CTTT bề mặt của câu hỏi phi chính danh. Có thể hình dung mối quan hệ này qua bảng phân tích sau đây:
Bảng 2.10. Mối quan hệ CTTT giữa câu hỏi chính danh và câu hỏi phi chính danh Ví dụ Câu hỏi chính danh Câu hỏi phi chính danh
TT tgđ ngữ dụng
TT XNND TT TGĐND TTXNND
(TT chiều sâu) TĐ NV TTĐ
NV
TT bề mặt TT cơ sở
TT TGĐND
TT XNND
TĐNV TTĐNV
1. Ai vậy (ta)?
_ TĐ TT mới “ai”
_ _ TĐ hiển
nhiên
“ai”
_ Hiện
thực ngoài diễn ngôn
Ngạc nhiên, khen ngợi, …
2. Anh có mệt (rảnh) không?
“anh” TĐ TT pha tạp
“có/
không”
“mệt” “anh” TĐTTPT
“có/
không”
TT thứ yếu
“rảnh”
Đặc tính tư duy liên tưởng
Yêu cầu, đề nghị,
…
3.Chị (mà) làm được à?
“làm được”
TĐTT PT “à”
“chị” “làm được”
TĐTTPT
“à”
TT tương phản
“chị”
Hiện thực ngoài diễn ngôn
Phủ định phản bác,
…
4. Chị nói gì (mà Kỳ) vậy?
“chị nói”
TĐ TTM
“gì”
_ “chị
nói”
“mà kỳ”
TĐTP
“gì”
_ Hiện
thực ngoài diên ngôn
Phủ định phản bác, phê phán, đánh giá,
… 5. Làm
sao để (mà) vô đó được
“vô đó”
TĐTTM
“làm sao”
_ “vô đó” TĐ TP
“làm sao”
_ Hiện
thực ngoài diễn ngôn
Phủ định phản bác,
…
Những chuyển đổi tạo nên sự thay đổi về chất của CTTT câu hỏi chính danh mà từ đó CTTT mới trở thành TT bề mặt của câu hỏi phi chính danh có thể kể ra như sau:
2.4.2.1. Chuyển đổi phẩm chất TĐ TT
TĐ trong câu hỏi chính danh, vốn được biểu đạt bằng yếu tố nghi vấn, thông thường thể hiện cái chưa biết hoặc chưa xác định mà xét về phẩm chất TT là một TĐ TTM, TĐ TTTP hoặc TĐ TTPT, khi chuyển sang câu hỏi phi chính danh, sẽ trở thành TĐ mang tính hiển nhiên, thứ yếu hoặc tương phản.
TĐ TTM chuyển thành TĐ hiển nhiên hay thứ yếu
Cái chưa biết, chưa xác định trở thành cái đã biết, đã xác định hoặc cái chính yếu trên bề mặt trở thành cái thứ yếu của TT chiều sâu.
Bảng 2.11a. TĐ TTM chuyển thành TĐ mang tính hiển nhiên hoặc thứ yếu Câu hỏi chính danh Câu hỏi phi chính danh