Khai tha ́ c hiê ̣u quả tiềm năng của c ộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động ngoại giao văn hóa

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo hoạt động ngoại giao văn hóa của việt nam với liên minh châu âu ( EU) từ năm 2000 đến năm 2014 (Trang 84 - 88)

Chương 3: MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu

3.2.4 Khai tha ́ c hiê ̣u quả tiềm năng của c ộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động ngoại giao văn hóa

Ngoại giao văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng này, Việt Nam phải chú trọng, tăng cường “khai thông” nhận thức, tư tưởng cho toàn xã hội về vai trò to lớn của ngoại giao văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa. Hoạt động. Ngoại giao văn hóa không thể chỉ một người hay một nhóm người mà có thể phát huy có hiệu quả được.

Cộng đồng người Việt Nam được xã hội sở tại nhìn nhận như là một hình ảnh thu nhỏ, một tấm gương phản chiếu hình ảnh Việt Nam. Người dân,

nhà kinh doanh, người du lịch hay chính khách sở tại có ấn tượng , hình thành quan niệm hoặc định kiến , mặc cảm đầu tiên về Việt Nam thường thông qua hình ảnh thu nhỏ này của Việt Nam . Những di sản văn hóa là vô giá nhưng cũng chỉ chứng minh được nền tảng văn hóa của đất nước đó. Còn muốn thấy được chân dung văn hóa hiện tại của đất nước đó thì chỉ có đời sống hiện tại mới có đủ yếu tố để chứng minh. Có những dân tộc trên thế giới có một nền tảng văn hóa kỳ vĩ nhưng đời sống hiện tại của họ đang làm lu mờ và tàn phá nền văn hóa đó.

Cộng đồng người Việt Nam ở châu Âu lại là những người đã sống ngắn hạn và dài hạn ở châu Âu, ít nhiều có sự gắn bó, am hiểu về đặc tích của từng đất nước, lại có hiểu biết về văn hóa Việt. Họ chính là những sứ giả văn hóa, là cầu nối có ý nghĩa giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước EU.

Đảng và Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục cung cấp thông tin văn hóa đầy đủ, kịp thời, đáp ứng các nhu cầu đời sống tinh thần của người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có viê ̣c tổ chức các đoàn văn nghê ̣ đi biểu diễn phu ̣c vụ cộng đồng.

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục và vận động nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức , cá nhân cán bộ chuyên trách hoặc liên quan đến việc giới thiê ̣u, quảng bá hình ảnh đất nước thông qua cô ̣ng đồng người Việt Nam ở nước ngoài . Tiếp tục sửa đổi , bổ sung, hoàn thiện các quy định luật pháp, chế độ, chính sách; đồng thời cần giám sát viê ̣c thực thi pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khuyến khích kịp thời người Viê ̣t Nam ở

nước ngoài đóng góp vào sự nghiệp quảng bá hình ảnh đất nước.

Chú trọng củng cố , tổ chức các hội đoàn NVNONN. Động viên, khuyến khích và hướng dẫn các hội, đoàn xác định quảng bá hình ảnh Việt Nam là nhiệm vụ lớn, thường xuyên và quan trọng của tổ chức, gắn với nhiệm vụ giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, duy trì, truyền bá tiếng Việt và với các hoạt động cộng đồng khác.

Tiểu kết chương 3

Đảng sớm nhận thức được vai trò của ngoại giao văn hóa, coi ngoại giao văn hóa là một trong ba trụ cột của nền ngoại giao hiện đại. Ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao kinh tế, ngoại giao chính trị tạo thành “kiềng ba chân” của ngoại giao hiện đại. Không thể tách rời ngoại giao chính trị , ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa trong việc tạo dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam.

Thực hiện chủ trương, đường lối đề ra của Đảng và Nhà nước, các cơ sở pháp lý phục vụ cho hoạt động ngoại giao văn hóa dần được kiện toàn và phát triển. Trong hoạt động ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam và EU, Việt Nam luôn chú ý tôn trọng khác biệt giữa hai nền văn hóa, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa việc tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa từ các nước EU.

Sau một quá trình thực hiện của toàn Đảng, toàn dân, hoạt động ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam – EU đã đạt được nhiều kết quả bước đầu đáng khích lệ. Qua đó tạo môi trường quốc tế thuận lợi, đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế xã hội và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngoại giao văn hóa Việt Nam – EU vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này bắt nguồn từ lý do khách quan lẫn chủ quan: về sự lãnh đạo của Đảng cũng như tiềm lực đất nước, ý thức con người.

Chính những hạn chế đó đang cản trở sự phát triển tiếp tục của ngoại giao văn hóa. So với một số nước trong khu vực, hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một quốc gia dân tộc có bề dày lịch sử hàng nghìn năm. Mức độ ảnh hưởng của vị thế, sức mạnh quốc gia Việt Nam đến với các nước chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

Trong hoạt động ngoại giao văn hóa hiện nay, Việt Nam có rất nhiều thuận lợi do hoàn cảnh bên trong và bên ngoài đem lại, tuy nhiên đồng thời cũng gặp rất nhiều thách thức.Khắc phục hạn chế, phát huy kết quả chính là biện pháp tốt nhất để tranh thủ những điều kiện thuận lợi, khắc phục thác thức đưa ngoại giao văn hóa Việt Nam – EU phát triển nên một tầm cao mới.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo hoạt động ngoại giao văn hóa của việt nam với liên minh châu âu ( EU) từ năm 2000 đến năm 2014 (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)