Các dạng hư hỏng của thịt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình bảo quản nguyên liệu thịt lợn tươi bằng phương pháp khí quyển điều biến (Trang 20 - 23)

2.2. Nguyên liệu thịt lợn

2.2.3. Các dạng hư hỏng của thịt

2.2.3.1. Sự thối rữa thịt

Phân hủy thối rữa là sự biến đổi phức tạp đặc trưng nhất xảy ra trong thịt. Trong đó sự phân hủy protein đóng vai trò quan trọng trong sự phân hủy thối rữa do hoạt động của các vi sinh vật trên bề mặt thịt gây ra và được chia làm 3 giai đoạn:

- Quá trình thủy phân protein dưới tác dụng của enzyme protease do vi sinh vật tiết ra tạo thành axit amin.

- Quá trình khử axit amin thành amoniac, axit (acetic, propyonic, butyric), rượu, H2S,...

- Các chất hữu cơ được tạo thành do sự phân hủy sơ bộ axit amin lại tiếp tục chuyển hóa. Tùy theo loại vi sinh vật và điều kiện môi trường mà các hợp chất đó có thể bị oxy hóa hoàn toàn tạo ra các hợp chất vô cơ như: CO2, H2O, NH3, H2S. Trong điều kiện kỵ khí sẽ cho ra các axit hữu cơ , rượu, amin, trong đó có nhiều chất độc và mùi hôi thối.

Quá trình thối rữa càng sâu thì vi khuẩn yếm khí càng nhiều. Khi đó mô thịt có màu xám hoặc xám xanh, mềm nhũn, mất tính đàn hồi cuối cùng nát vữa, pH cũng chuyển từ môi trường axit yếu sang kiềm do NH3 và các bazơ hữu cơ được hình thành. Các chất khí có mùi khó chịu cũng thoát ra và tăng lên dần. Protein và lipid dần dần được phân giải hết.

Các vi khuẩn hiếu khí hoạt động mạnh như là: Bacterium vulgaris, Bacterium Paecalis..., vi khuẩn yếm khí: Bacillus spectogennes, Bacillus Putripicus, Bacillus Putripiciens,...

Các dấu hiệu phân hủy thối rữa ở các mô khác nhau xuất hiện vào các thời kỳ khác nhau. Sự phân hủy kỵ khí thường bắt đầu trong lớp mô dày gần xương và khớp, kèm theo sự tạo khí. Chất khí tích tụ trong không gian bắp cơ, phá hủy các gian tầng mô liên kết, thịt trở nên xốp, màu từ đỏ sang xanh hoặc xám. Sự phân hủy thối rữa kỵ khí xảy ra đồng thời trong toàn bộ chiều dày của thịt và lan rộng rất nhanh. Quá trình này xảy ra khi giết mổ cưỡng ép hoặc thời gian mổ lấy ruột ra quá lâu. Sự phân hủy ở bề mặt là nhiễm khuẩn sau khi giết mổ và chủ yếu là vi sinh vật hiếu khí phát triển. Dần dần các quá trình phân hủy lan vào các lớp sâu hơn.[8]

2.2.3.2. Sự hóa nhầy bề mặt

Đây là dạng hư hỏng thường gặp ở thịt bảo quản lạnh, nhất là độ ẩm của không khí cao (trên 90%). Sự hóa nhầy gây ra bởi các giống trực khuẩn chịu lạnh, hiếu khí, không nha bào thuộc giống achromobacter pseudomonas. Sự nhầy hóa thể hiện bằng sự hình thành những vệt vi khuẩn liên tục. Khi đó, số vi khuẩn trên bề mặt thịt lên đến hàng chục, hàng trăm triệu tế bào trên 1cm2. Nhiệt độ tối ưu cho sự hóa nhầy là 2 - 10oC, ẩm độ thấp thì thịt sẽ chóng mất nước. Vì vậy nhiệt độ bảo quản thích hợp là 0 - 2oC, độ ẩm tương đối của không khí là 85 - 90%.[8]

2.2.3.3. Sự lên men chua

Hiện tượng này thường gặp ở thịt không được làm sạch hết máu khi giết mổ và trong nhiều trường hợp không làm lạnh. Vi khuẩn gây ra các quá trình này thường là trực khuẩn yếm khí Bac.putripaciens. Sự lên men chua biểu thị bằng sự xuất hiện mùi chua khó chịu, thịt bị xám và mềm nhũn.

2.2.3.4. Sự mốc thịt

Sự mốc thịt gây ra do sự phát triển của các loài nấm mốc trên bề mặt thịt. Quá trình mốc thường bắt đầu bằng sự xuất hiện trên bề mặt thịt những vết chấm hoặc những mảng tơ có màu trắng, về sau những vết đó lây lan dần và có màu đậm hơn.

Nấm mốc thuộc lại Mucoreadae tạo thành những vệt trắng xám, Clasosporium Herbarium tạo thành những vệt đen. Nấm Penicillinium tạo thành vết xanh. Nhiều nấm mốc phát triển ngay cả ở nhiệt độ - 8oC. Nấm mốc phát triển trên bề mặt thịt không làm cho thịt bị biến đổi sâu sắc tức thời nhưng nó chuẩn bị cho các vi khuẩn thối rữa hoạt động sau này.[8]

2.2.3.5. Sự biến màu của thịt

Màu sắc của thịt phụ thuộc vào lượng và dạng của myoglobin, một chất màu với nhiều dạng tồn tại khác nhau. Myoglobin có liên quan với việc lưu trữ và vận chuyển oxy trong mô cơ. Nồng độ myoglobin thay đổi giữa các loài và giữa các loại cơ bắp.[13]

Bảng 2.8. Hàm lượng myoglobin trong một số loại thịt theo loài và theo tuổi

Loại Lượng

myoglobin (mg/g)

Màu Loại Lượng

myoglobin (mg/g)

Thịt heo 2 Đỏ hồng đào Thịt bê 2

Thịt cừu 6 Đỏ nhạt Thịt bê (non) 4

Thịt bò 8 Đỏ anh đào Thịt bò (non) 8

Thịt bò (già) 18 Khi oxy được đưa vào hoặc khi thịt được tiếp xúc với không khí, myoglobin bị oxy hóa trở thành oxymyoglobin có màu đỏ hồng đào, màu mà người tiêu dùng mong đợi khi mua sản phẩm. Nếu oxy bị khử, oxymyoglobin phục hồi màu myoglobin sẫm trở lại. Trong một khoảng thời gian và dưới tác động của không khí có thể thay đổi từ vài giờ đến vài ngày, oxymyoglobin tiếp tục bị oxy hóa mạnh hơn tạo thành metmyoglobin. Đây là sắc tố chịu tránh nhiệm về sự biến màu nâu của sản phẩm đồng nghĩa với thịt phi thương phẩm. Myoglobin và oxymyoglobin là những protein chứa heme trong đó có mặt Fe2+, trong khi đó metmyoglobin chứa Fe3+.[13]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình bảo quản nguyên liệu thịt lợn tươi bằng phương pháp khí quyển điều biến (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)